Phương hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 44 - 52)

Công ty tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành các huyện thị trong tỉnh để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường hợp tác chặt chẽ tạo mối quan hệ tốt và tìm kiếm khách hàng mới.

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể ở các khâu, đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm để tạo ra niềm tin và uy tín với khách hàng, ngày càng tăng thêm bạn hàng thân thết trong tưong lai.

Tiếp tục nâng cao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn trong kinh doanh, ý thức tiết kiệm, chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí.

3.2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG

Trước hết ta căn cứ vào số liệu trên bảng Cân Đối Kế Toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa các năm 2004 - 2006 để thấy được quy mô vốn mà xí nghiệp đã và đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh có hợp lý hay không, cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Từ đó rút ra nhận xét ban đầu về tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua.

Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006) Đvt: triệu đồng 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 6.906 6.120 7.920 -786 -11,38 1.800 29,41 I. Tiền 1.077 385 258 -692 -64,25 -127 -32,98 II. Các khoản phải thu 4.978 3.868 4.743 -1.110 -22,3 875 22,62 1. PTKH (1) 3.937 3.336 4.434 -601 -15,26 1.098 32,91

2. Trả trước cho người bán 23 23 48 0 0 25 108,7 3. DPCKPT KĐ(2) -23 -21 -21 2 -8,69 0 0 4. Các khoản phải thu khác 1.041 530 282 -511 -49,08 -248 -46,8 III. HTK (3) 732 1.578 2.405 846 115,57 827 52,40 IV. Tài sản ngắn hạn khác. 119 289 514 170 142,85 225 77,85 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 9.124 8.601 8.484 -523 -5,73 -117 -1,36 I. Tài sản cốđịnh 8.862 8.295 7.791 -567 -6,39 -504 -6,07 1. Tài sản cốđịnh hữu hình 8.497 7.932 7.397 -565 -6,65 -535 -6,74 2. Tài sản cốđịnh vô hình 352 328 305 -24 -6,82 -23 -7,01 3.CPXDCBDD (4) 13 35 89 22 169,23 54 154,28 II. Tài sản dài hạn

khác 262 306 693 44 16,8 387 126,47 TÀI SẢN 16.030 14.721 16.404 -1.309 -8,16 1.683 11,43 A. NỢ PHẢI TRẢ 5.601 4.727 5.463 -874 -15,60 736 15,57 I. Nợ ngắn hạn 3.571 4.239 5.076 668 18,71 837 19,74 1. Vay và NNH (5) - 1.005 1.296 1.005 - 291 28,95 2. PTCNB (6) 275 462 923 187 68 461 99,78 3. Người mua trả tiền trước 35 54 153 19 54,28 99 183,33 4. TVCKPNNN (7) 935 825 894 -110 -11,76 69 8,36 5. Phải trả công nhân viên 1.070 1.006 836 -64 -5,98 -170 -16,89 6. Chi phí phải trả 406 473 425 67 16,50 - 48 -10,14 7. CKPT, PNK (8) 850 414 549 - 436 -51,3 135 32,61 II. Nợ dài hạn 2.030 488 387 -1.542 -75,96 -101 -20,7 1. Vay và nợ dài hạn 2.030 488 387 -1.542 -75,96 -101 -20,7 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 10.429 9.994 10.941 - 435 - 4,17 947 9,47

I.Vốn chủ sở hữu 10.210 9.647 10.674 -563 -5,51 1.027 10,64 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8.840 8.840 8.840 0 0 0 0 2. Quỹ dự phòng tài chính 132 229 318 97 73,48 89 38,86 3. Lợi nhuận chưa phân phối 1.238 578 1.516 -660 -53,31 938 162,28

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác.

219 347 267 128 58,45 -80 -23,05

1. QKT, PL (9) 219 347 267 128 58,45 -80 -23,05

NGUỒN VỐN 16.030 14.721 16.404 -1.309 -8,16 1.683 11,43

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006)

Chú thích: (1): Phải thu khách hàng.

