Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 47 - 52)

1. Thuận lợi :

a, Về Chính trị- ngoại giao

 Chính trị ổn định, quan hệ gần gũi, thân thiết, chặt chẽ →cơ sở vững chắc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại phát triển rộng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn. Tháng 11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với một tổ chức khu vực là EU. 5 năm sau, mối quan hệ “chưa từng có ấy” đã được cụ thể hóa bằng bản Hiệp định khung về hợp tác, tập trung trên lĩnh vực thương mại. Một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ hai bên đã được thiết lập.

 ASEAN,APEC có mối quan hệ rộng và từ lâu với EU→ mở rộng thêm thị trường, tăng thị phần. Trên bình diện đa phương, sau khi trở thành thành viên ASEAN, mối quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các thành viên EU nói riêng đã được bổ sung và hỗ trợ thêm thông qua mối quan hệ EU - ASEAN cũng như trong khuôn khổ hợp tác giữa hai châu lục (ASEM). Đặc biệt, việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEM V (l0/2004) tại Hà Nội càng

góp phần tăng cường thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

b, Về Văn hóa- Xã hội

Có nhiều cơ hội tiếp cận nền văn hóa, phong tục, tập quán →tạo điều kiện tìm hiểu thị trường kinh doanh

Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khá lớn. Hơn thế nữa, tại một số nước lớn như Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Ba Lan có cộng đồng doanh nhân người Việt năng động có khả năng phân phối hàng Việt Nam trên qui mô lớn;

Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong những năm từ 1996 đến nay, EU tài trợ cho chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai bên. Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) góp phần nâng cao hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam với một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưung cũng rất gần gũi với những giá trị nhân văn chung của nhân loại. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển.

c, Về kinh tế

 500triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỉ USD chiếm 27% GDP thế giới.

 Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỉ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu.

 EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần Mỹ

 Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.

Chính vì vậy:

Thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu, thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng sở tại;

Sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan;

Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung lẫn nhau nhiều hơn tính cạnh tranh xét trên tổng thể. Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn…Đây là những sản phẩm Việt Nam có nhu cầu ngày càng tăng nhưng khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu,… là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi Ưu đãi thuế

Thuế nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ giảm →có lợi cho doanh nghiệp.

Luật lệ EU mở rộng ổn đinh, thống nhất→đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn→giảm thời gian và chi phí

d, Về Khoa học - kỹ thuật

Nâng cao quản lý, đào tạo nhân lực

⇒ Phát triển nền kinh tế, thương mại trong nước, nâng cao đời sống của người dân

2. Khó khăn

Trong khi quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu cơ bản đang phát triển tốt nhờ những yếu tố thuận lợi như đã nêu trên thì doanh nghiệp Việt Nam trong việc thông thương với thị trường EU còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn:

- Hàng rào thuế quan: một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt cài inox vẫn thuế cao trên thị trường châu Âu. Tháng 6 năm 2008, Hội đồng châu Âu đã thông qua việc không cho các sản phẩm thuộc mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011; tháng 10 năm 2008, Uỷ ban châu Âu quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Quyết định về thuế chống bán phá giá này lẽ ra đã hết hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2009 nhưng đã được mặc nhiên gia hạn trong thời gian rà soát và có khả năng tiếp tục kéo dài nhằm bảo hộ ngành giày dép của một số nước thành viên EU trong khi gây tổn hại cho ngành giày dép Việt Nam.

