mạng: 700VND / 1 phút, tính theo block 6 giây + 1
• Cước phí gửi tin nhắn SMS nội mạng: 250 VND / 1 SMS
• Cước phí gửi tin nhắn SMS ngoại mạng: 350 VND / 1 SMS
• Cước gọi quốc tế: 3,960 VND / phút (kể từ phút thứ 2) và 4,114 VND/ phút đầu tiên, tính cước theo block 6 giây +1.
• Cước phí gửi tin nhắn SMS quốc tế: 2,500 VND / 1 SMS
• Gói cước Big Save của Beeline là gói cước này không giới hạn ngày sử dụng.
Sau khi tung ra gói cước rẻ như cho này, các mạng di động lớn ở Việt Nam đã có một đợt giảm cước lớn.
Người tiêu dùng không còn sốc nữa do hiệu ứng của Big Zero trước đó
Gia nhập vào thị trường viễn thông Việt Nam, Beeline phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh : Mobifone,Viettel,Vinaphone,S-Fone,EVN Telecom,Vietnamobile. Trong đó đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Beeline là 3 đại gia cố cựu Mobifone, Viettel, Vinaphone và nhà mạng có cùng vị thế tân binh Vietnamobile
a. Mobifone:
Vị thế: Được đánh giá là mạng chất lượng trên thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2009 Mobilefone đang có 35 triệu thuê bao. Trong 18 năm hoạt động, MobiFone là doanh nghiệp nhà nước thành công trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao với những con số ấn tượng. Trong suốt 3 năm 2007 tới 2009, MobiFone luôn là doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao: về thuê bao, doanh thu, lợi nhuận đạt mức tăng trên 100%, tăng năng suất lao động 11%, tăng mức thu nhập bình quân đầu người của đội ngũ cán bộ công nhân viên ở mức 40%, mức độ tối ưu hoá tài nguyên kho số trên 80%... Đặc biệt, năm 2010 MobiFone là đơn vị đứng đầu danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế cao nhất Việt Nam với số tiền đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 6000 tỷ đồng. Về mặt đầu tư công nghệ, MobiFone đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hơn 42 triệu khách hàng.
Các chiến lược :
• Tung ra các bộ kit (hòa mạng mới) trả trước có mệnh giá 65.000 đồng
• Tăng tài khoản kích hoạt lên 120.000 đồng (trước là 100.000 ðồng) bằng đúng tài khoản mà Beeline ðang khuyến mãi.
• Các chính sách ưu đãi đối với các thuê bao trả sau
• Năm 2010, MobiFone tạo ra một cú sốc cực lớn trên thị trường với việc cho phép khách hàng gọi miễn phí "quên ngày tháng" gần như chính sách của gói cước BigZero mà Beeline đang áp dụng.
• Về các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… để tặng sim di động miễn phí cho sinh viên_ Nhân dịp năm học mới, MobiFone còn phát miễn phí 375.000 bộ Q- Student cho sinh viên của 300 trường đại học, cao đẳng… trên cả nước .Khách
thời sinh viên, kể từ ngày đãng ký.
• Gói cước Q-teen tạo ra các ưu đãi cho các bạn trẻ tuổi teen: Điểm đặc biệt của gói cước này là hằng ngày có 3 giờ gọi với cước nội mạng được giảm 50% (6 - 8 giờ, 12 - 13 giờ). Thêm vào đó, khách hàng có thể đăng ký nhắn tin hằng ngày với mức cước 3.000 đồng/lần và được nhắn 100 tin nhắn nội mạng miễn phí. Người dùng còn được tặng 15.000 đồng/tháng cước GPRS, 25 tin nhắn MMS/tháng... Cước nội mạng của Q-Teen là 1.480 đồng/phút, ngoại mạng 1.680 đồng/phút.
b. Viettel:
Vị thế : Năm 2009, Viettel là mạng di động có thị phần lớn nhất Việt Nam, cũng trong năm này Viettel có khoảng 45 triệu thuê bao và đạt lợi nhuận đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.054 tỷ đồng.
Các chiến lược :
• Tung ra các bộ kit (hòa mạng mới) trả trước có mệnh giá 65.000 đồng.
• Vào đầu năm học mới, ngoài việc tặng sim miễn phí cho các sinh viên với số lượng sim lên tới 300.000, nhà khai thác di động 098 - Viettel Telecom còn tặng thêm các quyền lợi khác khi sử dụng.
