Kiến nghị với NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định nói chung và đối với các doanh nghiệp xây lắp nói riêng.

3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của các cơ chế, chính sách của NHNN. Vì vậy, để các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả, NHNN phải tăng cường vai trò chỉ đạo của mình.

Trước hết, NHNN cần có những sửa đổi bổ sung nhiều nội dung không còn phù hợp với điều kiện hiện nay của 2 luật ngân hàng. Cần phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng các văn bản, quy phạm dưới luật hướng dẫn cụ thể 2 luật này.

NHNN cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (TPR) và trung tâm thông tin tín dụng ( CIC). NHNN nên đưa ra mức độ rủi ro của từng loại ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động của

doanh nghiệp để ngân hàng có những luận cứ so sánh, phân loại rủi ro. Xây dựng CIC trở thành nơi cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho các NHTM. Ngoài những thông tin do báo cáo của các NHTM gửi đến, trung tâm này cũng cần tích cực thu thập thông tin từ các nguồn như tổng cục thống kê, các Bộ, ban ngành hoặc là muc thông tin của các tổ chức quốc tế.

NHNN cần xây dựng và ban hành quy trình, nội dung thẩm định DAĐT thống nhất đối với NHTM trên cơ sở nghiên cứu của các cơ quan khoa học, của Bộ Kế hoạch Đầu tư và các ngân hàng cho phù hợp với thực tiễn. Hiện nay do chưa có sự thống nhất trong công tác thẩm định giữa các NHTM nên việc tính toán hiệu quả dự án có khi khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc các ngân hàng tham gia đồng tài trợ. Ví dụ, cùng một DAĐT nhưng do lãi suất chiết khấu tại các ngân hàng khác nhau nên khi thẩm định sẽ cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác nhau. Hàng năm NHNN nên tổ chức các buổi hội thảo về thẩm định trong toàn ngành để các ngân hàng học hỏi, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác với nhau, cùng rút kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Để tích lũy kinh nghiệm và cũng như học hỏi lẫn nhau thì bản thân các ngân hàng cần chủ động trong việc hợp tác, trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Mỗi ngân hàng đều có đặc điểm và thế mạnh riêng, sự hợp tác này nhằm bổ sung hỗ trợ nhau cùng phát triển, đặc biệt là trong các dự án đồng tài trợ.

Chỉ đạo các NHTM liên kết với nhau thành hệ thống liên ngân hàng, hợp tác với nhau trong việc cung cấp thông tin khách hàng nhằm hạn chế rủi ro trong việc tiếp nhận thông tin. NHNN cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ xây dựng, Bộ Kế hoach và Đầu tư … để phân loại doanh nghiệp thống nhất, tránh tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng các ngân hàng đánh giá, xếp loại khác nhau gây khó khăn trong công tác thẩm định.

Hiện nay, quy trình thẩm định của Ngân hàng ĐT&PT VN khá đầy đủ ,chi tiết và khoa học. Tuy nhiên, từ những chính sách của chính phủ và NHNN cần ban hành những phụ lục bổ sung cho đầy đủ cập nhật những thông tin và phương pháp tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ bản trong toàn hệ thống để cán bộ thẩm định dễ dàng so sánh, đánh giá. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, vì các ngân hàng thường có thói quen làm việc theo văn bản, áp dụng cứng nhắc so với thực tế.

Cần hỗ trợ chi nhánh trong việc thu thập thông tin. Ở Việt Nam, các NHTM thường kiểm tra thông tin đối với các khách hàng quan hệ lần đầu từ 2 nguồn cơ bản là CIC và TRP. Thực chất những nguồn thông tin này được tập hợp từ các báo cáo tài chính của các NHTM nên chưa cập nhật và tính thuyết phục chưa cao. Hiện nay, NH ĐT & PT VN đã thành lập phòng phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, NHDT&PTVN cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của phòng này. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả thu thập, xử lý dữ liệu từ các chi nhánh.

NHDT&PTVN nên nghiên cứu và nhanh chóng đưa trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh nói chung và nghiệp vụ thẩm định DAĐT nói riêng.

Bên cạnh đó, NHDT&PTVN cũng cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt các chủ trương, kế hoạch của nhà nước, của các Bộ để kịp thời phổ biến cho các chi nhánh trong hệ thống. Từ đó xác định đúng đắn phương hướng hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động cho vay các DAĐT mang tính chất chiến lược.

Cần xây dựng phương pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định để đáp ứng được yêu cầu của tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Áp dụng các hình thức phong phú, đa dạng như đào tạo, huấn luyện, tổ chức các buổi hội thảo, các khóa tập huấn nghiệp vụ để cán bộ có dịp gặp gỡ,

trao đổi kinh nghiệm… trong và ngoài hệ thống. Có kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân sự làm công tác thẩm định trong toàn hệ thống nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thẩm định phương diện kỹ thuật đối với các dự án xây lắplà rất khó. Do vậy, NHDT&PTVN nên có những giải pháp cụ thể, hỗ trợ cho các chi nhánh bằng các biện pháp như tổ chức dịch vụ tư vấn kỹ thuật hoặc tuyển thêm nhân viên chuyên ngành kỹ thuật sau đó đào tạo nghiệp vụ ngân hàng.

Để tránh rủi ro đối với những khoản cho vay lớn, ngân hàng nên chuyển thẳng vào tài khoản của các đơn vị cung ứng vật tư hoặc đơn vị thi công theo các hợp đồng đã ký kết, biên bản nghiệm thu từng hạng mục công trình mà không cấp tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của các khách hàng trực tiếp vay vốn.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn đối với các doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT HN. Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w