(2): Dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

(3): Hàng tồn kho; (4): Chi phí Xây dựng cơ bản dở dang. (5): Vay và nợ ngắn hạn.

(6): Phải trả cho người bán.

(7): thuế và các khoản phải nộp nhà nước. (8): Các khoản phải trả phải nộp khác. (9): Quỹ khen thưởng phúc lợi.

Nhìn vào Bảng Cân Đối Kế Toán ta thấy tổng Tài sản và Nguồn vốn năm 2005 là 14.721 triệu đồng so với năm 2004 là 16.030 triệu đồng đã giảm 1.309 triệu đồng tương ứng 8,16%, tổng Tài sản năm 2006 là 16.404 triệu đồng so với năm 2005 đã tăng lên 1.683 triệu đồng ứng với số tuyệt đối là 11,43%. Để biết được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ta đi sâu vào nghiên cứu sự biến động của từng khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế toán:

* Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn của Công ty trong năm 2005 đã giảm so với năm 2004 là 786 triệu đồng tương ứng với 11,38%. Năm 2006 thì giá trị khoản mục này so với năm 2005 đã tăng lên là 1.800 triệu đồng tương ứng với 29,41%. Sự thay đổi này là do sự thay đổi của các khỏn mục như tiền, các khoản phải thu hàng tồn kho,... chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục này:

+ Trước hết là xem xét sự biến động của vốn bằng tiền:

Khoản mục tiền mặt giảm mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2005 tiền mặt đã giảm 692 triệu đồng tương ứng với 64,25% so với năm 2004 và đến năm 2006 khoản mục này so với năm 2005 có giảm nhưng chậm hơn so với tốc độ giảm xuống của năm 2005/ 2004 sự giảm xuống của năm 2006 là 127 triệu đồng ứng với 32,98% do công ty đã mở rộng quy mô hoạt động vì vậy Công ty phải bỏ ra nhiều tiền để đầu tư vào khai thác các mỏ núi đá mới vào năm 2005. Công ty phải khai thác những mỏ đá mới vì những mỏ đá cũ ở những vị trí thuận lợi đã khai thác hết, những mõ đá mới này khó khai thác hơn nên Công ty phải đầu tư nhiều vốn để mua sắm máy móc thiết bị mới đáp ứng với nhu cầu khai thác đá của công ty.

+ Biến động các khoản phải thu:

Các khoản phải thu là những khoản nợ mà khách hàng phải trả cho Công ty, nhưng công ty chưa thu được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Bảng 2: Bảng phân tích các khoản phải thu Đvt: Triệu đồng

2004 2005 2006 2005/2004 2006/200

5 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Khoản phải thu 4.978 100 3.868 100 4.743 100 (1.110) (22,3) 875 22, 62 1.Phải thu khách hàng 3.937 79,08 3.336 86,24 4.434 93,48 (601) (15,26 ) 1.09 8 32, 91 2.Trả trước cho người bán 23 0,46 23 0,59 48 1,01 0 0 25 10 8,7 3.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (23) (0,46) (21) (0,54) (21) (0,44) 2 (8,69) 0 0 4.Các khoản phải thu khác 1.041 20,91 530 13,70 282 5,94 (511) (49,08 ) (248 ) (46 ,8)

Khoản phải thu của Công ty Cổ phần Sản Xuất Vật liệu Xây dựng Kiên Giang năm 2005 so với năm 2004 đã giảm 1.110 triệu đồng tương ứng với 22,3%. Năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này đã tăng lên 875 triệu đồng tương ứng 22,62%. Khoản phải thu của công ty gồm: Phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, dự phòng các khoản phải thu khó đòi,... trong đó khoản mục ảnh hưởng lớn đến khoản phải thu của công ty đó là: Phải thu khách hàng.

