Sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 43 - 47)

III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU:

2.Sau khi gia nhập WTO

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, Việt Nam cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

a, Nguồn vốn FDI:

EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, EU tiếp tục là đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD trong tổng số vốn FDI có tại Việt Nam.

Riêng năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3 tỉ USD vào Việt Nam, tăng 76,9% so với năm 2007.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ KH&ĐT, EU hiện đang là khu vực có tỷ lệ giải ngân vốn FDI tại Việt Nam rất cao 60% (với 7/11,8 tỷ USD vốn cam kết). Con số này cao hơn nhiều với tỷ lệ chung của Việt Nam là khoảng 17% (với 11,5/64 tỷ USD vốn FDI

Theo số liệu mới nhất, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam của các doanh nghiệp thuộc EU lên tới 60 phần trăm tổng vốn cam kết. Đây được xem là con số ấn tượng vì tỉ lệ giải ngân vốn FDI trung bình của cả nước năm 2008 chỉ đạt 17 phần trăm.Ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại EC tại Việt Nam, cho rằng sở dĩ tỉ lệ giải ngân FDI của các doanh nghiệp EU cao vì họ đến Việt Nam từ rất sớm so với các đối thủ khác.Mặt khác, cũng theo ông Antonio, các doanh nghiệp EU vốn quen với các thủ tục và sự khác biệt về hành chính giữa những thành viên trong EU nên không gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư ở Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp từ các nước EU vào Việt Nam năm 2009

Nguồn : Tổng cục Thống kê Nước Số dự án (dự án) Vốn đăng ký (nghìn USD) Vốn điều lệ (nghìn USD) CH Ailen 4 4.377 1.717 CHLB Đức 139 777.611 367.773 CH Séc 16 50.461 26.411 Đan Mạch 81 583.830 220.513

Hà Lan 124 2933.914 1577.891

Italia 34 162.002 42.472

Na Uy 19 66.536 28.894

Phần Lan 5 33.435 10.950

CH Pháp 274 3040.302 1543.273

Từ bảng số liệu trên , ta thấy Pháp là quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam với số dự án lên tới 274 và có vốn đăng ký là 3040.302 nghìn USD.Tiếp đó đến CHLB Đức với 139 dự án và vốn đăng ký : 77.661 nghín USD. Hà Lan với 124 dự án và 2933.914 nghìn USD. Có thể nói, Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Và chắc chẳn rằng trong năm 2010, lượng vốn FDI từ các nước EU vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng.

b. Viện trợ ODA

EU cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn thông qua nhiều dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nước sạch, trồng rừng nguyên liệu, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cấp cơ sở hạ tầng, miền núi, giáo dục đào tạo, y tế và nhiều chương trình phát triển xã hội khác.

 Năm 2006, EU viện trợ ODA cho Việt Nam 936,2 triệu USD

 Năm 2007 có nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường của các nước như Đan Mạch (HALIDA), Thuỵ Điển (SUDA), Pháp, CHLB Đức, Hà Lan. Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam vừa ký kết tháng 11 năm 2007 cho năm 2008 lên tới trên 1,2 tỉ USD, đứng ở vị trí thứ 2 sau Nhật Bản.

 Năm 2008, liên minh châu Âu EU gồm 28 thành viên viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 500 triệu Euro nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, các nước EC hỗ trợ 52 triệu Euro.

 Trong năm 2009, tổng số viện trợ EU cam kết dành cho Việt Nam là 716,21 triệu Euro (tương đương với 17,82% tổng số viện trợ nước ngoài), trong đó khoảng một nửa là viện trợ không hoàn lại (308 triệu Euro). Trong khoản tiền này, hơn 300 triệu euro là viện trợ không hoàn lại được sử dụng để hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Khoản viện trợ 716,21 triệu euro tương đương với 17,82% tổng số viện trợ nước ngoài dành cho Việt Nam.

c. Hợp tác, liên danh, liên kết

Năm 2007 nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở châu Âu như: Đan Mạch, Vương quốc Anh, CHLB Đức, Hà Lan... đã ký kết với Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam (Vinashin) đóng mới các tầu biển chở hàng, công suất lớn từ 53 nghìn tấn đến 104 nghìn tấn trị giá hàng tỷ Euro.

Gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm… cũng không ngừng mở rộng nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam với máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh nghiệp EU.

