Đánh giá chung về giải ngân các dự án ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 47 - 49)

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay

2.3. Đánh giá chung về giải ngân các dự án ở Việt Nam

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số dự án và vốn góp FDI đăng ký tăng nhanh, trong Khi đó giải nhân vốn FDI có nhiều biến đổi, có xu hướng tăng về số tuyệt đối nhưng tăng chậm lại về con số tương đối. Trong số 9803 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 149,7 tỷ đô la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 54,5 tỷ USD (bao gồm cả vốn góp và Vốn vay) khoảng 49 tỷ USD, chiếm 90% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ xung nguồn vốn

quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD.

Bảng 2.6: Tình hình giải ngân 1991-2007 Năm 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2006 - 2007 Giải Ngân ( tỷ USD) Tổng giải ngân 7,1 13,5 14,3 8,7 Vốn bên Việt Nam 1 1,5 2,3 1 Vốn nước ngoài 6,1 12 12,6 7,7

Giải ngân so với vốn đăng ký (%) 44% 64,80% 64,80% 27%

Vốn thực hiện của bên Việt Nam 86% 89% 88% 89%

Biểu đồ 2.7: Giải ngân vốn FDI từ năm 2005 đến 2009

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT

Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006 đạt 8,03 tỷ USD, vượt 4 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD). Vốn giải ngân tháng 12/2008 trên cả nước là 1,47 tỷ USD, nâng tổng số vốn giải ngân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Năm 2009 cũng là năm Việt Nam đạt kết quả giải ngân vốn FDI tương đối tốt. 10 tỷ USD là con số vốn FDI đã được giải ngân trong năm 2009, tuy chỉ bằng 87% so với cùng kỳ năm 2008 (11,5 tỷ USD) nhưng đã đạt được mục tiêu đặt ra

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w