XUẤT KHẦU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM SANG PHẦN LAN THÁNG 1 NĂM

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 30 - 40)

2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU

XUẤT KHẦU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM SANG PHẦN LAN THÁNG 1 NĂM

Đơn vị : 1,000 USD Tên hàng Tháng 01/2010 Tháng 12/2009 % tăng giảm so với tháng %tháng 01/2010

Tổng cộng (1.000 EUR) 7,100 4,156 70.8 100.00 (1.000 USD) 10,133 6,073 66.8

Giày dép 2,179 886 145.8 21.50

Dệt may (quần áo) 2,099 1,504 39.5 20.71

Hải sản 133 112 18.8 1.31 Cà phê, trà, gia vị (gồm hạt tiêu) 366 98 272.0 3.61 - Cà phê 341 0 100.0 3.36 - Hạt tiêu 25 46 -45.5 0.25 Thủ công mỹ nghệ : 349 144 141.4 3.44 - NL là gỗ 26 3 824.9 0.25 - NL là gốm sứ, china (pha lê) 260 67 288.3 2.57

- NL là kim loại (copper, base metal,...)

11 9

19.7 0.11

- Mây, tre lá, nhựa và NL khác

52 66

-21.3 0.51

Rau quả và hạt điều 36 117 -68.7 0.36

- Hạt điều 10 99 -89.8 0.10

Đồ gỗ (Furniture) 955 559 70.6 9.42

Máy tính và linh kiện 317 339 -6.5 3.13

Sản phẩm chất dẻo 0 1 -66.3 0.004

Khác 3,700 2,312 60.1 36.51

-Phần Lan là thị trường có yêu cầu khá cao đối với các loại hàng hoá và rất ưa chuộng những mặt hàng mỹ nghệ.Tính đến tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường am nên tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, hay những mặt hàng truyền thống có giá trị gia tăng tốt…Đây sẽ là những mặt hàng có nhiều cơ hội được người tiêu dùng Phần Lan lựa chọn.

-Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam cũng là sản phẩm có nhiều triển vọng xuất sang thị trường Phần Lan. Hiện ở Việt Nam có nhiều loại hoa quả mà Phần Lan không có hoặc nếu có số lượng cũng rất hạn chế. Tiếp đến là cà phê, theo thống kê, Phần Lan đang là nước có tỷ lệ sử dụng cà phê trên mỗi

người cao nhất thế giới.

Ngoài ra, người Phần Lan cũng rất thích hải sản nhưng tôm lại hầu như không có ở Phần Lan. Trong khi đó, những mặt hàng này Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh.

-Hàng xuất khẩu sang Phần Lan phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Phần Lan mà của cả EU.

-Luật pháp của EU quy định khá rõ những điều khoản về tiêu chuẩn để bảo vệ người tiêu dùng, người lao động và môi trường. Trong đó, thực phẩm là nhóm hàng có những yêu cầu cao nhất, còn những yêu cầu cụ thể cho nhiều nhóm hàng khác có phần mềm dẻo hơn.

-Tuy nhiên, ngay từ lần đầu xuất khẩu hàng, các yêu cầu càng được thoả mãn bao nhiêu, những lần sau các doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi khi ký kết hợp đồng xuất hàng sang Phần Lan cũng như EU.

-Trong bối cảnh hiện nay thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yế Cũng theo thống kê của Phần Lan, trong những năm gần đây, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức từ 20-40%.

-Riêng năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt 239,6 triệu USD, tăng 40% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 134 triệu USD và nhập khẩu là khoảng 105 triệu USD. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể tin tưởng rằng, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước sẽ tiếp tục tăng trong năm 2009 này.

-Phần Lan đúng là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Không chỉ riêng Phần Lan, ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, ...mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá rất cao do giá thành rẻ và chất lượng tốt, lại ít khả năng kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt so với các mặt hàng lương thực thực phẩm khác .

-Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi đương đầu với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Thái Lan. Vì họ có thể đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng lớn do hầu hết các mặt hàng mỹ nghệ của họ được làm bằng máy móc và có mô hình sản xuất tập trung. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất thủ công với quy mô nhỏ và rải rác nên rất khó có thể cung ứng được những hợp đồng với số lượng -lớn trong một thời gian ngắn.

-Nếu Việt Nam đã phát hiện ra lợi thế của mình thì nên khắc phục những khó khăn, phát huy điểm mạnh, đưa ra những kế hoạch cụ thể, sản xuất chuyên nghiệp hơn, để đánh bại các đối thủ , độc quyền nắm giữ các thị trường tiềm năng.

b.Pháp

Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước trong năm 2009 đạt khoảng 1,73 tỷ euros tăng khoảng 5,92% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ yếu nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam, ước đạt trên 500 triệu euros, tăng 27,8% so với 2008. Đơn vị : Nghìn euros Nội dung 10 tháng 2009 10 tháng 2008 Tăng giảm so năm 2008(%) Xuất khẩu 1 032 172 1 032 053 0,01 Nhập khẩu 438 681 327 414 33,98

Cán cân thanh

toán 593 491 704 640 -15,77

Tổng kim ngạch 1 470 854 1 359 467 8,19 Nguồn : Số liệu Hải quan Pháp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 808.551.550 USD, chiếm 1,4% kim ngạch của cả nước và giảm 16,7% so với năm 2008.

Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm :

- Giầy dép - Dệt may - Đồ gia dụng

- Hàng nông, lâm, thuỷ sản - Đá quý, đồ trang sức - Đồ điện, điện tử - Dụng cụ cơ khí - Gốm sứ các loại - Cao su - Than đá

- Đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí - Sản phẩm nhựa

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp vẫn là các mặt hàng truyền thống. Trong đó, 6 mặt hàng có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng giầy dép tuy bị áp thuế chống bán phá giá nhưng kim ngạch vẫn đạt cao nhất với 159,75 triệu USD giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng đồ gia dụng và thủy sản cũng bị giảm. Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu đạt 83,31 triệu USD, giảm 9,1% so với năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng giảm sút đối với mặt hàng này vì :

- Hiện nay, cùng với việc áp dụng Luật an toàn thực phẩm chung do Ủy ban Châu Âu quy định thì Pháp vẫn áp dụng Luật quốc gia của mình. Do đó, thủy sản xuất khẩu cho dù có phù hợp với điều kiện của EU, nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng của Pháp chấp nhận.

- Thủy sản nhập khẩu vào Pháp vẫn phải chịu thuế VAT 5,3%.

- Ngoài ra, Pháp còn cấm nhập khẩu các loại cá như : Cá độc thuộc các họ như Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae, Canthigasteridae; Các sản phẩm cá chứa biotoxin như độc tố ciguatera hay muscleparalysing.

Về nhập khẩu:

Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam năm 2009 tăng đột biến so với các năm trước đó . Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Pháp đạt 864.396.304 USD, tăng 4,2% so với năm 2008.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam bao gồm : - Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

- Dược phẩm - Hóa chất

- Hàng dệt may cao cấp - Đá quý, đồ trang sức - Rượu, đồ uống

- Sản phẩm cao su

- Dụng cụ quang học, đo lường, y tế - Hàng mỹ phẩm

- Bột mì

- Xe các loại và phụ tùng.

Bước sang năm 2010, nền kinh tế Pháp có nhiều dấu hiệu phát triển khả quan. Nhu cầu của thị trường Pháp dự kiến có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ đối với các mặt hàng mà Việt Nam vốn có thế mạnh về xuất khẩu. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Pháp năm 2010 có thể chỉ tăng nhẹ so với 2009. Để tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Pháp, Việt Nam cần cải thiện sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu để dành lấy thị phần từ các nước đối thủ cạnh tranh truyền thống như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ và các nước Châu Á khác.

Ngoài các mặt hàng truyến thống, Việt Nam cũng có thể phát triển các mặt hàng xuất khẩu, như đồ sắt mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, thiết bị điện (bóng đèn tiết kiệm điện), dược liệu … để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Dự tính xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp năm 2010 chỉ tăng khoảng 3% so với năm 2009.

Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao vì : - Việt Nam tăng nhập khẩu máy bay Airbus từ Pháp: tại cuộc triển lãm hàng không Le Bourget Pháp năm 2009, Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mua 16 máy bay A321 và nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp từ 12 - 13/11/2009, Vietnam Airlines đã ký mua thêm 4 máy bay Airbus A380 (giá trung bình của loại máy bay này khoảng từ 200 đến 300 triệu USD/chiếc). - Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, dược phẩm, rượu, đồ uống, mỹ phẩm của Pháp.

Do vậy, dự tính tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam năm 2010 sẽ tăng trên 10% so với năm 2009.

Theo số liệu thống kê, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) song phương giữa Việt Nam và Tây Ban Nha trong 5 tháng đầu năm nay đạt 451.577.241 USD, giảm 1,4% so cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 393.378.438 USD (tăng 2,9%), nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt 58.198.803 USD (giảm 19%).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Tây Ban Nha (theo Tổng cục Hải quan Việt Nam) là hàng dệt may, với trị giá 100.087.008 USD, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Tây Ban Nha; và một số mặt hàng khác như giày dép đạt 94.172.428 USD, thuỷ sản đạt 63.605.078 USD và 58.943.351 USD.

Số liệu xuất khẩu hàng hoá sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng NK ĐVT 5 tháng đầu năm 2009 Tổng giá trị NK 393.378.438 Hàng thuỷ sản USD 63.605.078 Hạt điều Tấn 2.328.299 Cà phê Tấn 58.943.351 Hạt tiêu Tấn 4.870.515 Gạo Tấn 1.522.964 Sp từ chất dẻo USD 4.055.771 Cao su Tấn 2.387.302 Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù USD 15.149.647

Sp mây, tre, cói và thảm USD 2.956.590

Gỗ và sp gỗ USD 11.648.430

Hàng dệt may USD 100.087.008

Giày dép các loại USD 94.172.428

Sp gốm sứ USD 1.880.040

Đá quý, kim loại quý và sp USD 291.527 Sp từ sắt thép USD 1.050.614 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện USD 6.430.477 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng USD 1.016.122

Phương tiện vận tải và phụ tùng

USD 2.938.008

Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 12.266.650 USD, chiếm 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này. Và nhập khẩu một số mặt hàng khác như sản phẩm hoá chất, nguyên phụ liệu dược phẩm, dược phẩm, sữa và sp sữa… Số liệu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam từ Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng NK ĐVT 5 tháng đầu năm 2009 Trị giá (USD)

Tổng giá trị NK 58.198.803

Sữa và sp sữa USD 4.661.617

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

USD 1.489.574

Hoá chất USD 1.068.814

Sp hoá chất USD 5.357.537

Nguyên phụ liệu dược phẩm

USD 6.138.107

Dược phẩm USD 5.581.177

Chất dẻo nguyên liệu USD 1.182.322 Nguyên phụ liệu dệt may

da giày USD 2.006.662 Sắt thép các loại Tấn 3.082.577 Sp từ sắt thép USD 630.527 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện USD 666.561

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

USD 12.266.650

Ôtô nguyên chiếc các loại Chiếc 35.119 Linh kiện, phụ tùng ôtô USD 3.460.082

Một phần của tài liệu QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ EU (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w