Tình hình cho vay:

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Kon Tum (Trang 35 - 39)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV Kon Tum.

4.1.3.1.Tình hình cho vay:

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu cho cuộc sống người dân càng được cải thiện và nâng cao, bởi vậy nhu cầu vốn không thể thiếu đối với dân chúng cũng như hầu hết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn . Hoạt động chu chuyển vốn cho nền kinh tế được xem là nghĩa vụ của NH và quyền lợi của NH.

Bảng 5: Tóm tắt tình tình cho vay và biến động qua các năm

Đvt: trđ

Nguồn: Tổng hợp cáo của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Kon tum

Tổng doanh số cho vay gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động, năm 2009, tổng doanh số cho vay của NH đạt 1.509.975 trđ tăng 4,93% so năm 2008(71.030 trđ). Tốc độ tăng giảm so 2008 nhưng tốc độ tăng tín dụng ổn định qua các năm đây là bước khởi sắc cho Chi nhánh, việc ngân hàng chuyển hướng sang phát triển tín dụng bán lẻ là rất đúng đắn.

Doanh số cho vay tăng nhanh từ năm 2007-2009, năm 2007 doanh số chỉ có 1.210.329 trđ, doanh số lần lượt tăng 1.438.945 trđ đến 1.509.975 trđ năm 2009. Tốc độ tăng là do trong hai năm 2008, 2009 thị xã Kon Tum trở thành đô thị loại 3, nhu cầu chi tiêu của người thành phố lớn hơn mức bình thường. Cá nhân thì cần vốn cho tiều dùng, mua sắm, du lịch, mở mang cơ sở phục vụ cho khách trong nước và ngoài

Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Mức tăng năm 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Cho vay ngắn Cộng 998.925 1.055.653 1.230.327 174.674 16,55% VNĐ 948.979 992.314 1.150.356 158.042 15,92% NT 49.946 63.339 79.971 16.632 26,2%

Cho vay trung và dài hạn 211.404 383.292 279.648 -103.644 -27% Tổng cho vay 1.210.3291.438.945 1.509.975 71.030 4,93%

dịch vụ cho khách hàng, các hoạt động này góp phần lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng, Vì thế mà tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Kon Tum luôn tăng trưởng dịp này là cơ hội tốt cho khuếch trương thương hiệu của chi nhánh. Hơn nữa, nền kinh tế đang phát triển tốc độ tăng trưởng GDP khá cao trên 11,45/năm. Tiềm lực kinh tế vững mạnh động lực gia tăng thu nhập từ 678,125 USD ước tính năm 2009 đạt 774 USD/người/năm.

Bảng 6: Tỷ trọng dư nợ cho vay năm 2009

Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng

Cho vay ngắn hạn 1.230.327 81,48%

Cho vay trung và dài hạn 279.648 18,52%

Tổng doanh số cho vay 1.509.975 100.00% Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh

Tín dụng ngắn hạn chiếm 81,48%, phân tán được rủi ro cho ngân hàng, tín dụng này có ưu điểm là lãi suất thấp, vay trong thời hạn dưới 1 năm thích hợp cho đối tượng có thu nhập ổn định có khả năng trả nợ trong ngắn hạn. Ngân hàng đang tiến tới là ngân hang bán lẻ hang đầu ở Việt Nam. Cuối cùng là cho vay dài hạn, khoản vay này có rủi ro nhất cho ngân hàng, bên cạnh thời hạn cho vay dài chỉ cần biến động nhỏ là NH không thu đủ nợ gốc và lãi cho vay, số tiền cho vay thường là rất lớn dùng tài trợ cho các dự án, công trình khả thi và hoạt động hiệu quả. Quyết định cho vay dự án là NH chấp nhận rủi ro lớn rất nhiều so với vay ngắn và trung hạn.

Tốc độ tăng của cho vay ngắn hạn năm 2009/2008 là (16,54%) xét về số tuyệt đối thì tăng 174.674 trđ. Nhận định chung về dư nợ cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Kon Tum tăng trưởng cao, mức tăng phản ánh nhu cầu vốn của cư dân là rất cao, do một mặt Chính phủ khuyến khích dân chúng tiêu dùng nhiều bằng cách cho cán bộ công nhân viên làm việc trong một số ngành nghỉ thứ bảy, chủ nhật kể cả công ty có vốn đầu tư nước ngoài dành thời gian mua sắm, giải trí kích thích các công ty, xí nghiệp gia tăng số lượng nâng cao chất lượng ngành sản xuất kinh doanh, thương mại-dịch vụ vừa cạnh tranh vừa tăng GDP cho đất nước. Mức lương trung bình các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Chính phủ điều chỉnh 36

nâng thêm đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người dân, còn khu vực tư nhân, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn mà chủ đầu tư cần. Dân cư gia tăng chi tiêu, DN tăng cường SXKD đòi hỏi chi phí lớn rất tốn kém mà bản thân chủ đầu tư không thể trang trãi hết ngoài nguồn vốn tự có như việc bổ sung vốn kinh doanh. Nguồn vốn này các chủ đầu tư cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá thể,..đặc điểm của nguồn vốn này là tức thời, ngắn hạn chỉ trong một chu kỳ SXKD, do vậy, để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn tránh gánh nặng về lãi vay thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình SXKD là cần thiết.

