Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 59)

Mục đích của việc phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá mức độ hoạt động của Công ty trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh. Từ đó tìm ra những nhân tố tác động và những nguyên nhân gây ra khó khăn hoặc tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động của Công ty và đề ra được hệ thống các biện pháp nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.

Bảng 5: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm ( 2004 – 2006) Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.439 18.027 18.657 588 3.37 630 3,49 Giá vốn hàng bán 11.768 12.165 11.823 397 3,37 (342) (2,81) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.671 5.862 6.834 191 3,36 972 16,58 Chi phí bán hàng 1.741 1.953 2.452 212 12,17 499 25,55 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.191 1.035 1.377 (156) (13,1) 342 33,04 Lợi nhuận hoạt

động kinh doanh

2.739 2.874 3.005 135 4,93 131 4,55 Doanh thu hoạt

động tài chính 12 11 16 (1) (8,33) 5 45,45 Chi phí tài chính 200 194 234 (6) (3) 40 20,62 - Trong đó: Lãi vay phải trả 200 194 234 (6) (3) 40 20,62

Lợi nhuận hoạt động tài chính (188) (183) (218) 5 (2,65) (35) 19,12 Thu nhập khác 90 436 635 346 384,44 199 45,64 Chi phí khác 5 262 318 257 5140 56 21,37 Lợi nhuận khác 85 174 317 89 104,70 143 82,18 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.636 2.865 3.104 229 8,68 239 8.34

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 738,08 802,2 869,12 64,12 8,68 66,92 8,34 LỢI NHUẬN SAU THUẾ 1.897,92 2.062,8 2.234,88 164,88 8,68 172,08 8,34

Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2005 so với năm 2004 tăng lên 229 triệu đồng ứng với số tương đối là 8,68% và năm 2006 so với năm 2005 tăng là 239 triệu đồng ứng với 8,34% cho thấy Công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những nhân tố này cụ thể như sau:

Tốc độ tăng khá cao của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác dẫn đến kết quả làm cho lợi nhuận trước thuế tăng. Điều này có nghĩa là tổng lợi nhuận tăng lên chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lợi nhuận, vì thế chúng ta cần phân tích sâu hơn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua 3 năm với tốc độ ngày càng cao hơn. Đây là dấu hiệu tốt trong hiện tại và tương lai, cụ thể năm 2005 tăng 588 triệu đồng ứng với 3,37% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này đã tăng lên 630 triệu đồng ứng với 3,49%. Do sản phẩm của công ty làm ra đạt chất lượng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, sản phẩm đa dạng, công ty làm ra các loại đá đáp ứng cho mọi nhu cầu xây dựng, giao hàng đúng hợp đồng, đúng hẹn, ngoài ra công ty còn áp dụng những chính sách khuyến mãi như khách hàng được hưởng chiết khấu khi mua với số lượng lớn, áp dụng chính sách này với khách hàng thân thiết, vì vậy công ty ngày càng có uy tín trên thị trường với thị phần lớn.

Giá vốn hàng bán của công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 397 triệu đồng, do giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến đã làm ảnh hưởng không ít đến giá vốn hàng bán nhưng bù lại tốc độ tăng của giá vốn hàng bán không đáng kể so với tốc độ tăng của doanh thu do đó chẳng những không gây bất lợi cho Công ty mà còn đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận so với năm 2004 tăng lên là 191 triệu đồng. Năm 2006 thì giá vốn hàng bán lại giảm xuống so với năm 2005 một lượng là 342 triệu đồng ứng với 2,81%. Chứng tỏ năm 2006 công ty đã kiểm soát được sự phát sinh của chi phí sử dụng, đã tránh được hao phí tổn thất trong quá trình sản xuất.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 năm qua đều tăng lên nhưng mức tăng của năm 2006/2005 nhanh hơn mức độ tăng lên của 2005/2004. Năm 2006 lợi nhuận gộp đã tăng lên 972 triệu đồng tương ứng với 16,58% so với

năm 2005 nguyên nhân của sự tăng lên này là do năm 2006 giá vốn hàng bán của công ty đã giảm xuống 342 triệu đồng ngược lại doanh thu bán hàng lại tăng lên 630 triệu đồng qua đây ta thấy được công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả công ty bán được nhiều hàng hóa hơn nhưng bên cạnh đó vẫn tiết kiệm được chi phí.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty những năm qua không đáng kể bên cạnh đó thì chi phí tài chính những năm qua tương đối lớn. Chi phí tài chính ở đây là chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng, chi phí hoạt động tài chính 3 năm qua đều cao nguyên nhân là do Công ty đã vay vốn của ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất, Công ty đã mở rộng khai thác những mỏ đá mới, những mỏ đá này ngày càng khó khai thác vì vậy cần nhiều vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công việc khai thác đá, bên cạnh đó công ty cũng đầu tư mua thêm phương tiện vận chuyển hàng hoá phục vụ Xây dựng cho các công trình, nên công ty đã tạm thời vay vốn của ngân hàng để chi trả cho những hoạt động đó của công ty.

