2.4.2Thủ tục đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 57 - 62)

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

2.4.2Thủ tục đầu tư

Các lần sửa đổi luật đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn với thủ tục đơn giản hơn, nhanh chóng hơn với đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc cấp phép vừa theo ngành nghề vừa theo quy mô dự án. Dự án lớn, dự án theo lĩnh vực đầu tư có điều kiện đo Bộ Khoa học đầu tư xét cấp phép. Đối với các dự án khác việc cấp phép được phân cấp cho các chính quyền địa phương hoặc ủy quyền cho các ban quản lý các khu công nghiệp , khu chế xuất.

Theo quy mô dự án:

Tình hình cấp phép theo cơ quan quản lý đầu tư như sau:

- Trung ương: 20% số dự án, tương đương 76% tổng số vốn đăng ký - Địa phương: 80% số dự án, tương đương 24% tổng số vốn đăng ký.

Trong đó khu công nghiệp khu chế xuất: cấp phép cho 33% số dự án, 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Cách phân cấp cấp phép như vậy không khuyến khích dự án lớn; nhà đầu tư né tránh bằng cách chia nhỏ thành nhiều dự án, thực hiện theo nhiều giai đoạn.

 Đơn giản hóa thủ tục

Đầu những năm 2000 đã bổ xung chế độ đăng ký cấp phép cùng với chế độ thẩm định cấp phép hiện hành. Luật đầu tư 2005 quy định chế độ đăng ký đầu tư ( áp dụng cho các dự án dưới 300 tỷ USD) và thẩm tra đầu tư ( trên 300 tỷ USD). Thời

gian cấp phép tối đa là 45 ngày. Thực tế những năm qua cho thấy việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư và chế độ một cửa còn nhiều khó khăn vì liên quan đến tổ chức cán bộ và nhiều yếu tố khác.

 Quy hoạch

Nhiều quy hoach ngành và sản phẩm được xây dựng và trình thủ tướng chính phủ phê duyệt, làm căn cứ cho quá trình thẩm định, xem xét cấp phép các dự án DDTNN ( điện, cơ khí, dệt may hóa chất, than thép, ô tô, vật liệu nổ công nghiệp, nhựa, giấy sữa , thuốc lá…). Trong đó các quy hoạch này đã xác định nhu cầu các loại nguồn vốn, trong đó có ĐTNN. Tuy nhiên, một số quy hoạch chất lượng thấp, chưa tính đến đầu tư nước ngoài, chứa đựng những hạn chế không phù hợp với pháp luật và cam kết quốc tế do không được cập nhật thường xuyên hoặc nhằm hạn chế, ngăn chặn cạnh tranh của các doanh nghiệp mới. Ngoài ra một số ngành còn chưa xây dựng quy hoạch ( công nghiệp phụ trợ điện tử, giáo dục đại học, học nghề) làm trở ngại việc cấp phép. Đã xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư cho từng giai đoạn nhưng trên thực tế không có ý nghĩa trong việc cấp phép.

Yêu cầu cấp phép

Tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với sản phẩm công nghiệp đã được xóa bỏ và được thay bằng ưu đãi theo chế độ đăng ký. Những hạn chế tỷ lệ vốn góp bằng chuyển giao công nghệ tối đa 20% và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu ( đối với các ngành sữa, dầu thực vật, mía đường, gỗ) đã được xóa bỏ. Trong luật đầu tư 2005 đã quy định loại bỏ các rào cản đầu tư liên quan đến thương mại, trong đó có các yêu cầu này.

 Thủ tục cho thuê đất gồm 2 giai đoạn trước khi nộp đơn và sau khi nộp đơn cấp phép. Hiện chưa có một mẫu thống nhất về hợp đồng thuê đất. Quyền cấp giấy phép cho thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã được chuyển từ thủ tướng chính phủ sang nhân dân cấp tỉnh, còn trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nhà đầu tư sang chính quyền địa phương. Thời gian làm thủ tục thuê đất kéo dài từ 2-3 năm. Khu

công nghiệp, khu chế xuất là một giải pháp tốt để giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất.

2.4.3 Ưu đãi về tài chính

Hình thức ưu đãi bao gồm miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp ( doanh thu), thuế chuyển lợi nhuận, tái đầu tư, chuyển lỗ và khấu trừ chi phí, thuế bản quyền đối với chuyển giao công nghệ.

 Thuế thu nhập doanh nghiệp]

Mức thuế: trước đây có mức thuế phổ biến là 25%, ngoài ra có mức ưu đãi là 20%, 15% và 10%. Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp còn áp dụng thuế chuyển lợi nhuận về nước ở mức 3%, 5% và 7%. Năm 2003 đã thống nhất mức thuế suất 28% như trong nước, đồng thời bỏ thuế chuyển lợi nhuận bằng việc ban hành nghị định 164/CP hướng dẫn việc thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vẫn được duy trì đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước, trong khu công nghiệp , khu chế xuất so với ngoài khu. Thời gian hưởng ưu đãi trước đây quy định tron giấy phép đầu tư và cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, nay giới hạn của một thời gian nhất định.