• Gói cước sinh viên hội tụ tất cả những tính năng ưu việt nhất từ các gói cước hiện có của Viettel
• Áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng.
c. Vinaphone:
Vị thế : Năm 2009, doanh thu toàn mạng của VinaPhone đạt gần 21.000 tỷ đồng, phát triển thêm hơn 10 triệu thuê bao mới.
Các chiến lược :
• Cho ra tài khoản của bộ kit mệnh giá 65000 đồng là 105.000 đồng cùng với 20 phút gọi và 50 SMS nội mạng miễn phí.
• Áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng.
• Tạo ra các dịch vụ gia tăng độc đáo,thú vị bên cạnh giá cước rẻ nhằm kích thích khách hàng trẻ.
d. Vietnamobile:
• Năm 2009, đội quân bán hàng với biệt hiệu "cơn lốc màu cam" của mạng di động Vietnamobile đã có mặt ở khắp các trường đại học. Không chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, gói cước, các nhân viên của hãng còn trực tiếp bán thẻ sim, thậm chí là phát miễn phí cho các sinh viên với thủ tục dễ dàng. Chỉ cần xuất trình chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên là họ có thể sử dụng dịch vụ với số tiền có sẵn trong tài khoản lên tới vài trăm nghìn đồng.
• Áp dụng chương trình khuyến mại trên thời gian gọi đi. Theo đó, tất cả các khách hàng khi gọi đi bằng tài khoản chính sẽ được tặng 2 phút miễn phí trên mỗi 2 phút gọi nếu tổng thời gian gọi cả ngày từ 2 phút trở lên. Số phút miễn phí được tặng bắt đầu từ 10h sáng ngày kế tiếp và chỉ có thời hạn sử dụng đến hết ngày thứ hai, không cộng dồn và được chia đều cho các cuộc gọi nội và ngoại mạng. Hết 2 ngày, khuyến mại còn dư sẽ không được bảo lưu.
• Năm 2011, song song với một loạt các chương trình khuyến mại trọng điểm dành cho miền Trung, mới đây Vietnamobile đã tăng cường thêm sự quan tâm tới các khách hàng ở khu vực phía Bắc bằng sự ra đời của bộ hòa mạng mới “Sim Miền Bắc”. Với những ưu thế vượt trội về giá cước, vùng áp dụng rộng nhất miền Bắc và chất lượng mạng, Vietnamobile hy vọng “Sim Miền Bắc” sẽ thu hút được thêm nhiều khách hàng tham gia hòa mạng và tận hưởng những giá trị bất ngờ mà nhà mạng này mang lại. Vietnamobile vừa tung ra bộ Kit hòa mạng mới dành cho các khách hàng thuộc toàn bộ khu vực miền Bắc với tên gọi “Sim Miền Bắc”. Theo đó, khách hàng ở 26 tinh phía Bắc từ Hà Giang tới Nghệ An chỉ phải trả 680đ/ 1 phút từ tài khoản chính cho bất kỳ cuộc gọi nội hay ngoại mạng – mức giá cước tốt nhất trên thị trường hiện nay. Được biết đến như một mạng di động có gói cước sáng tạo nhất trên thị trường, Vietnamobile đang dần chiếm được lòng tin và sự yêu mến của cộng đồng sử dụng di động tại Việt Nam. Chia nhỏ theo từng vùng để phục vụ khách hàng được tốt nhất, chiến lược đúng đắn của Vietnamobile ngày càng khẳng định slogan “ ưu thế bất ngờ” khi nhà mạng này liên tục mang đến cho khách hàng những ưu đãi lớn.
4. Tình hình phân phối
Beeline có các đại lý phân phối, cửa hàng ủy quyền và các nhà bán lẻ sim, thẻ cào phân bố rộng rãi.
đại lý ở miền bắc, 19 đại lý ở miền trung và 39 đại lý ở miền nam.
Các cửa hàng ủy quyền phân bố khắp các thành phố lớn như : Hà Nội , Quảng Ninh, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Bình Định , Đắk Lắk , Tp. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hậu Giang, Ninh Thuận, Long An…
Ngoài ra Beeline còn có các cửa hàng di động phân bố trên nhiều trục đường ở các thành phố lớn. Nhờ các cửa hàng này, chỉ cần cách vài bước chân thì người tiêu dùng có thể có được sim hoặc thẻ cào của Beeline mà không phải đi tìm kiếm ở đâu xa.