Trong vay tiêu dùng nâng cao chất lượng cuộc sống cũng vậy, bản thân khách hàng có thu nhập ổn định từ lương, có từ nguồn thu nhập khác nên khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ nào mà tức thời không có đủ khả năng tài chính trong nhất thời có thể là 12 giờ, 24 giờ, 1 tháng, 3 tháng, ..đến dưới một năm thì khách hàng nghĩ ngay đến ngân hàng.

Trong cho vay ngắn hạn, chi nhánh cho vay chủ yếu là vay tiêu dùng (mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng ,..), vay bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh.

Sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều, giá hàng hóa ngày càng rẻ, chất lượng tốt tạo thời cơ mua sắm tiêu dung cho người dân, bởi vậy nhu cầu vốn ngắn hạn không thể thiếu, dư nợ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh tăng nhanh trong năm vừa qua.

Dư nợ bằng Việt Nam Đồng chiếm 97,5%, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay ngắn hạn, cho vay ngoại tệ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho vay của ngân hàng mở rộng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (TTQT) như mở L/C, nhờ thu, chuyển tiền bằng ngoại tệ,…

Dư nợ trung và dài hạn có tỷ trọng thấp hơn trong tổng dư nợ cho vay của NH, chứng tỏ tín dụng ngân hàng rất ngại đầu tư vào có nhiều lý do như lãi suất tín dụng dài hạn cao tìm kiếm khách hàng khó khăn hơn, DN thường có quy mô hoạt động lớn, nguồn vốn đủ đảm bảo trả nợ NH khi làm ăn thua lỗ kém hiệu quả. Về phía NH thì thu hồi vốn chậm làm đóng băng tiền khi NH quyết định đầu tư vào lĩnh vực

khác. Ngân hàng sử dụng nguồn dài hạn để đầu tư vào cho vay hợp vốn với các ngân hàng thương mại khác giảm nhẹ rủi ro cho ngân hàng. Năm 2008 DSCV trung, dài hạn tăng mạnh (81,3%) đạt 383.292 triệu đồng so với năm 2007, năm 2009 tỷ lệ này lại giảm (27%) và đạt 279.648 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007. Là do năm 2008 có nhiều dự án đầu tư nhằm phát triển và đưa Kon Tum lên đô thị loại 3 trong đó có các công trình giao thông, các dự án đầu tư công trình thủy điện, cấp thoát nước. Những dự án trung và dài hạn này tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy điện sẽ hứa hẹn đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh.

Ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến hoạt động tín dụng của BIDV Kon Tum

Gây chú ý cho khách hàng nhiều nhất là lãi suất, lãi suất ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động ngân hàng, là công cụ phát huy sức mạnh của ngân hàng trong cho vay cũng như huy động. Dựa vào lãi suất ngân hàng sẽ hút vốn về phía mình hoặc bị chảy vốn sang nơi khác. Lãi suất trong nước chịu tác động của chính sách lãi suất các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ, qua nhiều lần thay đổi lãi suất của Fed, chính sách lãi suất của NHNN thay đổi thích ứng với tình hình mới. Do đó nhằm huy động tối đa nguồn lực tài chính cho chi nhánh nên nhiều lần BIDV thay đổi lãi suất tiền gửi:

Bảng 7: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có hiệu lực ngày 16/04/2010

Đvt: % Chỉ tiêu Không kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 9 tháng 18 tháng 24 tháng VNĐ (%/năm)

3 11,3 11,5 11,5 11,5 11,5

USD (%/năm) 0,2 3,5 3,7 3,9 4,2 4,2

Nguồn : Quyết định V/v thay đổi lãi suất tiền gửi VND và NT của Ngân hàng.

Qua nhiều lần điều chỉnh lãi suất theo tín hiệu thị trường, lãi suất tiền gửi được điều chỉnh tăng kết quả là nguồn vốn NH huy động VNĐ tăng cao, nguồn ngoại tệ có xu hướng bị chựng lại do lãi suất ngoại tệ giảm (do chịu tác động của chính sách lãi suất của FED). Diễn biến lãi suất huy động và lãi suất cho vay có xu hướng ngược chiều nhau, bản chất của nền kinh tế thị trường làm lãi suất đầu vào và đầu ra càng xích lại gần nhau. Hiện nay, lãi suất cho vay của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT kon Tum giao động từ 13-14%/năm. Riêng các dự án phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho vay mua chế biến nông thủy sản, gỗ, cà phê, cao su thì áp dụng lãi suất tối đa 12,5%/năm. Tình hình lãi suất ngoại tệ không ổn định, vay bằng VNĐ tiếp tục thu hút khách hàng vừa tránh dược rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá khi phải mua USD hoàn trả hoặc dùng USD thanh toán nợ vay sẽ làm giảm thu nhập cho chủ thể vay nợ. Do vậy, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ trong lựa chọn NH và đơn vị tiền tệ tài trợ cho nhu cầu của chủ thể tham gia quan hệ kinh tế, BIDV luôn đưa ra chính sách lãi suất có điều chỉnh thuận lợi theo đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khi đến vay vốn tại ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển chi nhánh tỉnh Kon Tum (Trang 35 - 39)