Tiêu chuẩn ưu đãi được xác định theo ngành nghề với hai mức khuyến khích và đặc biệt khuyến khích, mức độ sử dụng lao động ( từ 500 lao động trở lên), công nghệ tiên tiến ( chưa có các tiêu chuẩn cụ thể), địa bàn kém phát triển ( 2 mức: khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Quy định mới đã thống nhất danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế xuất và các mức ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế , đồng thời bổ xung một số tiêu chí áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Ưu đãi tái đầu tư bị thu hẹp từ chỗ áp dụng cho mọi khoản tái đầu tư thành chỉ còn được trả cho những khoản đầu tư vào lĩnh vực khuyến khích.

Ưu đãi theo ngành nghề: Danh mục ngành nghề ưu đãi được mở rộng nhưng chưa thực sự phù hợp với những ưu tiên phát triển hoặc danh mục cấp phép đầu tư. Do thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn được hưởng nên việc áp dụng dễ tùy tiện.

Ưu đãi theo địa bàn: chưa phản ánh đúng điều kiện kinh tế và nhu cầu của địa phương , trước đây khác với đầu tư trong nước, nay đã thống nhất. Ưu đãi trong khu công nghiệp, khu chế xuất cao hơn mức ưu đãi trung bình, đã điều chỉnh giảm mức phục hồi nhưng lại phục hồi ngay sau đó.

Ưu đãi them của địa phương: tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hạ tầng do địa phương cung cấp, đào tạo nhân lực cung cấp thông tin.

Lúc ban đầu ưu đãi do cơ quan cấp phép ghi trong giấy phép, sau đó do cơ quan tài chính xem xét quyết định và theo quy định mới nhất hiện nay do doanh nghiệp tự xác định theo căn cứ theo tiêu chuẩn luật định, cơ quan thuế kiểm tra rồi trừ vào nghĩa vụ thuế phải nộp.

Xuất nhập khẩu: chế độ đối với đầu tư nước ngoài đang tiến gần với đầu tư trong nước, bắt đầu từ xuất khẩu rồi đến nhập khẩu, hiện quyền xuất khẩu như tương tự trong nước ( trừ trường hợp chuyên kinh doanh xuất khẩu). Đã xóa bỏ việc phê duyệt kế hoạch, trước hết là đến xuất khẩu rồi đến nhập khẩu). Đã xóa bỏ việc phê duyệt kế hoạch, trước hết là xuất khẩu rồi đến nhập khẩu, sau hạn chế đối với tư liệu máy móc. Hiện vẫn ban hành danh mục hang hóa trong nước chưa sản xuất được sử dụng trong việc miễn giảm thuế nhập khẩu nhưng không cập nhật hàng năm và khó sát với thực tế.

2.4.4 Các chính sách đảm bảo đầu tư

 Chính sách không phân biệt đối sử

Trọng tâm là mở rộng quyền chủ động cho doanh nghiệp, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và mở rộng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước năm 2000 vấn đề này chưa được chú ý đầy đủ nhưng gần đây đã trở thành

một hướng chính để cải thiện chính sách và môi trường đầu tư, trước hết là trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả, bước đầu là thống nhất các chế độ về thuế, XNK và gần đây nhất là các quy định về doanh nghiệp và đầu tư, bao gồm việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, khuyến khích và đảm bảo đầu tư. Luật doanh nghiệp 2005 đã hình thành được khung pháp lý thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Luật đầu tư 2005 đã đảm bảo sự bình đẳng về điều kiện đầu tư kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Rõ ràng minh bạch

Việc phân bố các quy định và giải thích thắc mắc doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ, trong đó có quy định hiệu lực thi hành của văn bản sau khi đăng công báo và đối thoại doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, kể cả trực tiếp với với lãnh đạo nhà nước cao nhất. Nhưng do bản thân hệ thống luật phức tạp, thiếu nhất quán, thiếu cụ thể nên dù đã minh bạch hơn nhưng hệ thống luật pháp đầu tư nước ngoài vẫn chưa đủ rõ rang.

 Ổn định và nhất quán

Hệ thống luật pháp chính sách đầu tư nước ngoài được liên tục sửa đổi, bổ xung, ban hành mới để đáp ứng yêu cầu thực tế và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác là do thiếu thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, điều tra nghiên cứu thực tế, tham khảo kinh nghiệm nên vẫn chưa bao quát hết các vấn đề có thể xảy ra và cần giải quyết. Không những thế còn nhiều vần đề thuộc quan điểm đặt ra nhưng chậm được giải quyết như kết hợp kinh tế với an ninh quốc phòng tự làm hay cho nước ngoài cùng làm, kết hợp giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài… việc hướng dẫn cụ thể hóa các chủ chương, văn bản pháp quy của một số bộ ngành rất chậm.

Trong nhiều trường hợp thay đổi là rất cần thiết nhưng nguyên tắc không hồi tố và tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ, làm ảnh hưởng tiêu

cực đến lợi ích của nhà đầu tư, mặc dù Luật đầu tư nước ngoài đã có quy định về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w