Về trang thiết bị máy móc

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 69 - 70)

IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY

a. Về trang thiết bị máy móc

Về thiết bị kéo sợi: hiện tại có khoảng 1.500.000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 350.000 cọc sợi (15.000 rô to) sản xuất khoảng 150.000 tấn sợi/năm. Hiện nay, công nghệ kéo sợi còn lạc hậu, trình độ tự động hoá thấp, sản xuất ra chất lượng thấp. Công nghệ kéo sợi chải thô chiếm phần lớn, sản xuất các loại sợi chỉ số thấp.

Về thiết bị dệt thoi: Hiện tại có khoảng 15.500 máy dệt thoi các loại, sản xuất được khoảng 500 triệu mét vải/năm, 25.000 tấn khăn bông các loại. Công nghệ dệt đã có những chuyển biến mạnh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiết bị cũ.

Về thiết bị dệt kim: hiện tại cả nước có khoảng 1.290 máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư giai đoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu. Những năm gần đây, nhiều thiết bị dệt kim được đầu tư mới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức v.v…nên đã đạt được năng suất, chất lượng cao.

Về thiết bị may: toàn ngành có khoảng 200.000 máy may các loại có thể sản xuất trên 500 triệu sản phẩm. Trong những năm 90, ngành may đã sử dụng rộng rãi máy may công nghiệp của CHLB Đức, Nga, sau đó liên tục đổi mới thiết bị bằng một số máy may công nghiệp của Nhật, Italia, Hàn Quốc, Đài Loan v.v…qua nhập khẩu và thông qua FDI vào Việt Nam. Nhiều thiết bị chuyên dụng như trang thiết bị điện tử dừng kim, lại mũi, cắt chỉ, hệ là hơi, hệ giặt mài đá, các máy thêu tự động nhiều đầu, dây chuyền may đồng bộ có nhiều máy chuyên dùng may các loại như áo sơ mi, quần Jean, áo Jácket v.v…đã bước đầu sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết kế, khâu cắt vải và sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. So với các doanh nghiệp may trong nước, doanh nghiệp

may FDI có ưu thế hơn về công nghệ, trang thiết bị, khả năng sản xuất những sản phẩm cao cấp đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là quản lý tiết kiệm nguyên, vật liệu, giảm giá thành.

Mức tiêu hao năng lượng ở các doanh nghiệp Việt Nam cao gấp 2 lần mức trung bình của thế giới. Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được coi là khu vực công nghiệp tiên tiến của Việt Nam thì mức tiêu hao nguyên liệu cũng bằng 1,2 đến 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Do trình độ công nghệ thấp, trình độ và mức độ tiếp cận với công nghệ mới có hạn dẫn đến các doanh nghiệp e ngại với các phương thức kinh doanh hiện đại, hiệu quả mà chi phí thấp như kinh doanh bằng thương mại điện tử, quảng cáo và tìm đối tác trên mạng Internet...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w