Lĩnh vực liên kết giữa EU và Việt Nam năm 2007 là các lĩnh vực giáo dục, đào tạo bậc đại học, trên đại học

d. Dự Án MUTRAP

Song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam là Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên - MUTRAP (Mutilateral Trade Assistance Project), một biểu tượng của quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại Đa biên là Dự án hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại lớn nhất và dài nhất của Liên minh châu Âu dành cho chính phủ Việt Nam, được khởi đầu với Giai đoạn chuẩn bị (1998- 1999), tiếp nối sau đó là các Dự án MUTRAP I (2001-2003), MUTRAP kéo dài (4/2003-3/2004), MUTRAP Bắc cầu (8/2004-11/2004), MUTRAP II (2005-2008) và hiện nay là MUTRAP III (2008-2012).

Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III có ngân sách 10.670.000 Euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 10.000.000 Euro và Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 Euro, được thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012. Dự án được xây dựng trên cơ sở Chiến lược Quốc gia giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam cho giai đoạn 2007-2013 và phù hợp với Chương trình Hành động hậu gia nhập WTO của Chính phủ để thực hiện các cam kết

WTO nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc tăng cường năng lực của Bộ Công Thương và các bộ, ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại của Việt Nam.

Dự án có 5 Hợp phần, bao gồm 44 hoạt động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hợp phần 1:WTO =>Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong việc điều phối và thực hiện các cam kết WTO bao gồm cả các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành;

• Hợp phần 2:Quan hệ với khu vực kinh tế tư nhân =>Tăng cường sự điều phối của Bộ Công Thương với khu vực tư nhân, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu để xây dựng một chiến lược hội nhập thương mại nhất quán, bền vững về mặt xã hội và môi trường;

• Hợp phần 3:FTA =>Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương để đàm phán và điều phối hiệu quả các thỏa thuận liên quan đến thương mại như AFTA, ASEAN cộng, và tham gia đàm phán hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác thương mại chủ yếu, bao gồm EU;

• Hợp phần 4:Dịch Vụ =>Tăng cường thuận lợi hóa thương mại dịch vụ thông qua việc nâng cao khả năng điều phối, thống kê và phân tích; • Hợp phần 5:Chính sách cạnh tranh =>Tăng cường năng lực của các bên

liên quan đến chính sách cạnh tranh để đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng, một sân chơi bình đẳng và công bằng cho mọi doanh nghiệp thông qua thực thi luật cạnh tranh.

Các hoạt động của Dự án được triển khai dưới nhiều hình thức : Nghiên cứu, khảo sát điều tra, đánh giá tác động, rà soát văn bản pháp quy; Đào tạo trong nước, tham quan khảo sát, đào tạo ở nước ngoài, tham gia các cuộc họp/ hội thảo/ sự kiện về các vấn đề WTO/Doha, đàm phán thương mại khu vực và song phương; Hội thảo phổ biến thông tin/ kết quả nghiên cứu; Xây dựng cơ sở dữ liệu, website, cổng thông tin điện tử và xuất bản ấn phẩm về các cam kết hội nhập, sách và tài liệu phổ biến thông tin, kết quả nghiên cứu. Những năm gần đây, cộng đồng người Việt tại các nước EU cũng là một cầu nối tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Hàng năm, cộng đồng người Việt tại EU đã nhập khẩu một lượng hàng Việt Nam để bán tại các trung tâm thương mại và các cơ sở kinh doanh của người Việt tại các nước này.

Hai bên cũng thỏa thuận tăng cường hợp tác, đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ

euro vào năm 2010, trên cơ sở dự kiến năm nay, con số này sẽ đạt hơn 12 tỷ euro.EU cũng cam kết sẽ hỗ trợ về mặt kỹ thuật để Việt Nam sớm được công nhận là có nền kinh tế thị trường.

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai.

Hiện nay, EU cũng là nhà đầu tư lớn thứ 2 có tỷ lệ giải ngân vốn FDI ở mức 7 tỷ USD, chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư mà EU cam kết đầu tư vào Việt Nam. Tỷ lệ này gấp 4 lần tỷ lệ trung bình (vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008, điều này khẳng định cam kết của cộng đồng doanh nghiệp EU với Việt Nam, ngay cả vào thời điểm khủng hoảng.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 43 - 47)