THÀNH VIÊN CỦA WTO
3.1.2. Quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu
3.1.2.1. Điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện các cam kết quốc tế
Trước năm 1987 Việt Nam chưa có Luật thuế Xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng mậu dịch. Từ năm 1988 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch
chính thức có hiệu lực, đánh dấu mức quan trọng thể chế hóa chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hệ thống biểu thuế của Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ năm 1991 và được điều chỉnh theo hệ thống hài hòa thuế quan(HS) 1992. Sau khi gia nhập khu vực thương mại tự do ASEAN(AFTA) để gia nhập WTO, việc cơ cấu lai cơ bản chính sách thuế đã được tiến hành từ năm 199( theo quyết định 1983 của Bộ Tài chính, ban hành ngày 11/12/1998). Từ đó Biểu thuế quan bao gồm ba loại thuế suất
Thuế suất MFN áp dụng cho những nước đã dành quy chế MFN cho Việt Nam
Thuế suất ưu đãi có hiệu lực chung(CEFT) áp dụng cho nước nhập khẩu từ các nước ASEAN và hàng dệt may của EU theo Hiệp định Dệt may Việt Nam- EU
Thuế suất phổ thông thường cao hơn 50% so với thuế suất MFN cho tất cả các nước không thuộc các nhóm trên
Chính sách thuế quan của Việt Nam trong những năm qua nhìn chung hướng tới:
Ưu đãi hàng hóa các nước có quan hệ thương mại ưu đãi đối với Việt Nam.
Bảo hộ sản xuất trong nước.
Hỗ trợ xuất khẩu , cắt bỏ hạn chế định lượng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài
Thống nhất chế độ hai giá
Thuế quan hóa và cắt bỏ hạn ngạch thuế quan
Cắt bỏ dần hạn chế xuất khẩu
Tương thích hóa quy định khác của WTO
Đối với hạn ngạch nhập khẩu: số lượng hàng hóa phải chịu hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam đã giảm xuống từ năm 1999. Đên cuối năm 2005 hạn ngạch chỉ còn áp dụng với đường và xăng dầu nhập khẩu
Đối với hạn ngạch xuất khẩu, đến nay Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu trừ một số loại hàng thiết yếu đặc biệt là gạo. Trong Bị vong lục về chế độ ngoại thương đệ trình lên WTO gạo là nông sản duy nhất bị áp dụng hạn ngạch xuất khẩu vì lý do an ninh quốc gia
Đối với thuế xuất khẩu: Việt Nam áp dụng thuế suất những năm đầu đổi mới, song từ năm 1998 đến nay các loại thuế này đã được dỡ bỏ cùng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu chỉ còn hai mặt hàng chịu thuế xuất khẩu là dầu thô và kim loại phế thải
Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp phi thuế quan dưới dạng thụ phu đối với một số hàng nhập khẩu từ năm 2000 theo chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng. Việt Nam cũng đã từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp/ hàng xuất nhập khẩu trong và ngoài nước giữa các thành phần kinh tế, điều này thể hiện khá rõ nét trong các biện pháp thuế nhất là thuế quan đánh vào hàng ô tô, xe máy, điện tử…trong các nỗ lực nội địa hóa các sản phẩm này
Điều đáng lưu ý là khi Việt Nam ngày càng tự do hóa thương mại sâu và rộng hơn thì mức thuế quan trung bình đã tăng dần từ 10,7% năm 1992 lên 16,2% năm 2000 và 18,5% năm 2003. Nguyên nhân chủ yếu khiến mức thuế quan bình quân giản đơn tăng dần là do Việt Nam thực hiện thuế quan hóa một số mặt hàng nhập khẩu thuộc diện hạn chế định lượng, nhất là theo cam kết CEPT/AFTA điều chỉnh thuế theo Biểu hài hòa thuế quan ASEAN, chuyển các hàng rào phi thuế quan thành thuế quan và việc đưa các loại thuế và phí khác vào các dòng thuế
Biểu khung thuế mới sẽ được sửa đổi để đảm bảo phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết gia nhập WTO.
Trước hết vì theo cam kết gia nhập WTO, hầu hết các mức thuế của những mặt hàng
trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đều thấp hơn mức trần của khung và nhiều mặt hàng có mức thuế suất cam kết thấp hơn mức sàn của khung. Do đó, để phù hợp với cam kết, chúng ta phải hạ các mức thuế suất trần và sàn của khung.
