Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kì thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng. Đến nay đã hơn 100 năm, cây cà chua ngày càng được ưu chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần chọn
tạo bộ giống thích hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống trong điều kiện sinh thái nước ta. Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 và hiện nay đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.
Ở nước ta, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua được thực hiện bởi các Viện, Trường, Trung tâm…Trong đó có một số đơn vị chủ lực như Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội mà đại diện là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống giống rau chất lượng cao, Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Viện di truyền nông nghiệp…
Theo Nguyễn Hồng Minh, 2007 [9] công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở nước ta có thể được chia thành các giai đoạn sau:
1/ Giai đoạn trước năm 1985:
Giai đoạn này công tác chọn tạo giống chủ yếu là thu thập nguồn vật liệu (nhập nội), chọn lọc, lai tạo, đánh giá từ các nguồn vật liệu này như các giống: Ba Lan, Dazuma, Nozumi,…Sản xuất cà chua trong giai đoạn này còn nhỏ lẻ, sử dụng chủ yếu các giống cà chua múi và sản xuất chủ yếu trong vụ thu đông. Những năm cuối 1970 đầu 1980 các nghiên cứu về thời vụ đề xuất, ở miền Bắc có thể trồng được vụ cà chua xuân hè mở rộng thời gian cung cấp sản phẩm.
2/ Giai đoạn 1986-1995
Các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã thu được kết quả và đi theo hai hướng:
(1) Các giống trồng trong điều kiện vụ đông “truyền thống” như các giống số 7, 214, Hồng lan (VCLTCTP)…[26], [25].
(2) Các nghiên cứu về chọn giống cà chua chịu nóng để phục vụ cho trồng cà chua trái vụ. Do điều kiện nóng ẩm đặc thù của nước ta nên tới năm 1994- 1995 nước ta vẫn chưa đưa ra được giống cà chua chịu nóng đảm bảo chất lượng thương phẩm để đưa ra sản xuất. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ quan nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua chịu nóng có hệ thống ở nước ta. Năm 1995 đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng và đáp ứng được
các yêu cầu về năng suất, chất lượng thương phẩm. Tới năm 1997, giống MV1 được công nhận là giống quốc gia, được phát triển trên diện tích đại trà lớn (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1998) [10].
3/ Giai đoạn 1996-2005
Giai đoạn này công tác nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ưu thế lai được đẩy mạnh với mục tiêu là tạo các giống lai có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng, trồng chính vụ và trái vụ, đồng thời phục vụ cho chế biến công nghiệp. Kết quả đã tạo ra các giống cà chua ưu thế lai như giống cà chua lai số 1, VT3, HT7, HT21 , HT42, FM20, FM21…[11], [8], [12], [9], [2], [4].
Bên cạnh đó, ở giai đoạn này một số giống cà chua tự thụ chọn lọc cũng được nghiên cứu đưa ra như VR2, XH5, PT18 (VNCRQ), C95 (VCLTCTP), …[1], [3], [24].
4/ Giai đoạn từ 2005-2006 trở đi
Giai đoạn này sản xuất cà chua mini (quả nhỏ) đã có sự phát triển về diện tích (phục vụ chủ yếu cho đóng hộp xuất khẩu). Năm 2004-2005 đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua quả nhỏ ra đại trà, đã tạo ra bộ giống cà chua quả nhỏ chất lượng cao trong đó tiêu biểu là giống HT144 [9], [28].
cà chua quả nhỏ chất lượng cao trong đó tiêu biểu là giống HT144 [29]. Ngoài ra, sau nhiều năm phát triển sản xuất cà chua ở nước ta và sự phát triển ồ ạt của các giống ngoại nhập, nguy cơ bùng phát dịch bệnh hại ngày càng cao đặc biệt hiện nay là bệnh virus (TYLC). Do đó, vấn đề chọn tạo giống cà chua có khả năng kháng sâu bệnh nhất là bệnh virus đang được triển khai và đẩy mạnh.
