Cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 37 - 40)

III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam

1. Cơ cấu thị trường

Trong những năm 1980-1990, thị trường chính của Intimex là Liên Xô và các nước Đông Âu. Sản phẩm xuất khẩu dựa vào những hiệu ước giữa hai chính phủ, hàng đổi hàng. Vì vậy, thị trường của công ty ổn định và được Nhà nước đảm bảo.

Từ những năm 1990, Cộng hòa Xô Viết sụp đổ, Công ty gặp phải rất nhiều thách thức như mất đi thị trường truyền thống, lực lượng lao động dư thừa, chất lượng nhân công thấp. Công ty đã phải tìm cách để vượt qua được những khó khăn để tiếp tục xuất khẩu hàng nông sản và gia nhập vào thị trường mới.

Vào những năm 1988-1990, Công ty chỉ có quan hệ kinh doanh với 19 nước trên thế giới, tăng lên 18 nước đến năm 1990 và 43 nước vào năm 2000.

Đến nay, Intimex đã thâm nhập được vào thị trường của hầu hết tất cả các nước trên thế giới với thương hiệu nổi tiếng.

Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu của khu vực thị trường năm 2008

TT Thị trường nhập khẩu (USD)Tổng giá trị xuất Giá trị xuất khẩu (USD) %

1 Jordan 9.119.006 9.119.006 100.00% 2 Syria 2.397.286 862.213 52.89% 3 Sudan 2.096.735 2.096.735 100.00% 4 Nga 13.036.508 5.489.458 44.74% 5 Ấn Độ 22.366.594 18.205.672 84.29% 6 Bỉ 8.244.201 5.214.314 69.74% 7 Mỹ 18.936.634 12.557.212 69.11% 8 Georgia 9.506.848 9.506.848 100.00% 9 Pháp 12.732.950 1.032.604 8.63% 10 Anh 9.840.632 1.103.514 12.16%

11 Tây Ban Nha 4.951.196 2.126.996 50.84%

12 Ai Cập 6.666.248 3.556.801 60.29% 13 Pakistan 1.639.270 872.117 100.00% 14 Yemen 3.819.356 3.819.356 100.00% 15 Thổ Nhĩ Kỳ 5.469.874 2.032.156 43.21% 16 Hà Lan 13.171.673 7.159.862 57.72% 17 Thụy Điển 16.119.914 12.766.034 83.15% 18 Nhật Bản 3.013.861 986.512 43.91% 19 Italy 1.552.011 1.552.011 100.00% 20 Hàn Quốc 3.025.667 1.049.002 46.45% 21 Singapore 8.680.908 3.460.071 43.72% 22 Hong Kong 12.677.684 9.087.082 76.29% 23 Trung Quốc 9.107.142 9.107.142 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng kế toán)

Do khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty giảm từ 142 triệu USD năm 2007 xuống còn 110 triệu USD vào năm 2008.

Tuy vậy, Công ty đã tích cực nghiên cứu lại thị trường và mở rộng được thị phần ra các khu vực khác trên thế giới. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở bảng dữ liệu sau:

Bảng 6: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu thương mại

Khu vực thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tây Âu 25,81 27,98 23,82 Trung Đông 15,52 10,23 9,63 Mỹ 8,83 10,77 6,54 Ấn Độ 6,85 8,3 7,01 Châu Phi 13,25 13,05 10,61 Đông Nam Á 5,75 5,4 5,78 Hàn Quốc 6,82 6,02 5,3 Trung Quốc 4,04 4,08 11,73 Đông Âu 6,5 4,9 5,72 Khác 6,63 9,27 13,86

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng kế toán)

Khu vực Tây Âu trở thành thị trường lớn nhất của Intimex, đã từng bước thay thế thị trường Nga và Đông Âu vốn là những thị trường truyền thống của Công ty trong những năm 1990, thị phần đã chiếm đến 25,81% năm 2006, 27,98% năm 2007 và 23,82% năm 2008.

Người dân ở khu vực Trung Đông thường dùng gia vị trong các bữa ăn nên thị trường Trung Đông cũng là thị trường quan trọng cho xuất khẩu nông sản gia vị như hạt tiêu, gừng, quế. Trong những năm gần đây, từ khi tình hình chính trị ở khu vực này luôn bị xáo trộn và khủng bố, chúng đã tác động đến doanh thu xuất khẩu ở thị trường này của Intimex giảm từ 15,52% năm 2006, 10,23% năm 2007 và 11,63% năm 2008.

Thị trường Châu Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Điều này cũng có nghĩa là Intimex không chỉ đón nhận nhiều cơ hội kinh doanh mà Intimex còn phải đối mặt với một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và hàng rào thuế quan. Duy trì và phát triển thị trường này là mục tiêu chính của Intimex, vì vậy, tỷ trọng giá trị xuất khẩu ở thị trường Châu Mỹ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty lên xuống thất thường từ 8,83% năm 2006, 10,77% năm 2007 và 7,54% năm 2008.

Thị trường Châu Phi như Sudan, Libya và Ai Cập cũng là một trong những thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của Intimex. Những thị trường đó tiêu thụ một lượng hàng hóa đáng kể như cà phê, hạt tiêu. Doanh thu xuất khẩu vào

khu vực này giữ tỷ trọng rất ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Intimex, 13,25% năm 2006, 13,04% năm 2007 và giảm nhẹ xuống còn 10,61% vào năm 2008.

Hơn nữa, Intimex cũng tiến hành xuất khẩu vào các thị trường lớn như Ấn Độ và các nước trong khu vực Asean. Do khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, thị phần tại thị trường các nước Châu Mỹ, Tây Âu giảm mạnh như thị trường Châu Mỹ từ 10,77% năm 2007 xuống 6,54% năm 2008 trong khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng từ 4,08% năm 2007 lên 11,73% năm 2008.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty cổ phần Intimex Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w