IV. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
3. Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 1 Phân tích thực trạng và kế hoạch xuất khẩu của công ty cổ phần
3.1 Phân tích thực trạng và kế hoạch xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
Căn cứ vào kế quả kinh doanh năm ngoái và tình hình thị trường, phòng kế hoạch của Intimex đã lập kế hoạch mục tiêu kinh doanh cho năm tới và nó có được hiệu lực khi hội đồng quản trị thông qua.
Biểu đồ 7 và các con số ở bảng 6 đã thể hiện Intimex đã đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra và doanh thu tăng hơn nhiều so với năm trước trong hai năm 2006 và 2007. Do lạm phát trên thế giới, Công ty không thực hiện được kế hoạch mục tiêu đề ra cho năm 2008 và doanh thu đã giảm xuống.
Năm 2006, Intimex đã đạt 109,71% mức doanh thu mong muốn trong kế hoạch kinh doanh xuất khẩu từ 120 triệu USD lên tới 131,654 triệu USD. Đây là một thành công lớn bởi vì một số mặt hàng đã vượt quá mục tiêu kế hoạch đưa ra như cà phê, thủy sản, bột sắn.
Năm 2007, Intimex đã dự tính cho mục tiêu kế hoạch một cách chi tiết cho cả năm với doanh thu xuất khẩu 135,587 triệu USD. Con số này khá cao so với năm trước. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, công ty đã vượt xa mục tiêu 105,29% lên tới con số 142,137278 triệu USD nhờ sự tăng trưởng trong xuất khẩu hải sản và cà phê Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2007 ít hơn năm 2006 nhưng Công ty về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch và điều đó đã mang đến niềm vui cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế xảy ra tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu của Intimex nói riêng. Mặc dù công ty đã hai lần điều chỉnh mục tiêu kinh doanh đặt ra doanh thu xuất khẩu mục tiêu là 115,324 triệu USD nhưng tổng giá trị xuất khẩu
vẫn không thực hiện được như kế hoạch đã định, chỉ đạt được 110,948778 triệu USD và thực thi được 96,47% kế hoạch kinh doanh.
Nhu cầu của một số thị trường đã giảm, hàng xuất khâu sang Châu Âu và Mỹ thì rớt gía.Với việc trượt khỏi hoàn toàn thị trường xuất khẩu lạc đồng nghĩa với việc doanh thu từ mặt hàng này bằng không, doanh thu của hàng thủ công và dệt may cũng giảm xuống đáng kể. Tác động này là hiển nhiên trong năm 2009, nó cần thiết cho Công ty để lập kế hoạch mục tiêu doanh thu xuất khẩu 2009.
3.2 Những giải pháp thúc đấy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Intimex Việt Nam hiện nay Intimex Việt Nam hiện nay
Bằng cách tham chiếu đến giá trị xuất khẩu thực tế và các mặt hàng của Intimex, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng thị trường xuất khẩu của Intimex đã phát triển và mở rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Ngày nay, Intimex đã có mối quan hệ kinh doanh với hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới. Intimex tập trung mở rộng thị trường vào cả hai mặt phạm vi và chất lượng.
Những phương thức hiện nay của Intimex nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu như sau:
3.2.1 Những giải pháp cho nguồn hàng xuất khẩu
a. Kiểm soát giá hàng xuất khẩu: Giá cả và chất lượng là hai nhân tố quan trọng
để thắng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Về mặt hàng thủy sản, Công ty đã đầu tư cho hai nhà máy chế biến thủy sản hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để có thể tự kiểm soát giá cũng như chất lượng hàng. Xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu, Mỹ phải vượt qua được rào cản chất lượng hết sức nghiêm ngặt.
Đối với việc xuất khẩu tôm tươi và mực ống sang những thị trường đó, Intimex phải kiểm soát hết sức nghiêm ngặt từ khâu chọn giống tôm, kỹ thuật tăng trưởng đến khâu chế biến và đóng gói…
Về mặt hàng nông sản, nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu mua từ người nông dân và các hộ tư nhân vì thế giá cả và chất lượng rất khó kiểm soát.
Đối với việc kiểm soát chất lượng, công ty mời các cán bộ kiểm duyệt nhà nước giám sát như kiểm định SJS, kiểm định cà phê, Vinacontrol. Đối với việc kiểm soát giá, công ty chào giá dựa trên giá thu mua cộng thêm những chi phí hợp lý và một mức lợi nhuận có thể chấp nhận. Nhìn chung, giá cà phê trên thế giới gần như đã là mức giá chung được chốt lại trong giao dịch tương lai. Chốt giá mua và bán thì khá phức tạp, căn cứ vào việc xác định giá cả hiện tại, hợp đồng bán cà phê chia làm hai loại: hợp đồng trực tiếp và hợp đồng tương lai. Hợp đồng trực tiếp là hợp đồng có giá xác định trên hợp đồng bằng xác nhận của bên mua và bên bán. Những hợp đồng tương lai chi tiết về số lượng và chất lượng cà phê, chúng được tiêu chuẩn hóa để tạo thuận lợi cho giao dịch tương lai.
b.Giải pháp cho việc thu mua hàng xuất khẩu
Việc tổ chức chuyên canh trong trồng trọt thì dễ dàng kiểm soát khâu đóng gói sản phẩm chất lượng từ chọn giống đến chế biến sản phẩm xuất khẩu nhất là đối với hàng xuất khẩu sang những thị trường khó tính nhất như Nhật, Châu Âu và Mỹ.
3.2.2 Phương thức mở rộng thị trường
Phương thức doanh nghiệp đến doanh nghiệp(B2B) đã được Intimex áp dụng trong một thời gian dài. Intimex có trang web riêng: www.intimexco.com, để tự giới thiệu, tại đây công ty có thể quảng bá hình ảnh và khả năng xuất nhập khẩu của mình. Các đối tác có thể lấy thông tin qua trang web một cách dễ dàng. Mặt khác, Intimex đã đăng ký trở thành thành viên trên những trang web B2B nổi tiếng khác, là cổng thông tin cho bên mua và bên bán gặp nhau như www.tradekey.com, www.alibaba.com.
Phương thức giao tiếp kinh doanh quốc tế của Intimex chủ yếu là qua email, fax và điện thoại. Đây là một ví dụ cho quá trình có được một hợp đồng
mới theo cách thông thường, Intimex tìm kiếm khách hàng mới qua các trang web, chào bán xuất khẩu của mình và đợi trả lời, sau đó đưa mẫu và thỏa thuận điều kiện, thời hạn hợp đồng. Sau cùng, ký hợp đồng qua email, fax và tiến hành thực hiện trách nhiệm ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng mới có thể đến từ các mối quan hệ của lãnh đạo, các hội chợ thương mại quốc tế hoặc trung tâm xúc tiến thương mại.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX