TK 6 2: Chi phí quản lý Tổng

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên, vật liệu tại công ty In báo Hà Nội mới (Trang 61 - 64)

1 TK 621: Chi phí nguyên, vật liệu trực

tiếp

Phân xưởng chế bản Phân xưởng1

Phân xưởng 2

2 TK 627: Chi phí sản xuất chungPhân xưởng chế bản Phân xưởng chế bản

Phân xưởng1 Phân xưởng 2

4 TK 642 : Chi phí quản lýTổng Tổng

Như đã nói ở trên trong trường hợp hàng về hoá đơn chưa về, Công ty vẫn tiến hành kiểm kê và nhập kho hàng như bình thường tuy nhiên kế toán sẽ không phản ánh nghiệp vụ này vào máy tính. Chỉ đến khi hoá đơn về kế toán mới nhập dữ liệu vào máy tính. Như vậy trong khoảng thời gian chờ hoá đơn về, số liệu trong sổ sách của kế toán và trong thẻ kho của thủ kho sẽ chênh lệch với số lượng nguyên vật liệu thực có trong kho. Điều này sẽ làm cho quản lý nguyên vật liệu nhập kho trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy trong trường hợp này kế toán nên nhập dữ liệu vào máy tính như trường hợp có hoá đơn, và tuy nhiên chỉ nhập phần số lượng nguyên vật liệu nhập kho còn phần đơn giá sẽ nhập đơn giá của hàng nhập về lần trước. Khi hoá đơn về kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh:

* Nếu giá nhập vào lớn hơn giá ghi trên hoá đơn: Nợ TK 331( chi tiết người bán)

Có TK 152 ( 152.1, 152.2, 152.3, 152.4, 152.8) * Nếu giá nhập vào nhỏ hơn giá ghi trên hoá đơn: Nợ TK 152 ( 152.1, 152.2, 152.3, 152.4, 152.8) Có TK 331

3.2.2. Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu.

Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán nguyên vật liệu.

Mặc dù nguyên vật liệu của Công ty được chia thành 5 nhóm chính là nguyên, vật liệu chính, nguyên, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác, nhưng Công ty chỉ chi tiết tài khoản nguyên vật liệu thành 3 tài khoản cấp 2. Điều này là chưa hợp lý, làm cho việc hạch toán nguyên vật liệu xuất kho chồng chéo không rõ ràng, cụ thể nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên, vật liệu khác sẽ được hạch toán chung vào tài khoản 152.3- nguyên vật liệu khác, quản lý nguyên vật liệu xuất, nhập cũng vì thế trở nên khó khăn hơn. Em xin đưa ra kiến nghị chi tiết tài khoản 152 thành 5 tài khoản cấp 2 như sau:

Tk 152.1: Nguyên, vật liệu chính. Tk 152.2: Nguyên, vật liệu phụ. Tk 152.3: Nhiên liệu.

Tk 152.4: Phụ tùng thay thế. Tk 152.8: Nguyên, vật liệu khác.

Như vậy nguyên vật liệu khi nhập xuất sẽ được hạch toán rõ ràng theo từng nhóm như trên. Quản lý nguyên vật liệu nhờ vậy trở nên dễ dàng hơn..

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu xuất kho cho quản lý chung.

Trường hợp khi nguyên vật liệu xuất cho quản lý chung, kế toán không định khoản nghiệp vụ này vào tài khoản chi phí quản lý chung mà định khoản vào tài khoản chi phí sản xuất. Tuy việc này không ảnh hưởng đến giá thành, lợi nhuân của từng đơn đặt hàng vì Công ty không tính giá thành, lợi nhuận đơn lẻ cho từng đơn đặt hàng mà tính chung cho tất cả các đơn đặt hàng. Định khoản như vậy không làm cho tổng chi phí, tổng lợi nhuận thay đổi. Tuy nhiên việc định khoản như vậy là không đúng với bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất tăng lên, làm cho việc quản lý chi phí sản xuất khó khăn hơn. Vì vậy em kiến nghị kế toán nên định khoản đúng với bản chất kinh tế phát sinh của nghiệp vụ này.

Nợ TK 642

Kết luận

Để phát huy một cách có hiệu quả công cụ kế toán nói chung và kế toán nguyên, vật liệu nói riêng, kế toán phải luôn được cải tiến và hòa thiện nhằm phản ánh một cách chính xác, kịp thời tình hình biến động của vật liệu cả về số lượng và chất lượng, giá trị và chủng loại, phân đấu tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, thu hút khách hàng và đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.

Qua quá trình tìm hiểu thực tể tổ chức kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty In báo Hà Nội Mới, em nhận thấy Công ty đã tổ chức, sắp xếp và dần đưa kế toán nguyên, vật liệu đi vào nề nếp, đóng góp đáng kể cho công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất của Công ty. Tuy nhiên cũng còn có những tồn tại và hạn chế. Em đã mạnh dạn nêu ra một số đề xuất trong kế toán nguyên, vật liệu với hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện kế toán của Công ty.

Do giới hạn về thời gian hơn nữa kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên trong quá trình hoàn thiên báo cáo này em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý của PGS.TS Nguyễn Văn Công và các thầy cố giáo trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Công và các nhân viên trong phòng tài vụ của Công ty In báo Hà Nội Mới đã giúp em hoàn thành báo cáo này.

Hà Nội tháng 4 năm 2009 Sinh viên

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên, vật liệu tại công ty In báo Hà Nội mới (Trang 61 - 64)