Mốt số khắc phục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 67 - 71)

THÀNH VIÊN CỦA WTO

3.2.4. Mốt số khắc phục

Đối với thuế xuất khẩu:

Để đảm bảo khuyến khích tối đa hoạt động xuất khẩu, chỉ thực hiện thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xuất khẩu mà VN đã có thị trường ổn định hoặc là nguyên liệu thô cần cho sản xuất đối với các mặt hàng xuất khẩu mà VN đã có thị trường ổn định hoặc là nguyên liệu thô cần cho sản xuất trong nước như quặng thô, phế liệu kim loại…Cần điều chỉnh theo hướng giảm và tiến tới bỏ thuế xuất khẩu đối với một số hàng may mặc, da giày, nông sản chế biến để khuyến khích xuất khẩu

Đối với thuế nhập khẩu:

( 1)Một số mặt hàng có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm ngay khi gia nhập; -Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và mức cắt giảm cuối cùng là 21,0%. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi là 10%;

(2) cần xác định rõ mức thuế nhập khẩu tạm thời cho các loại hàng hóa đặc biệt:

trong luật thuế hiện hành chúng ta chưa có quy định về mức thuế tạm thời đối với một số loại hàng nhập khẩu mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá thành của hàng hóa nhằm gây rối hoặc có tính chất đe dọa sự phát triển sản xuất trong nước. Vì vậy cần

phải có quy định về thuế suất tạm thời nhằm chống lại tình trạng bán phá giá, hoặc hộ giá nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Đây là những biện pháp đối phó với những hành động cạnh tranh không lành mạnh trong thương mai quốc tế được nhiều nước áp dụng

Cần rà soát biểu thuế XNK để phát hiện những điều bất hợp lý, trên cơ sở đó điều chỉnh danh mục, mức thuế XNK cho phù hợp, chuẩn xác nhằm áp dụng sai thuế suất

Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo WTO. Giá tính thuế nhập khẩu phải dựa trên cơ sở mức giá trung bình trên thị trường thế giới hoặc mức giá được ghi trong hợp đồng nhập khẩu

Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, khả năng vận dụng và tổ chức thực hiện luật pháp cán bộ ngành thuế và ngành hải quan. Cải thiện quy trình thu thuế XNK, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK hợp lý phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

KẾT LUẬN

Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã có những cải cách đáng ghi nhận trong cải cách các chính sách kinh tế nói chung và chính sách thuế xuất nhập khẩu nói riêng

Sau khi gia nhập WTO, các thành viên phải điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu chủ yếu do:(1) phải tuân thủ và thực thi cam kết gia nhập WTO( nguyên tắc “ nhập gia tùy tục”) như chỉ bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan không được phép sử dụng hạn chế định lượng, mức thuế quan phải giảm dần và không phải ràng buộc không tăng trở lại, áp dụng quy chế MFN và áp dụng quy chế NT;(2) để tăng lợi ích, hiệu quả kinh tế dài hạn từ việc gia nhập WTO, bởi vì các mục tiêu tối thượng của việc hội nhập sâu rộng hơn là nâng cao năng lực các ngành hàng, thúc đẩy thương mại quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI và cuối cùng là tăng trưởng kinh tế;(3) giảm thiểu các tác động bất lợi có thể từ việc gia nhập WTO và thực hiện công bằng xã hội. Điều này là rất cần thiết nhằm giảm thiểu các đối tượng dễ bị tổn thương và tăng sự ủng hộ đối với các ngành hàng trong nước;(4) thực hiện các mục tiêu trên có tác động đáng kể tới thu chi NSNN( như chi cho việc thực thi cam kết, hoạch định nâng cao hiệu quả chính sách, giảm thiểu tác động bất lợi của hội nhập cũng như sự thất thu nguồn thu NSNN từ thuế nhập khẩu

Thực tiễn điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu cho thấy nhiều bài học bổ ích. Thứ nhất: Sau khi gia nhập WTO, các thành viên đã thực hiện khá nghiêm túc cam kết gia nhập của mình, nhất là thực hiện về cam kết ràng buộc, cắt giảm hàng rào thuế quan, thuế quan hóa và xóa bỏ hàng rào phi thuế quan. Nhiều nước đưa ra mức thuế quan thực tế thấp hơn so với mức cam kết

Thứ hai: Nhìn chung việc cắt giảm thuế quan có thể làm giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu

Thứ ba: Để giảm tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, các chính phủ thường điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu theo hướng(i) tạo lập hệ thống thu thuế hữu hiệu bằng cách sớm chuyển dịch cơ cấu thuế từ thuế XNK sang cơ chế thuế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; (ii)cải cách các biện pháp thương mại có tác động tích cực tới nguồn thu( như thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế)

Thứ tư: Sử dụng công cụ chính sách thuế để nâng cao năng lực các ngành hàng, nhất là các hàng còn non trẻ sau khi gia nhập WTO nhìn chung bị thu hẹp cả về mức độ, phạm vi và loại hình áp dụng

Trong bối cảnh mới để đảm bảo việc gia nhập mang lại nhiều lợi ích như tăng trưởng thương mại, kinh tế, nâng cao năng lực các ngành hàng trong nước, bảo hộ các đối tượng dễ bị tổn thương, các nhóm giải pháp phải dựa trên các tư tưởng chủ đạo sau:

Một là: Việt Nam nên coi gia nhập WTO là bước cải cách tiếp theo trong tiến trình cải

cách kinh tế và là tiền đề quan trọng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả những cải cách sâu rộng trong nước khác, do vậy cần thực hiện nghiêm túc các cam kết gia nhập nhất là cắt giảm hàng rào thuế quan

Hai là: Khi gia nhập WTO, việc điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu phải được

thực hiện một cách đồng bộ, không mâu thuẫn với các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Các biện pháp điều chỉnh chính sách thuế cụ thể cần bám sát những tư tưởng chủ đạo trên đây để việc gia nhập WTO thực sự mang lại lợi ích ròng lớn hơn và thiêt thực đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế xã hội trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam đã là thành viên của WTO (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w