5. Tình hình phủ sóng
Hiện tại Beeline đã phủ sóng 50 tỉnh thành bao gồm 5 thành phố chính: Hà Nội, Đã Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. Và 45 tỉnh: Miền Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc; Miền Trung: Bình Định, Dak Lak, Gia Lai, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị; Miền Nam: An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Tính đến hết quý 1 năm 2011, Beeline đã lắp đặt xong 2.500 trạm phát sóng và dự tính đến năm 2012 con số này sẽ tăng lên là 5.000 trạm. Số lượng trung tâm dịch vụ và chăm sóc khách hàng của Beeline cũng sẽ được tiếp tục mở rộng tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng.
III. Phân tích môi trường và Swot
1. Phân tích cơ cấu ngành.
1.1. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại :
Cạnh trang trong thị trường viễn thông di động có thể ví như cuộc “chiến trang” giữa những tổ chức với nhau, bao gồm các mạng di động : Viettel, Vinaphone, Mobiphone, Vietnamobile, Sfone, EVN telecom, Indochina telecom.
với các chiến thuật về giá cước, khuyến mãi và các sản phẩm gói cước đa dạng cả về trả sau lẫn trả trước. Trong đó, ba đại gia viễn thông thuộc sở hữu nhà nước là :
Viettel, Mobiphone và Vinaphone đang tạo thành thế “chân vạc” chiếm hầu hết thị phần (thuê bao) dịch vụ điện thoại di động, 94.54% .
( Nguồn : Sách trắng CNTT-TT 2011 )
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của thuê bao di động giảm dần và chậm lại tính tới thời điểm cuối năm 2010. Cụ thể : số thuê bao di động năm 2009 là 98,223,980 tăng
31.19% so với năm 2008. Số thuê bao năm 2010 đạt 111,570,201 thuê bao di động chỉ tăng 13,59% so với năm 2009. ( xem biểu đồ B1 ). Trong khi đó, hầu hết những thuê bao di động tăng thêm này là do những cá nhân đang sở hữu một thuê bao đăng kí mới. Bảng B2 cho thấy, trong năm 2009 và 2010, có ít nhất 5 người trong 100 người sở hữu 2 thuê bao di động trở lên trong năm 2009, và con số này tăng gấp đôi trong năm 2010.
Thông )
Tăng trưởng trong ngành chậm biến cuộc cạnh tranh thành một “cuộc chơi” giành giật thị trường. Từ đó làm cho việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành bao gồm Beeline, không kể 3 “ông lớn” của thị trường, sẽ khó theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành, và việc mở rộng quy mô cùng với ngành. Thứ hai, đối thủ với các chiến lược phát triển sử dụng chiến thuật cạnh tranh về giá đa dạng sẽ tạo nên một hàng rào rất lớn cho Beeline khi tham gia thị trường.
Hiện tại , Viettel , Mobiphone và Vinaphone thường xuyên sử dụng hình thức khuyến mãi tặng 50% giá trị thẻ cào vào tài khoản di động của khách hàng. Phát triển thuê bao mới bằng cách tặng 100% giá trị thẻ nạp trong 5 lần nạp tiền đầu tiên. Cùng với đó là việc giảm giá cước thông qua các hình thức khác nhau : Miễn phí gọi 10 phút đầu nội mạng của thuê bao Mobiphone, miễn phí 10 phút đầu cuộc gọi tới các mạng thuộc VNPT của thuê bao Vinaphone, hay 2000 VND cho 30 phút đàm thoại nội mạng của Viettel,…
Đang chiếm thị phần rất nhỏ, các mạng di động như Vietnamobile và S-fone có thể coi là đối thủ cạnh tranh gần nhất với Beeline. Vietnamobile có gói cước V-talk với từ 5000-7000VND cho từ 18-24 giờ đàm thoại mỗi ngày, 2000 VND cho số lượng không giới hạn tin nhắn mỗi ngày… S-fone với gói cước Free900 chỉ 400 VND cho 1 phút gọi nội mạng cộng với 900 phút gọi nội mạng miễn phí hàng tháng.