Bên cạnh đó, hàng rào thuế quan của EU đối với một số mặt hàng nông sản của VN rất cao như gạo (100%) hay đường (lên đến 200%) mặc dù các mặt hàng này được hưởng GSP. Trong khi một số lượng lớn hàng của nhiều nước khác được giảm nhiều hơn hoặc miễn thuế do được hưởng các ưu đãi thương mại riêng. Do đó mà hàng hóa VN xuất khẩu sang EU khó cạnh tranh được với hàng hóa của các nước vùng châu Phi, Thái Bình Dương và Caribe cũng như một số nước Đông Âu (do các nước này được hưởng ưu đãi thương mại theo công ước Lomé hay các hiệp ước liên kết)

- Hàng rào kỹ thuật vẫn là một công cụ phòng vệ thương mại được nhiều nước châu Âu sử dụng khá phổ biến để hạn chế hàng nhập khẩu với mục đích tuyên bố là bảo vệ người tiêu dùng nhưng cũng nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đang bị mất dần lợi thế so sánh so với hàng nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật được Uỷ ban châu Âu áp dụng đối với thủy sản (tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm), hàng dệt may (thay đổi cách phân loại), hóa chất và các sản phẩm dùng hóa chất (qui định về đăng ký và cấp phép), v.v.... Liên bang Nga cũng thỉnh thoảng áp dụng các biện pháp tương tự nhưng ở mức độ thấp hơn. Các nước SNG khác chưa áp dụng nhiều các biện

pháp này. Cũng chính vì hàng rào này mà hiện nay EU đang tiến hành hạn chế nhập khẩu cá da trơn (cá tra, basa) của VN do phát hiện dư lượng kháng sinh bị cấm.

- Bên cạnh đó, các hàng rào thương mại phi thuế quan khác vẫn còn được sử dụng như hạn ngạch nhập khẩu (đặc biệt với hàng dệt may VN). Và hàng loạt những rào cản khác. Ví dụ như từ tháng 12 năm 2007, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC); trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51 lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 trường hợp). Trong đó, có 31 trường hợp đối với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 trường hợp đối với nông sản, thực phẩm (tương đương với năm 2007).

Trong bối cảnh suy giảm sản xuất, tiêu dùng nói riêng và sự suy thoái của nền kinh tế EU nói chung, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như thủy sản, đồ gỗ, rau quả, thực phẩm có thể sẽ gặp khó khăn khi EC ban hành các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về mặt chính sách, qui trình hoạch định và ban hành các quyết định liên quan đến thương mại của EC khá phức tạp. Trên phương diện pháp lý, các nước thành viên EU đã trao quyền hoạch định chính sách thương mại cho Uỷ ban châu Âu nhưng tất cả các nước này đều cử đại diện và chuyên gia tới Bruxeles làm việc tại các cơ quan quyền lực của EU. Với qui mô EU ngày càng mở rộng, việc thiết kế và quyết định chính sách thương mại chung cho cả khối sẽ trở nên ngày càng khó khăn và chậm chạp. Việc vận động hành lang đối với các chính sách này cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

- Về phía các nước SNG, chính sách thương mại còn có yếu tố bất ngờ và không phải lúc nào cũng theo qui chuẩn quốc tế vì phần lớn các quốc gia SNG chưa phải là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ví dụ: Nga đã từng hạn chế số lượng cảng biển được phép nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2008; bổ sung thủ tục và tăng cường giám định thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2009.

- Suy thoái kinh tế tại châu Âu làm giảm nhu cầu nhập khẩu và có thể lặp lại theo chu kỳ.

- Tại một số nước hoặc khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định về an ninh nội bộ và trong quan hệ với các nước láng giềng. Một số án mạng do các hành động thù địch người nước ngoài tại Nga hay cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Grudia hồi tháng 8 năm 2008 liên quan đến 2 tỉnh ly khai Nam Osstia và Apkhadia có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nếu Chính phủ các nước không kiểm soát được các yêu tố này;

- Khác biệt về tập quán kinh doanh : Trong khi châu Âu có văn hoá kinh doanh phương Tây (dựa vào luật pháp và uy tín thương hiệu) thì Việt Nam vẫn mang đậm đặc trưng văn hoá phương Đông (chịu ảnh hưởng lớn của quan hệ và uy tín cá nhân);

- Trở ngại ngôn ngữ: Trong khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc tế thì nhiều doanh nghiệp (kể cả ở Việt Nam và một số nước Đông, Nam Âu) vẫn chưa làm chủ được ngôn ngữ này;

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 47 - 52)