0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ

Một phần của tài liệu 201 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49 -51 )

Đề cập đến khả năng sử dụng thành thạo máy móc trang thiết bị vi tính vào công việc hàng ngày trong NHCTVN, về đội ngũ lao động hiện có có thể phân chia thành các loại sau:

Trình độ sử dụng máy vi tính Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ

Sử dụng thành thạo và có hiệu quả Từ Cao đẳng trở lên Anh văn từ trình độ B trở lên

Từ Cao đẳng trở lên Anh văn dưới trình độ B

Biết sử dụng máy vi tính nhưng

không hiệu quả Dưới trình độ Cao đẳng Anh văn từ trình độ B trở lên

Không biết sử dụng máy vi tính

(hay chỉ biết chơi GAME) Dưới trình độ Cao đẳng Anh văn dưới trình độ B

Bảng khảo sát sau đây cho thấy số liệu về đội ngũ lao động (nguồn lao động sống), trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ tại khu vực TPHCM như sau:

Bảng 6: Cơ cấu trình độ của CBCNV ở các chi nhánh NHCTVN tại TPHCM

đến ngày 31/12/2003

Học vấn Ngoại ngữ

Tổng số

Cao Đẳng trở lên Khác B trở lên Khác

1633 860 773 573 1060

Nguồn: Phòng Tổ chức – Đào tạo của Văn phòng đại diện NHCTVN tại TPHCM (Tham khảo số liệu cụ thể ở phụ lục thực trạng nguồn lao động sống)

Theo số liệu trên đây, tuy là 573 người có chứng chỉ, có bằng cấp nhưng trong thực tiễn thì không phải tất cả đều có thể sử dụng thành thạo máy vi tính.

Số liệu trên đây cho thấy:

• Số lượng CBCNV sử dụng thành thạo máy vi tính: 573 người, chiếm tỷ lệ 35,09%

• Số lượng CBCNV không biết sử dụng máy vi tính: 773 người, chiếm tỷ lệ 47,34%

• Số lượng CBCNV biết sử dụng máy vi tính nhưng không hiệu quả: khoảng 287 người, chiếm tỷ lệ 17,57%

Nếu so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng 80% số CBCNV biết sử dụng máy vi tính thì tỷ lệ này ở các chi nhánh NHCTVN tại TPHCM là 52,66%, đây là một tỷ lệ còn thấp. Như vậy, so với độ ngũ lao động hiện có, trình độ Cao đẳng chiếm gần 50%, ngoại ngữ có bằng B trở lên chỉ chiếm hơn 1/3, điều đó cho thấy theo yêu cầu chung của ngành ngân hàng thì đội ngũ lao động phải nâng cao trình độ hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển của ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, với chất lượng cũng như số lượng đội ngũ nguồn lao động hiện có thì việc sử dụng nguồn lao động quá khứ tất yếu dẫn đến nhiều hạn chế như không thể sử dụng hết công suất máy móc thiết bị, hệ thống máy vi tính. Thậm chí, nhiều thiết bị với công năng rất cao nhưng mới chỉ dừng lại ở những thao tác giản đơn, chẳng hạn chỉ sử dụng vi tính như là một công cụ đánh máy chữ hiện đại.

Còn nếu xét riêng về đội ngũ cán bộ quản lý, có nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết:

Bảng 7: Cơ cấu trình độ của các cán bộ từ trưởng phòng và phó trưởng phòng

trở lên tại NHCTVN tại TPHCM đến ngày 31/12/2003

Số lượng Cán bộ Học vấn từ Cao Đẳng trở lên Ngoại ngữ từ trình độ B trở lên 288 251 106

Qua các số liệu trên cho thấy:

• Số lượng cán bộ quản lý sử dụng thành thạo máy vi tính: 106 người, chiếm tỷ lệ 36,80%

• Số lượng cán bộ quản lý không biết sử dụng máy vi tính: 37 người, chiếm tỷ lệ 12,85%

• Số lượng cán bộ quản lý biết sử dụng máy vi tính nhưng không hiệu quả: khoảng 145 người, chiếm tỷ lệ 50,35%

Như vậy, tỷ lệ cán bộ quản lý biết sử dụng vi tính của khu vực này hiện nay vào khoảng 87,15% (vẫn thấp hơn so với trung bình của ngành là gần 95%). Mặc dù, đội ngũ cán bộ quản lý được trang bị máy tính 100%, nhưng số lượng cán bộ sử dụng thành thạo thì chỉ vào khoảng 36,8% và có tới 63,2% sử dụng không hiệu quả. Đây là một trong những vấn đề cần phải quan tâm, nhất là trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ngân hàng có trình độ cao mới đáp ứng được yên cầu của nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu 201 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 49 -51 )

×