Thứ hai, từ năm 2008, Việt Nam phải thực hiện Danh mục Biểu thuế chung ASEAN
mới (AHTN 2007) đã được các nước xây dựng trên Hệ thống mô tả và mã hàng hóa HS2007 của Tổ chức Hải quan thế giới, trong đó mô tả của nhiều nhóm mặt hàng đã được thay đổi so với Danh mục biểu thuế mà chúng ta đang áp dụng. Ngoài ra, Biểu khung thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi mới cũng được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện và thời hạn; ổn định khung thuế suất đối với những nhóm mặt hàng đang được thực hiện có hiệu quả trên thực tế và phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chỉ cắt giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phế liệu kim loại. Vì vậy, việc điều hành thuế xuất khẩu chủ yếu là
do yêu cầu quản lý Nhà nước chứ không phụ thuộc vào cam kết hội nhập. Biểu khung thuế xuất khẩu mới được xây dựng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hạn chế xuất khẩu những sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế và về cơ bản vẫn giữ nguyên khung thuế suất với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế.
Khung thuế suất trần của một số nhóm hàng được điều chỉnh tăng lên là dầu mỏ (từ 0-8% lên 0-20%); than đá (từ 0-5% lên 0-20%); quặng kim loại (từ 0-3%; 0-5% và 5-20% lên thành 0-20%) nhằm định hướng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô và tập trung cho sản xuất trong nước là chính. Các mặt hàng được giảm thuế suất trần và sàn là nhóm hàng phế liệu sắt thép (từ 30-40% xuống 10-30%); phế liệu kim loại màu (từ 40-50% xuống còn 10- 40%) để phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
Trên cơ sở Biểu khung thuế nhập khẩu gồm 1.221 nhóm mặt hàng hiện hành, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi với 10.680 dòng thuế chi tiết và theo cam kết WTO, Việt Nam ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế này. Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm có thuế suất cam kết thấp hơn mức trần, chỉ một số mặt hàng có mức cam kết thấp hơn mức thuế sàn của khung thuế suất. Do đó, Biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi mới sẽ giảm mức thuế suất trần khung của 1.149 nhóm hàng (chiếm 94%) để phù hợp với cam kết WTO và những nhóm hàng mà mức khung thuế suất hiện hành đang cao hơn nhiều so với thực tế áp dụng. Giảm mức thuế suất sàn khung của 202 nhóm hàng (chiếm khoảng 16,5% trong Biểu khung) để thực hiện cam kết gia nhập WTO và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời góp phần giảm thuế đầu vào đối với những nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Mức sàn khung của 1.019 nhóm hàng khác vẫn được giữ nguyên.
3.1.2.2 Quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ và nâng cao năng lực các ngành hàng trong nước
Nhìn chung chính sách thuế xuất nhập khẩu chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất một số ngành nông sản và công nghiêp thay thế nhập khẩu trong đó có hàng tiêu dùng
Đối với hàng nông sản: Các sản phẩm nông nghiệp có mức thuế nhập khẩu bình quân
là 24,5% với 12 mức thuế suất từ 0-100% cao hơn nhiều so với mức trung bình chung là 18%:
khẩu lên tới 40-50%) với mức thấp hơn so với các loại thit( gia súc, gia cầm) tươi sống và đông lạnh, sữa, các loại thực sạch, gạo, đường thô, gia vị( thuế suất 15%-30%) và khuyến khích nhập khẩu các loại cây giống, con giống, các loại lông thú, da thú và bông, những nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp dệt và may mặc
Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc điều chỉnh, cải cách chính sách thuế của mình , giảm số mức thuế từ 16 xuống còn 11 trong những năm gần đây. Việt Nam cũng cố gắng đơn giản hóa cơ cấu thuế theo hướng áp dụng một mức thuế cho mỗi chương. Việc đơn giản cơ cấu thuế được coi là tác nhân quan trọng góp phần giảm chi phí hành chính của thủ tục hải quan cũng như giảm thiểu sự nhầm lẫn giữa các mức thuế đối với người đóng thuế
Việt Nam cũng đã có những bước tiến dài trong nỗ lực cắt giảm hàng rào phi thuế quan. Từ hai mặt hàng nông sản chịu hạn ngạch nhập khẩu năm 1999( đường ăn và dầu thực vật) đến cuối năm 2005 chỉ còn lai một mặt hàng là đường ăn và từ tháng 1/2006 được chuyển sang hạn ngạch thuế quan. Số lượng các mặt hàng nông sản thuộc diện chịu hạn ngạch thuế quan cũng giảm đáng kể. Các biện pháp phi thuế quan đã được Việt Nam nỗ lực cắt giảm
Đối với hàng công nghiệp: Các mặt hàng công nghiệp chế biến nhất là hàng tiêu dùng
được bảo hộ với mức thuế suất nhập khẩu trung bình, nhất là hàng tiêu dùng được bảo hộ với mức nhập khẩu trung bình cao nhất từ 20-60, nhóm hàng được bảo hộ với mức độ thấp hơn là nguyên liệu trung gian đầu vào
