Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua

Một phần của tài liệu Luận văn: So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 potx (Trang 62 - 65)

4.1.5.1 Tình hình nhiễm virus

Virus là một loại bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất và chất lượng của cây. Cây cà chua bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu nếu nhiễm nhẹ thì cây vẫn có khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa đậu quả. Trường hợp cây nhiễm bệnh virus nặng, biểu hiện cây có lá ở ngọn xoăn khảm và biến vàng lẫn trắng dẫn đến giảm khả năng quang hợp, đỉnh sinh trưởng ngừng tăng trưởng, thì cây không thể ra hoa kết quả, không cho năng suất.

Để đánh giá mức độ nhiễm virus của cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai nghiên cứu vụ sớm thu đông 2011, xuân hè 2012 qua 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, lần đầu tiên tiến hành sau trồng ra hoa ngày. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9 và 4.10.

Vụ sớm thu đông 2011: Qua theo dõi chúng tôi thấy tỉ lể nhiễm virus của các tổ hợp lai la rất thấp, một số tổ hợp lai nhiêm ở mức nhẹ với tỉ lệ với tỉ lệ % thấp như: T12, T14, T17, T18, T19, T20, T21 1 (1,52 – 3,03 %). Một số tổ hợp lai xuất hiện cây bị virus nặng T17 ở lần theo dõi thứ 3 với tỉ lệ 1,52 %; T18 ở lần theo dõi thứ 2 với tỉ lệ 3,03 % và T19 ở lần theo dõi 1 với tỉ lệ 1,52%. Giống đối chứng HT7 không bị nhiễm virus

Vụ xuân hè 2012: Qua bảng 4.10 ta thấy tỉ lệ nhiễm virus của các tổ hợp lai qua các lần theo dõi là rất thấp, một số tổ hợp lai nhiêm ở mức nhẹ với tỉ lệ

với tỉ lệ % thấp như: T11, T28, T18, T21, T8, T19, T25, T24, T16 (1,67 – 6,67 %). Chỉ có ít tổ hợp lai xuất hiện bệnh ở mức đột nặng: T6 ở lần theo dõi 1 với 3,33 %, T25 ở lần theo dõi 1 với 1,67 %. Giống đối chứng HT7 không bị nhiễm virus qua các lần theo dõi.

Bảng 4.9. TLNVR (%) của các THL cà chua vụ sớm thu đông 2011

Thời gian theo dõi

11/1/2011 11/8/2011 11/15/2011 STT THL nhẹ nặng nhẹ nặng nhẹ nặng 1 T11 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 2 T12 0,00 0,00 0,00 0,00 3,03 0,00 3 T13 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4 T14 1,52 0,00 0,00 0,00 3,03 0,00 5 T15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 6 T16 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 7 T17 1,52 0,00 0,00 0,00 0,00 1,52 8 T18 0,00 0,00 0,00 3,03 1,52 0,00 9 T19 0,00 1,52 0,00 0,00 1,52 0,00 10 T20 0,00 0,00 0,00 0,00 1,52 0,00 11 T21 1,52 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 12 HT7 (ĐC) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

Bảng 4.10. TLNVR (%) của các THL cà chua vụ xuân hè 2012 Thời gian theo dõi

Lần I (19/4) Lần II (26/4) Lần III (3/5) STT THL Nhẹ Nặng Nhẹ Nặng Nhẹ Nặng 1 T11 0,00 0,00 1,67 0,00 1,67 0,00 2 T12 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 T14 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4 T28 0,00 0,00 1,67 0,00 1,67 0,00 5 T18 0,00 0,00 3,33 0,00 3,33 0,00 6 T21 3,33 3,33 0,00 0,00 0,00 0,00 7 T15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 8 T8 1,67 0,00 1,67 0,00 3,33 0,00 9 T19 0,00 0,00 6,67 0,00 0,00 0,00 10 T25 0,00 1,67 1,67 0,00 1,67 0,00 11 T24 1,67 0,00 1,67 0,00 0,00 0,00 12 T16 1,67 0,00 1,67 0,00 0,00 0,00 13 HT7 (ĐC) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

4.1.5.2 Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khác

Trong điều kiện vụ sớm thu đông ở nước ta thì ngoài bệnh virus cà chua còn bị nhiều loài sâu, bệnh khác phá hại. Ở giai đoạn cây con mới trồng ra ruộng, do thân cây non mềm nên trở thành món ăn ưa thích của sâu xám, chúng thường cắn đứt ngang thân gây chết cây. Giai đoạn sau đó có sự xuất hiện của sâu khoang, chúng cắn ngang thân, ngọn làm cây không sinh trưởng được. Ngoài các loại sâu bệnh hại đó còn xuất hiện một số loại sâu bệnh hại khác như bọ rùa, sâu xanh… Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng biện pháp thủ công là bắt sâu bằng tay tuy nhiên biện pháp này chưa mang lại hiệu quả cao. Trong giai đoạn sau do gặp thời tiết bất thuận như nóng ẩm kết hợp mưa nhiều do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển như đốm

đen, đốm nâu đặc biệt là bệnh sương mai phát triển mạnh trên cả thân lá và quả gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của hầu hết các tổ hợp lai.

Ở vụ xuân hè giai đoạn đầu sau trồng bị sâu xám phá hoại rất nhiều chúng tôi đã tiến hành bất thủ công nhưng không hiếu quả. Đến giai đoạn hình thành quả và quả chín thì có sự xuất hiện của sâu đục quả, gây hại nặng nề cho quả dẫn đến thối hỏng, làm giảm năng suất và chất lượng quả. Ngoài ra còn bị bệnh nấm cháy lá đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của quả.

Một phần của tài liệu Luận văn: So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 potx (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)