Như chúng ta đã biết việc trồng lúa thường kéo dài khoảng ba tháng và cũng cận kề với thời gian của các quý; mặt khác, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian canh tác cũng không phải là trải đều ra các tháng mà tập trung vào những thời điểm nhất định trong vụ, điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ của các nhóm mặt hàng, vì vậy đểđánh giá chính xác về tình hình tiêu thụ các nhóm mặt hàng chủ yếu ta nên phân tích số liệu theo quý sẽ phù hợp hơn
Bảng 42:Tình hình tiêu thụ của các nhóm mặt hàng qua ba năm 2004 – 2005 - 2006
Đơn vị tính: đồng Quý Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc trừ cỏ
I/2004 311.310.250 2.587.562.504 430.279.362 II/2004 292.991.567 433.374.043 721.930.830 III/2004 250.128.907 931.617.936 184.245.816 IV/2004 354.662.618 1.094.370.978 443.465.310 I/2005 504.439.379 343.412.542 223.642.013 II/2005 383.136.261 929.029.161 390.932.256 III/2005 297.468.621 1.436.122.395 262.447.914 IV/2005 1.012.121.737 841.432.955 314.578.313 I/2006 395.897.538 506.380.644 755.077.582 II/2006 540.478.613 838.681.108 421.107.614 III/2006 44.161.392 402.234.310 162.379.656 IV/2006 219.882.943 424.255.956 333.948.070
Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Ta sử dụng chức năng ANOVA: Single factor trong phần mềm Excel để xử lý số liệu của bảng trên với mức ý nghĩa 5% sẽ thu được bảng kết quả phân tích như sau:
Bảng 43: Kết quả ANOVA một chiều từ phần mềm Excel
Anova: Single
Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Thuốc trừ sâu 12 4,607E+09 383.889.985 5,5994E+16
Thuốc trừ bệnh 12 1,077E+10 897.372.878 3,9442E+17
Thuốc trừ cỏ 12 4,644E+09 387.002.895 3,5975E+16
ANOVA
Source of Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 2,097E+18 2 1,0483E+18 6,46587558 0,004271845 3,28491765
Within Groups 5,35E+18 33 1,6213E+17
Để kiểm định xem doanh số bán trung bình của các nhóm mặt hàng khác nhau có bằng nhau không ta đặt giả thiết như sau:
Ho: Doanh số bán trung bình của các nhóm mặt hàng khác nhau sẽ bằng nhau (μ1 = μ2 = μ3 ),
H1: Doanh số bán trung bình của các nhóm mặt hàng khác nhau sẽ khác nhau (Có một μi bất kỳ khác các μ còn lại).
Từ số liệu bảng trên ta có:
Tổng bình phương chênh lệch giữa các nhóm: SSG = 2.097.000.000.000.000.000
Trung bình của bình phương chênh lệch giữa các nhóm : MSG = 1.048.300.000.000.000.000
Tổng bình phương chênh lệch trong từng nhóm:
SSW = 5.350.000.000.000.000.000 Trung bình của bình phương chênh lệch trong từng nhóm riêng biệt:
MSW = 162.130.000.000.000.000 Tổng bình phương của toàn mẫu quan sát: SST = 7.117.000.000.000.000.000
Tỉ số của hai trung bình bình phương giữa các nhóm (MSG) và trong từng nhóm (MSW): F = 6,466
Giá trị tra bảng: Fk-1, n- k, α = F4,175, 5% = 3,285 Ta thấy: F > F4,175, 5%
Suy ra bác bỏ giả thuyết H0
Kết luận: Vậy với mức ý nghĩa 5% nguồn số liệu đủ bằng chứng bác bỏ giả thiết H0 cho rằng doanh số bán trung bình của các nhóm mặt hàng khác nhau sẽ bằng nhau, hay doanh số bán trung bình của các nhóm mặt hàng khác nhau thì khác nhau.