Giấy Giới Thiệu:

Một phần của tài liệu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU (Trang 39 - 43)

3.3.1.Phiếu tiếp nhận bàn giao Hải quan:

3.3.4 Giấy Giới Thiệu:

Giấy giới thiệu rất quan trọng trong 1 số trường hợp, Hầu hết trong bộ hồ sơ khai Hải Quan nào cũng phải có giấy giới thiệu. Trên giấy giới thiệu có đóng dấu và ký tên của Giám Đốc, tên và chức vụ của nhân viên giao nhận…

Nhìn chung, giấy giới thiệu chứng minh được quyền được đứng ra thực hiện công tác giao nhận của Nhân Viên Công Ty.

3.3.5.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): 01 bản chính.

Đây là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa , nó có vai trò như sau:

 Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

 Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

 Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.

 Xúc tiến thương mại.

Tuy theo quan hệ giữa Việt Nam với khu vực và thế giới mà có những C/O khác nhau. Dưới đây là một số mẫu C/O:

SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 39 Lớp : CXN2/2

 C/O form A:Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế nhập khẩu của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển nhằm giúp cho sản phẩm của các nước này tiêu thụ được trên thị trường quốc tế; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

 C/O form B : Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP.

Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

 C/O form D : Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

 C/O form E : là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho các mặt hàng thuộc Hiệp định chung về mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc.

 C/O form AK : cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang HÀN QUỐC

 C/O form S : là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dùng cho các mặt hàng từ Lào về hoặc xuất đi Lào.

 C/O form O : là giấy chứng nhận xuất xứ lập riêng cho mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào những nước thuộc Hiệp hội cà phê thế giới ( International Coffee Organization ). Mục đích của C/O này là để nhận được những chính sách ưu đãi do Hiệp hội cà phê thế giới ban hành.

 C/O form X : là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu không qua các nước không thuộc Hiệp hội cà phê thế giới.

 C/O form T : là giấy chứng nhận xuất xứ dùng cho mặt hàng dệt xuất khẩu sang EU.

Với hàng nhập khẩu, C/O được bên xuất khẩu nước ngoài trực tiếp gởi qua theo như yêu cầu của bên nhập khẩu, nên không có thủ tục xin cấp C/O, chỉ có hàng xuất mới có.Nhà xuất khẩu được cấp lại C/O trong các trường hợp sau :

Trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp bị thất lạc, mất, hoặc hư hỏng ...Phòng Thương mại có thể sẽ cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp sau khi nhận được bộ hồ sơ, công văn yêu cầu cấp lại trong đó nêu rõ lý do và kèm theo bản sao C/O của lần cấp trước .

Trường hợp có thay đổi dữ kiện đã khai trong C/O theo yêu cầu của Nhà xuất khẩu , Phòng Thương mại sẽ cấp lại C/O sau khi nhận được bộ hồ sơ , công văn yêu cầu cấp lại có nêu rõ lý do đồng thời sẽ thu hồi lại bản chính C/O và các bản sao của lần cấp trước

3.3.6.Tờ Khai Trị Giá Tính Thuế Hàng Nhập Khẩu (1 Bản Chính ):

Tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu có kết cấu như sau, mặt trước gồm 24 tiêu thức, mặt sau từ tiêu thức số 6 đến 27:

+ Tiêu đề: dành cho công chức Hải Quan ghi.

+ Phần khai báo của người khai Hải Quan, từ tiêu thức 1 đến 24, và tiêu thức 6 đến tiêu thức 25

+ Tiêu thức 26 và 27 dành cho Công Chức Hải Quan.

Doanh nghiệp sẽ phân bổ cước phí cho từng đơn vị mặt hàng, và trị giá tính thuế từng đơn vị mặt hàng và điền vào tờ khai trị giá tính thuế nhập khẩu.