Cơ cấu thuế quan theo công đoạn chế biến của Việt Nam có những điểm chung với cơ cấu thuế quan của nhiều nước trên thế giới, nghĩa là có sự leo thang về thuế quan từ hàng thô/ sơ chế qua mức hàng bán thành phẩm và đạt mức cao nhất đối với hàng thành phẩ. Tuy nhiên một số mặt hàng bán thành phẩm nhập khẩu được dùng làm đầu vào sản xuất mà Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu có thuế quan cao hơn đầu vào cho những ngành cạnh tranh nhập khẩu
Các hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ hay thuế quan hóa. Từ 15 mặt hàng chịu hạn chế định lượng năm 1999 đã giảm xuống còn một mặt hàng là xăng dầu năm 2003. 72 mặt hàng chịu thụ phu hoặc thu chênh lệch giá đã được chuyển sang thu bằng thuế nhập khẩu, tiến tới bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu
Gần đây Bộ tài chính vừa chính thức có quyết định 17/2008/QĐ-BTC điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một loạt mặt hàng để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đáng chú ý là nhóm mặt hàng xuất khẩu được điều chỉnh thuế chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu khoáng sản, được điều chỉnh theo hướng tăng. Bộ tài chính điều chỉnh theo hướng giảm thuế đối với một số hàng nông sản, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, nhưng tăng mạnh ở một số nhóm hàng như ô tô; cụ thể đối với mặt hàng xuất khẩu than đá được điều chỉnh lên 15% thay cho mức 10% trước đây, dầu mỏ chịu mức thuế 8%, các loại quặng kim loại như sắt, đồng chịu mức thuế 20%, các loại đá dùng trong xây dựng chịu mức thuế 12%
Đối với thuế nhập khẩu, các mặt hàng từ cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác, động vật đã chết …được hạ xuống mức 0-5%. Điều đáng chú ý nhất, Bộ tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô lên mức cao mới. Theo đó các loại xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người, kể cả xe chở người có khoang hành lý riêng và ô tô đua…nếu được nâng lên mức thuế khá cao là 83%( từ mức 70% trước đó). Bên cạnh đó những loại xe ô tô chở 10 người trở lên nếu không phải là xe đặc chủng dùng trong chuyên ngành chuyên biệt được quy định cụ thể cũng phải chịu chung mức thuế 83%. Tại quyết định này, hàng loạt mặt hàng là linh kiện ô tô, máy móc phụ tùng phục vụ cho việc lắp rắp trên các loại ô tô cũng được điều chỉnh theo những mức cụ thể khác nhau theo mức tăng trung bình là 3-5%
3.1.2.3 Đánh giá quá trình điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu và những thách thức khi Việt Nam là thành viên của WTO.
Nhìn chung Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình cải cách, điều chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu. Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại lớn nhất trong các nước đang phát triển với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn.
lạnh dân dụng, linh kiện ôtô, xe máy nguyên chiếc... Trong đó, hàng điện tử, điện lạnh dân dụng giảm từ 50% xuống còn 30-40%. Xe máy nguyên chiếc giảm từ 100% xuống 90%.
Ngoài ra, còn có một số mặt hàng giảm nhiều so với mức thuế suất hiện hành (từ mức 20- 40% xuống còn 0-5%) là những vật tư chuyên dùng cho ngành hàng không và một số ngành sản xuất khác mà trong nước không sản xuất được.
Có thể thấy, mặc dù chưa gia nhập WTO, nhưng trong khuôn khổ hợp tác khu vực và song phương, các dòng thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam đã phải có những bước tiên phong, hội nhập khá sâu rộng. Nổi bật trong đó là việc tham gia Hiệp định CEPT/AFTA và ký kết Hiệp định song phương Việt Nam- Hoa Kỳ.
Vì vậy, xét dưới góc độ thuế xuất nhập khẩu, trên thực tế Việt Nam đã chấp nhận và thực hiện một số nguyên tắc cơ bản của WTO trong quan hệ với với các đối tác thương mại.
Trong khung khổ CEPT/AFTA, tháng 12/2000, Chính phủ đã thông qua lộ trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt Nam cho giai đoạn 2001-2006 để giảm thuế cho toàn bộ 97,07% số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Ngày 1/7/2003, Chính phủ đã công bố Danh mục thực hiện CEPT 2003-2006 ban hành theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP bao gồm 10.143 mặt hàng với lộ trình cắt giảm khác nhau, nhưng khá triệt để.
Theo lộ trình này có thể thấy thời gian thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam là rất gấp rút, trong khi đó số lượng mặt hàng phải cắt giảm thuế còn lớn. Điều này gây áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước do phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tuy nhiên, nếu so với các nước thành viên ASEAN có cùng điều kiện là Lào, Myanmar và Campuchia thì tốc độ thực hiện CEPT của Việt Nam còn chậm bởi vì các nước này đã hoàn thành cơ bản nghĩa vụ cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% theo đúng quy định của CEPT/AFTA.
Cùng với việc cắt giảm thuế, các thủ tục hải quan của Việt Nam đã được đơn giản hóa và rút ngắn, các hạn chế định lượng như hạn ngạch và giấy phép đã được xóa bỏ, một số biện pháp phi thuế quan khác cũng sẽ dần được xóa bỏ trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi theo CEPT.