Chi phí bán hàng nói chung qua 3 năm vẫn còn tăng cao, năm 2005 chi phí này đã tăng 212 triệu đồng tương ứng 12,17% so với năm 2004 và năm 2006 khoản mục này tăng lên 499 triệu đồng tương ứng 25,55% so với năm 2005 nguyên nhân là do công ty đã đầu tư nhiều vào lĩnh vực thăm dò thị trường, quảng cáo, khuyến mại.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 đã giảm so với năm 2004 là 156 triệu đồng, chứng tỏ công ty đã kiểm soát được phần nào chi phí này. Nhưng đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên 342 triệu đồng ứng với 33,04% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã tăng thêm tiền lương cho nhân viên quản lý ở bộ phận văn phòng, mua sắm thêm các máy móc thiết bị mới phục vụ cho công tác quản lý văn phòng như máy vi tính, máy in, máy photocopy, dụng cụ văn phòng,…Tuy chi phí này tăng cao trong năm 2006 nhưng do việc thay đổi các phương tiện mới hiện đại sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho công ty vì với các phương tiện hiện đại này sẽ giúp cho nhân viên văn phòng làm việc có hiệu quả hơn, giải quyết công việc được nhanh chóng hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy Công ty cũng cần có những biện pháp để tiết kiệm hai khoản chi phí này nếu không thì chẳng những lợi nhuận không cao mà thậm chí sẽ bị lỗ,

giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong trường hợp doanh thu tăng là kết quả rất khả quan, rất có lợi được mọi công ty mong đợi.

Ngoài lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, công ty còn thu được một khoản lợi nhuận khác do các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính mang lại, như thu từ thanh lý nhượng bán, những thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, không còn có năng suất hiệu quả cao, những phương tiện vận tải đã xuống cấp.

Công ty mới cổ phần hoá vào năm 2003 nên được nhà nước miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm 2004 - 2006 vì vậy lợi nhuận sau thuế của công ty bằng với lợi nhuận trước thuế, nhưng ở bảng Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh thì công ty vẫn hạch toán khoản mục này để theo dõi tình hình của công ty để biết được hiệu quả hoạt động thực tế mà công ty đạt được, để đưa ra định hướng phát triển cho tương lai.

Để thấy rõ sự biến động của lợi nhuận qua các năm ta hay theo dõi biểu đồ sau đây: Đvt: Triệu đồng 2636 2865 3104 2400 2500 2600 2700 2800 2900 3000 3100 3200 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

3.3.3. Phân tích các chỉ số tài chính

3.3.3.1. Phân tích khả năng thanh toán

a). Tỉ lệ thanh toán hiện hành:

Tỉ lệ thanh toán hiện hành được xem như là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty. Nó là mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, hay nó có thể cho biết một đồng tài sản nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản có ngắn hạn đứng sau nó.

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ LỆ THANH TOÁN HIỆN HÀNH

Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Tài sản có ngắn hạn 6.906 6.120 7.920 -786 -11,38 1.800 29,41 Nợ ngắn hạn 3.571 4.239 5.076 668 18,71 837 19,74 Tỉ lệ thanh toán hiện hành 1,93 1,44 1,56 - 0,49 -25,38 0,12 8,33

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ thanh toán hiện hành của công ty ít biến động trong 3 năm qua. Năm 2005 so với năm 2004 tỉ lệ thanh toán hiện hành giảm 0,48 lần ứng với số tương đối là 25,38%, năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này tăng lên 0,12 lần, có nghĩa là năm 2006 công ty có 1,56 đồng tài sản có ngắn hạn để trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Mặc dù tỉ lệ thanh toán hiện hành có sự biến động tăng giảm 3 năm qua nhưng đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nhưng chúng ta chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn nào về tình hình tài chính của công ty là thịnh vượng bởi vì trong chỉ tiêu tài sản có ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục như: Tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho,... trong đó 2 khoản mục chính ảnh hưởng lớn đến tài sản có ngắn hạn là khoản phải thu và hàng tồn kho. Tài sản có được đảm bảo khi biết chắc chắn các khoản phải thu của công ty thu hồi được, vì vậy

công ty phải tăng cường thu hồi nợ để tránh trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn, và công ty cũng phải bán những sản phẩm đã tồn kho để hạn chế rủi ro trong thanh toán ngắn hạn đối với công ty.

b). Tỉ lệ thanh toán nhanh:

Một tiêu chuẩn khác dùng để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đó là tỉ lệ thanh toán nhanh. Nó dùng để xem xét một công ty có khả năng thanh toán như thế nào mà không cần bán thống bán tháo hết hàng dự trữ. Vì hàng tồn kho dự trữ không phải là nguồn tiền mặt tức thời, không thể bán ngay vào thời điểm có nhu cầu nên cần đảm bảo là một đồng nợ phải có sẵn ít nhất một đồng tài sản có khả năng thanh toán nhanh. Nói cách khác tỉ lệ thanh toán nhanh được tính dựa trên tiền mặt, chứng khoán, khoản phải thu hiện hành hoặc là tài sản ngắn hạn sau khi đã trừ hàng tồn kho.

