DOANH NGHIỆP:
Bảng 25: Tình hình nhập xuất tồn tai doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II
Đơn vị tính: đồng Năm Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ 2004 6.114.363.136 36.644.220.737 36.057.980.174 6.700.603.699 2005 6.700.603.699 40.816.062.442 35.509.579.663 12.007.086.478 2006 12.007.086.478 43.742.051.937 45.268.197.618 10.480.940.797
Nguồn số liệu: Doanh nghiệp tư nhân thu Loan II
Từ số liệu trên ta vẽđược đồ thị như sau:
} Qua bảng và đồ thị trên ta thấy rằng:
Giá trị tồn kho cuối kỳ có xu hướng tăng và ổn định ở mức cao, cụ thể vào năm 2004 chỉ khoảng 6 tỷ đồng sau đó tăng 12 tỷ đồng vào cuối năm 2005 và giảm còn 10 tỷ vào cuối năm 2006, đây là mức khá cao. Giá trị tồn kho cuối kỳ tăng là do tình hình tiêu thụ trong kỳ giảm hoặc lượng nhập kho lớn hoặc là tồn kho đầu kỳ lớn ( đây là do ảnh hưởng từ trước). Vậy để tình ra nguyên nhân tồn kho cuối kỳ tăng ta dùng phương pháp liên hệ cân đối để phân tích các số liệu trên.
Ta có : tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ = xuất trong kỳ + tồn kho cuối kỳ => tồn kho cuối kỳ = tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ -xuất trong kỳ
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000 2004 2005 2006 Triệu đồng Năm
Tồn kho đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ
Gọi Q là giá trị tồn kho cuối kỳ a là gía trị tồn kho đầu kỳ b là giá trị nhập trong kỳ
c là giá trị xuất tiêu thụ trong kỳ
04,05,06 là các gốc thời gian 2004,2005,2006 Chênh lệch tồn kho cuối kỳ 2005/ 2004: - Đối tượng phân tích : ΔQ1 Δ Q1 = tồn kho cuối kỳ 2005 – tồn kho cuối kỳ 2004 ΔQ1 = Q05 – Q04 = 12.007.086.478 – 6.700.603.699 = 5.306.482.779 đồng . Ta có:
+ Mức độảnh hưởng của nhân tố tồn kho đầu kỳ
Δ a1 = a05 –a04 = 6.700.603.699 – 6.114.363.136 = 586.240.563 đồng + Mức độảnh hưởng của nhân tố nhập trong kỳ
Δ b1 = b05 - b04 = 40.816.062.442 – 36.644.220.737 = 4.171.841.705 đồng + Mức độảnh hưởng của nhân tố xuất trong kỳ
Δ c1 = c05 - c04 = 35.509.579.663 – 36.057.980.174 = - 548.400.511 đồng - Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng
ΔQ1 = Δ a1 + Δ b1 - Δ c1
ΔQ1 = 5.586.240.563 +4.171.841.705 - ( - 548.400.511 ) = 5.306.482.779 đồng.
Bảng 26: Mức ảnh hưởng của các nhân tốđến chênh lệch tồn kho cuối kỳ năm 2005 so với 2004
Nguồn: Tổng hợp từ tính toán trên Nhân tốảnh hưởng Số tiền (đồng) Hướng tác
động Tồn kho đầu kỳ 586.240.563 Tăng
Nhập trong kỳ 4.171.841.705 Tăng Xuất tiêu thụ trong kỳ 548.400.511 Tăng
Nhận xét:
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng tồn kho cuối kỳ năm 2005 tăng so với năm 2004 chủ yếu là do lượng nhập vào quá lớn chứ không phải là do tình hình tiêu thụ trong kỳ quá thấp so với kỳ trước. Cụ thể, trong 5.306.482.779 đồng tăng lên của tồn kho cuối kỳ thì có đến 79 % (4.171.841.705 đồng ) là do ảnh hưởng của sự tăng lên của chỉ tiêu nhập trong kỳ, còn chỉ tiêu xuất tiêu thụ chỉ ảnh hưởng khoảng 10%, chỉ tiêu tồn kho đầu kỳảnh hưởng 11 %.
Chênh lệch tồn kho cuối kỳ 2006/2005: - Đối tượng phân tích : ΔQ2
Δ Q2 = tồn kho cuối kỳ 2006 – tồn kho cuối kỳ 2005
ΔQ2 = Q06 – Q05 =10.480.940.797 - 12.007.086.478 = -1.526.145.681 đồng . + Mức độảnh hưởng của nhân tố tồn kho đầu kỳ
Δ a2 = a06 –a05 = 12.007.086.478 - 6.700.603.699 = 5.306.482.779 đồng + Mức độảnh hưởng của nhân tố nhập trong kỳ
Δ b2 = b06 - b05 = 43.742.051.937 - 40.816.062.442 = 2.925.989.495 đồng + Mức độảnh hưởng của nhân tố xuất trong kỳ
Δ c2 = c06 - c05 = 45.268.197.618 - 35.509.579.663 = 9.758.617.955 đồng - tổng hợp các nhân tốảnh hưởng
ΔQ2 = Δ a2 +Δ b2 - Δ c2
ΔQ2 = 5.306.482.779 + 2.925.989.495 - 9.758.617.955 = -1.526.145.681 đồng.
Bảng 27: Mức ảnh hưởng của các nhân tốđến chênh lệch tồn kho cuối kỳ năm 2006 so với 2005
Nguồn: Tổng hợp từ tính toán trên
Nhân tốảnh hưởng Số tiền (đồng) Hướng tác động Tồn kho đầu kỳ 5.306.482.779 Tăng
Nhập trong kỳ 2.925.989.495 Tăng Xuất tiêu thụ trong kỳ 9.758.617.955 Giảm
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng tồn kho cuối kỳ năm 2006 giảm so với năm 2005 chủ yếu là do tình hình tiêu thụ diễn ra trong kỳ rất tốt. Lượng xuất tiêu thụ tăng với giá trị rất lớn so với năm trước làm cho tồn kho cuối kỳ giảm một lượng đáng kể, lượng giảm này sau khi bù trừ vào phần tăng do sự tác động của hai nhân tố tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ vẫn còn làm giảm tồn kho cuối kỳ một lượng khá lớn 1.526.145.681 đồng.