Thứ ba, các đối thủ cạnh tranh cân bằng nhau. Mặc dù có tương đối ích các doanh nghiệp đang tham gia thị trường viễn thông di động, tuy nhiên đối với Vinaphone, Mobiphone, Viettel với nhau, và các đối thủ còn lại với nhau, giữa 2 nhóm này có một khoảng cách về nguồn lực nhất định, nhưng trong mỗi nhóm lại có sự tương đồng về nguồn lực, quy mô . Do đó, có thể nói ngành sẽ kém ổn định , cuộc chiến giữa các doanh nghiệp sẽ kéo dài, và sự phản ứng lại, “trả đũa” sẽ rất mạnh mẽ và lâu dài. Mặc dù, cả 3 mạng Vinaphone, Viettel và Mobiphone đều thuộc sở hữu nhà nước , luật cạnh tranh cũng đã hạn chế vai trò áp đặt kỉ luật , cũng như điều phối các hoạt động
một tổ chức tham gia thị trường viễn thông di động thường thiết lập một khoản đầu tư ban đầu về hạ tầng kĩ thuật, công nghệ với số vốn rất lớn. Hầu hết chúng là những tài sản chuyên môn hóa có chi phí chuyển nhượng , chuyển đổi cao. Hai là trong trường hợp muốn rút lui khỏi ngành, tổ chức phải xem xét rất nhiều đến vấn đề chi phí cố định cho việc này : Chi phí điều hành hệ thống, thỏa ước lao động khi mà mỗi công ty sẽ có một bộ phận đông đảo nhân viên bảo trì, chăm sóc khách hang ( kể cả
outsourcing ), chi phí bảo quản thiết bị, linh kiện…. Vấn đề thứ ba cần xem xét khi rút lui khỏi ngành đó là quan hệ chiến lược giữa các doanh nghiệp với nhau. Nó có thể là bộ mặt của 1 tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, đại diện cho hình ảnh, năng lực marketing, khả năng tài chính …Hoặc là các mối quan hệ chiến lược đã được thiết lập, chúng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bao gồm đối tác, khách hang . Những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định rút lui khỏi thị trường của các đối thủ trong ngành, và cả Beeline Việt Nam.
1.2. Áp lực từ những sản phẩm thay thế :
Beeline với gói cước “Big Save” chưa phải chịu áp lực rất lớn từ những sản phẩm thay thế trên thị trường . Khi mà mạng internet tại Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển, và các ứng dụng đàm thoại thông qua internet cũng đang có bước tiến. Tuy nhiên, đại đa số người dùng điện thoại sử dụng internet vẫn không thường xuyên sử dụng các chức năng thoại thông qua internet. Ngoài ra, việc số người sử dụng smart phone vẫn còn chiếm thiểu số, thì việc sử dụng internet phone vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm thay thế thông qua internet nổi bật là Skype của Microsoft, Yahoo. Trong tương lai xa, việc phát triển của dịch vụ 3G, 4G và thị trường smart phone tại Việt Nam ngày càng phát triển. Các sản phẩm thay thế sẽ lien tục được cải tiến và nhiều đại gia trong thị trường viễn thông, công nghệ phần mềm gia nhập. Dự đoán sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh thật sự buộc doanh nghiệp phải cắt giảm giá và cải tiến chất lượng từ bây giờ. Beeline Việt Nam cần phải có chiến lược rõ ràng cho gói cước Big Save.
1.3. Khách hàng sử dụng dịch vụ :
Sản phẩm viễn thông, kể cả gói cước giá rẻ Big Save hiện tại, có thể nhận thấy chúng đều là những sản phẩm chuẩn hóa, và không có đặc trưng quá khác biệt với
nhiều nhà mạng.
Khách hàng không mất quá nhiều, hoặc thậm chí là không mất để có thể chuyển đổi từ gói cước của nhà mạng này sang gói cước của nhà mạng khác. Nó sẽ làm giảm đi lòng trung thành của khách hàng, khả năng gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp viễn thông cũng kém . Điều này buộc Beeline phải đẩy mạnh cạnh tranh với các nhà mạng còn lại, nhằm chiếm được khách hàng, đặc biệt là khách hàng trung thành.
Khi chen chân vào thị trường, một mạng di động mới như Beeline còn vấp phải một rào cản nữa là thói quen tiêu dùng.Với việc quen sử dụng sim di động là Viettel, VinaPhone hoặc MobiFone, ngay cả việc chen chân dành suất là sim di động thứ hai