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ LỆ THANH TOÁN NHANH

Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % I TSCKNTT(1) 6.055 4.253 5.001 -1.802 -29,76 748 17,58 1. Tiền mặt 1.077 385 258 -692 -64,25 -127 -32,98 2. KPT (2) 4.978 3.868 4.743 -1.110 -22,3 875 22,62 II. NN Hạn (3) 3.571 4.239 5.076 668 18,71 837 19,74 Tỉ lệTTN(4) 1,69:1 1,00:1 0,98:1 -0,69 -40,82 -0,02 -2

( Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Chú thích: (1):Tài sản có khả năng thanh toán. (2): Khoản phải thu.

(3): Nợ ngắn hạn.

(4): Tỉ lệ thanh toán nhanh.

Theo số liệu tính toán trên ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm dần trong 3 năm qua, cụ thể là năm 2005 giảm 0,69 lần so với năm

2004 và năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,02 lần, tốc độ giảm của năm2006/2005 nhỏ hơn tốc độ giảm của năm 2005/2004.

Năm 2004 tỉ lệ thanh toán nhanh là 1,69 lần nghĩa là trong một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,69 đồng tài sản có khả năng thanh toán. Nhưng đến năm 2005 thì với một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi một đồng tài sản có khả năng thanh toán nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thanh toán nhanh giảm là do tổng tài sản có khả năng thanh toán năm 2005 giảm xuống 1.802 triệu đồng, nhưng nợ ngắn hạn lại tăng lên là 668 triệu đồng so với năm 2004, mặc dù có sự biến động đó nhưng tỉ lệ thanh toán nhanh vẫn còn thanh toán được hết khoản nợ ngắn hạn. Năm 2006 tỉ lệ thanh toán nhanh còn 0,98 lần chưa đủ khả năng thanh toán hết cho khoản nợ ngắn hạn do tổng tài sản có khả năng thanh toán và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn dẫn đến năm 2006 công ty không đủ khả năng thanh toán nhanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chủ trương chính sách để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho công ty - sự chậm trễ trong thanh toán của khách hàng là mối đe doạ đối với công ty.

3.3.3.2. Phân tích tình hình luân chuyển vốn.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt hay không còn được thể hiện qua tốc độ luân chuyển của tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển vốn cao thể hiện tình hình sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình hình luân chuyển vốn nhưng các chỉ tiêu cơ bản sau thường được các nhà phân tích sử dụng.

a). Phân tích hàng tồn kho:

Hàng tồn kho của nhà sản xuất bao gồm: nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm, một số sản phẩm dở dang đang nằm trong quá trình sản xuất và những thành phẩm đang chờ để chuyển cho khách hàng,... Ở đây hàng tồn kho của công ty bao gồm: các loại đá như đá làm đường, đá xây dựng, đá phiến, đá xẽ, đá cột, gạch ngói, xi măng, cát, sắt, thép, một số nguyên vật liệu khác,...

Bảng 8A: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % GVHB (1) 11.768 12.165 11.823 397 3,37 -342 -2,81 Tồn kho ĐK (2) 463 732 1.578 269 58,1 846 115,57 Tồn kho CK (3) 732 1.578 2.405 846 115,57 827 52,40 TKBQ (4) 597,5 1.155 1.991,5 557,5 93,30 836,5 72,42 VQHTK (5) 19,7 10,53 5,93 -9,17 - 46,54 - 4,6 - 43,68

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)

Chú thích: (1): Giá vốn hàng bán. (2): Đầu kỳ.

(3): Cuối kỳ.

(4): Tồn kho bình quân. (5): Vòng quay hàng tồn kho.

Chỉ tiêu này đánh giá công ty đã bán được bao nhiêu lần trong một năm, hàng tồn kho quay vòng càng nhiều thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao, doanh nghiệp có tình hình nhập xuất kho nhiều lần, hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng phát triển đi lên.

Từ bảng số liệu trên ta thấy: vòng quay hàng tồn kho giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2005 vòng quay hàng tồn kho giảm 9,17 lần tương ứng với 46,54% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này giảm 4,6 lần chiếm 43,68%. Nếu so sánh vòng quay hàng tồn kho của năm 2006/2005 thì mức giảm ít hơn năm 2005/2004. Để đưa ra việc đánh giá khách quan hơn về tình hình tồn kho của công ty ta phân tích thêm kết cấu hàng tồn kho nhằm nhận định đúng đắn hơn về những vấn đề đang tồn tại trong công ty.

Bảng 8B: Bảng phân tích kết cấu hàng tồn kho

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)