Từ bảng số liệu trên ta thấy: Khoản phải thu khách hàng năm 2004 chỉ chiếm 79.08%, năm 2005 khoản phải thu của khách hàng chiếm 86,24% trong khoản phải thu của công ty, đến năm 2006 khoản mục này đã chiếm hầu như toàn bộ khoản phải thu của công ty, nó chiếm 93,48%. Năm 2005 khoản phải thu khách hàng có giảm so với năm 2004 là 601 triệu đồng tương ứng 15,26% nhưng đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên 1.098 triệu đồng tương ứng 32,91% so với năm 2005. Sự tăng lên này chứng tỏ Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, thị trường ngày càng được mở rộng và phát triển hơn những năm trước đó. Tuy nhiên xét về phương diện tài chính thì điều này gây không ít khó khăn cho công ty trong thu hồi nợ nhằm giảm lượng vốn bị chiếm dụng đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.

Khoản mục trả trước cho người bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khoản phải thu của công ty vì vậy nó không bị người cung cấp chiếm dụng vốn mà ở đây công ty chỉ trả trước những khoản mục cần thiết để nâng thêm uy tín của công ty với nhà cung cấp để ngày càng có mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với các nhà cung cấp.

+ Khoản mục hàng tồn kho:

Hàng tồn kho của Công ty tăng dần qua các năm cụ thể năm 2005 tăng 846 triệu đồng tương ứng 115,57% so với năm 2004 và năm 2006 khoản mục này tăng 827 triệu đồng tương ứng với 52,40% so với năm 2005. Tuy nhiên, ở đây ta thấy mức tăng của năm 2005/2004 so với mức tăng của năm 2006/ 2005 đã giảm từ 115,57% xuống còn 52,40%, để biết được cơ cấu hàng tồn kho của công ty như vậy đã hợp lý hay chưa. Việc đánh giá này sẽ được làm rõ trong phần sau thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính.

* Tài sản dài hạn:

Từ Bảng Cân đối Kế Toán ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm. Năm 2005 đã giảm 523 triệu đồng tương ứng 5,73% so với năm 2004, năm 2006 giảm 117 triệu đồng ứng với 1,36% so với năm 2005. Tài sản dài hạn của công ty chịu ảnh hưởng của Tài sản cố định và tài sản dài hạn khác nhưng đây là công ty chuyên sản xuất các vật liệu dùng cho xây dựng nên khoản mục Tài Sản cố định tác động rất lớn đến hoạt động của công ty.

Tài sản cố định của Công ty mặc dù giảm qua các năm nhưng chênh lệch không bao nhiêu, nhưng năm nào Công ty cũng đầu tư mạnh vào máy móc thiết bị mới. Sự giảm xuống của tài sản cố định qua các năm do đơn vị đã tiến hành thanh lý nhượng bán những máy móc cũ kỷ, lạc hậu không còn đưa lại hiệu quả cao cho công ty nên mặc dù công ty đã đầu tư vào máy móc với số vốn lớn nhưng tài sản cố định của công ty vẫn giảm. Tài sản Dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Điều này cho thấy đơn vị luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn cho người lao động.

Chúng ta sẽ làm rõ khoản mục này thông qua phân tích tỷ số luân chuyển tài sản cố định của Công ty ở phần các chỉ số tài chính.

* Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, đơn vị sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh hoặc có những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong việc khai thác vốn. Nguồn vốn của Công ty chịu tác động của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty.

Vốn Chủ Sở Hữu năm 2005 so với năm 2004 giảm 435 triệu đồng tương ứng 4,17% nhưng đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên 947 triệu đồng tương ứng 9,47% so với năm 2005. Điều này thể hiện khả năng tự tài trợ của Công ty ngày càng tăng lên, tình hình tài chính của Công ty có xu hướng nâng cao và ngày càng khả quan hơn.

Điều đáng mừng là vốn đầu tư của Chủ Sở Hữu ổn định qua 3 năm. Bên cạnh đó thì lợi nhuận chưa phân phối có nhiều biến động, năm 2005 so với năm 2004 giảm 660 triệu đồng ứng với 53,31% nhưng đến năm 2006 thì khoản mục này đã tăng lên rõ rệt là 938 triệu đồng ứng với 162,28%. Chứng tỏ Công ty làm

ăn ngày càng có hiệu quả và qua đó thể hiện sự nổ lực cố gắng của tất cả các thành viên nhằm đưa hoạt động của công ty ngày càng đi lên.