Mỗi Tờ khai trị giá tính thuế có thể ghi được 8 mặt hàng, mặt trước có thể ghi được 4 mặt hàng. Mặt sau ghi được 4 mặt hàng. Tờ khai trị giá tính thuế kê khai rõ tiền cước trên mỗi đơn vị mặt hàng cũng như các chi phí khác. Từ đó rút ra trị giá tính thuế nguyên tệ trên từng đơn vị mặt hàng một và trị giá tính thuế tính theo VNĐ.

SVTH: Nguyễn Trung Trực Trang 41 Lớp : CXN2/2

Nếu nhập khẩu theo giá CIF, tiêu thức số 07 không nhất thiết phải ghi mà chỉ ghi vào tiêu thức 23.

Nếu nhập theo giá FOB nhất thiết phải ghi rõ vào tiêu thức số 07 và ghi rõ chi phí vận tải, bốc xếp ..( tiêu thức 16) và chi phí bảo hiểm ( tiêu thức 17 ) vì phải quy về giá CIF để tính trị giá tính thuế.

Cách phân bổ cước cho từng đơn vị mặt hàng một, nếu nhập theo giá FOB:

Cước phí cho từng đơn vị mặt hàng =( tiền cước/ tổng giá FOB ) x đơn giá mặt hàng.

Cách tính phí bảo hiểm cũng tương tự như cách tính cước phí.

Sau khi xác định được tất cả các khoản mục. Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch như sau:

Trị giá tính thuế = trị giá giao dịch + các khoản phải cộng – các khoản được trừ.

Khi có phụ lục tờ khai, trong trường hợp có nhiều mặt hàng sẽ làm mất nhiều thời gian cho Công Chức Hải Quan khi phải nhập liệu vào hệ thống máy tính. Để giải quyết tình hình này, Hải Quan Việt Nam đã có giải pháp tương đối phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, bằng cách cho phép khai báo qua đĩa mềm, khai báo điện tử.

Thông thường khi khai Hải Quan, để tạo thuận tiện cho công chức Hải Quan và tiết kiệm thời gian, nhân viên giao nhận đánh máy sẵn các mặt hàng có trong phụ lục tờ khai, mã số hàng hóa, xuất xứ, đơn giá, thuế suất, tổng giá trị…….Font chữ theo tiêu chuẩn của nhà nước là bộ font TCVN, kiểu font .Vni-times trên nền chương trình Microsoft Excel và được lưu trong 1 đĩa mềm hoặc USB. Tên của tập tin trong đĩa

phải được đặt theo quy định là 8 kí tự thể hiện ngày tháng năm lập tờ khai GATT. Đĩa chương trình này được gọi theo thuật ngữ là đĩa GATT.

Đĩa GATT được lập trên nền Microsoft Excel, thường bao gồm 2 sheet: 1 sheet có tên GATT, 1 sheet thường đặt tên PHULUC tương đương với phụ lục tờ khai.

Trong sheet PHULUC được đánh máy theo như phụ lục tờ khai.

Khi khai Hải Quan, sau khi công chức tiếp nhận Hồ sơ sẽ xem xét và yêu cầu đĩa GATT, lúc này nhân viên giao nhận sẽ đưa đĩa GATT cho công chức Hải Quan tiếp nhận hồ sơ để nhập liệu vào hệ thống máy tính.

Đĩa GATT là 1 hình thức khai báo Hải Quan điện tử giúp rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp lẫn Công Chức Hải Quan. Doanh nghiệp nên đăng ký vì sẽ tiết kiệm được thời gian mỗi khi khai báo Hải Quan. Hiện tại, Trong hệ thống máy tính nối mạng của Tổng Cục Hải Quan đã có đầy đủ mọi thông tin từ phía doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã có mã số xuất nhập khẩu, chính vì vậy không cần phải đăng ký nữa mà chỉ cần khi khai Hải Quan, trong bộ tờ khai có phụ lục tờ khai thì doanh nghiệp nên dùng đĩa GATT.

Một phần của tài liệu Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu của CÔNG TY VIỆT TOÀN CẦU (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w