Ngoài vốn Chủ Sở Hữu thì nợ phải trả cũng góp phần làm cho tổng nguồn vốn của Công ty lớn hơn. Các nhân tố làm ảnh hưởng lớn đến nợ phải trả của Công ty là nợ ngắn hạn. Ta thấy khoản mục này tăng dần qua 3 năm. Chứng tỏ Công ty đang mở rộng quy mô hoạt động của mình, đẩy mạnh mua sắm mới trang thiết bị hiện đại với tổng số vốn khá lớn và để đầu tư máy móc thiết bị công ty đã vay nợ ngân hàng vào năm 2005 và năm 2006.

Khoản mục phải trả cho người bán của công ty qua 3 năm đều tăng lên rõ rệt, năm 2005 so với năm 2004 là 187 triệu đồng ứng với 68%, sang năm 2006 thì đã tăng lên 461 triệu đồng ứng với 99,78% so với năm 2005. Nhằm bình ổn giá cả và tăng tính cạnh tranh trên thị trường nên công ty tăng cường việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Xét khoản người mua trả tiền trước ta thấy khoản mục này tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm 2005 so với năm 2004 tăng 19 triệu đồng tương ứng với 54,28%, năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 99 triệu đồng tương ứng 138,33%. Khoản mục này đã làm tăng nguồn vốn của công ty, có được điều này là do công ty hoạt động có hiệu quả, có uy tín trên thương trường và chiếm được lòng tin của khách hàng liên tục các năm qua.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2005 giảm 110 triệu đồng chiếm 11,76% so với năm 2004 là do năm 2005 công ty không phải đóng thuế tài nguyên, thuế nhà đất vì những thuế này công ty đóng 2 năm 1 lần và đóng trước nên năm 2004 công ty đã đóng những khoản thuế này luôn cho năm 2005. Năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này tăng lên 69 triệu đồng ứng với 8,36% do năm 2006 công ty phải nộp thêm thuế tài nguyên và phí môi trường. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ngoài những khoản thuế đã nói ở trên thì công ty còn phải nộp thuế Giá tri Gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng do công ty mới cổ phần hóa vào năm 2003 nên công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm 2004 - 2006 nhưng trong Bảng Cân Đối Kế Toán và Bảng Báo các Kết quả Hoạt động kinh doanh công ty vẫn hạch toán khoản mục này vào để biết được thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty qua các năm và hiệu quả hoạt động của công ty như thế nào khi có thuế thu nhập doanh nghiệp để định hướng cho những năm sau này.

Phải trả công nhân viên qua 3 năm đều giảm xuống, năm 2005 giảm 64 triệu đồng tương ứng 5,98% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 giảm 170 triệu đồng số tuyệt đối là 16,89%. Đây là điều đáng mừng cho công ty, điều này tạo cho nhân viên một tâm lý làm việc thoải mái hiệu quả hơn vì với công sức mình bỏ ra hàng tháng tiền lương được trả đúng hạn, qua đây cho thấy tiền lương của công nhân mà công ty chưa thể trả được giảm xuống chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng nâng cao.

Khoản mục nợ phải trả ngoài nợ ngắn hạn còn chịu tác động của nợ dài hạn, ta thấy nợ dài hạn giảm dần qua 3 năm cụ thể năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.542 triệu đồng ứng với 75,96% và năm 2006 so với năm 2005 khoản mục này đã giảm 101 triệu đồng tương ứng với 20,7% chủ yếu là do khoản vay dài hạn giảm, cho thấy công ty dùng ngày càng nhiều Nguồn Vốn Chủ sở Hữu của mình để đầu tư vào máy móc thiết bị đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài, đồng thời đi đến thanh toán dứt điểm các khoản nợ tồn đọng góp phần nâng cao uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh.

3.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Trang 44 - 52)