Yêu cầu sản xuất luôn đòi hỏi cần có giống cà chua mới năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng. Vì vậy, sử dụng ưu thế lai như một phương pháp chọn giống có hiệu quả và là hướng đi tốt nhất, cơ bản nhất. Nghiên cứu tạo giống cà chua ưu thế lai được triển khai nghiên cứu một cách hệ thống và nhiều hơn cả là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Chương trình nghiên
cứu của trường được chính thức bắt đầu từ năm 1994 và liên tục tiến hành cho tới nay. Các công việc nghiên cứu thường niên đó là: chọn tạo, phân lập, đánh giá các dòng; chọn lọc duy trì, phân lập đánh giá các bố mẹ ở các mùa vụ. Bên cạnh đó, hàng năm còn thực hiện số lượng lớn các tổ hợp thử đánh giá khả năng kết hợp; đánh giá, sàng lọc các con lai ở các vụ (xuân hè, thu đông, đông); đánh giá, thẩm định các tổ hợp lai ưu tú ở các mùa vụ, tuyển chọn tổ hợp lai để thử nghiệm sinh thái và thử nghiệm sản xuất ở các vùng, các mùa vụ trên các tỉnh miền Bắc nước ta (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [13].
Một số thành tựu chính mà Trung tâm Nghiên cứu Giống rau Chất lượng cao - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đạt được:
- Giai đoạn 1994-2000: ở giai đoạn này điểm nhấn là tạo giống cà chua lai chịu nóng. Tới năm 1997, trong số các tổ hợp ưu tú đã tuyển chọn ra tổ hợp nổi trội đáp ứng được mục tiêu đặt ra, đặt tên là HT7. Năm 2000, giống HT7 đã phát triển sản xuất đại trà 150 ha chủ yếu ở trái vụ (sớm, muộn) trên địa bàn các tỉnh miền Bắc. Tháng 9/2000 tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT, HT7 được công nhận là giống quốc gia (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [16]. Giống HT7 phối hợp nhiều tính trạng quý: khả năng chịu nóng cao, ngắn ngày, quả nhanh chín và chín đỏ đẹp, phối hợp được nhiều đặc điểm độc đáo về cấu trúc thịt quả và vỏ đảm bảo chất lượng tiêu dùng, chất lượng bảo quản và vận chuyển (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006) [12].
- Giai đoạn 2001-2010: giai đoạn này các giống cà chua lai tiếp tục nghiên cứu với các mục tiêu khác nhau:
+ Giống HT21 được tạo ra theo hướng chất lượng cao. Đầu năm 2004, HT21 được công nhận khu vực hoá và phát triển sản xuất đại trà. HT21 phục vụ trồng ở vụ đông sớm và đông chính, năng suất 50-65 tấn/ha, có hàm lượng đường cao, độ Brix cao (5,18%), chất lượng thịt quả tốt, có hương thơm, khẩu vị ngọt dịu (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2006) [12,13].
phát triển sản xuất và mở rộng rất nhanh diện tích sản xuất đại trà. HT42 đáp ứng được mục tiêu cà chua trồng trái vụ và cà chua chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [13].
+ Giống cà chua HT160 có chất lượng tiêu dùng cao, thịt quả dày, chắc mịn, có hương, vận chuyển và cất giữ tốt; trồng được ở các vụ: thu đông, đông chính, xuân hè sớm. Năm 2004 - 2005 giống được thử nghiệm và phát triển sản xuất đại trà với năng suất, chất lượng cao (Nguyễn Hồng Minh, 2011) [13].
Giai đoạn này cà chua quả nhỏ đã có được sự phát triển khởi sắc về diện tích. Năm 2006, 2007 giống cà chua quả nhỏ HT144 do Trung tâm tạo ra đã phát triển trên diện tích sản xuất lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. HT144 có tiềm năng năng suất từ 40-45 tấn/ha; chống chịu bệnh xoăn lá, chết héo cây; đặc biệt chịu nóng cao nên có khả năng trồng trái vụ (vụ xuân hè). HT144 là giống cà chua lai quả nhỏ đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh thành công với các giống thế giới để phát triển sản xuất lớn [15].
Ngoài ra, Trung tâm đã tạo ra nhiều giống cà chua lai khác phát triển sản xuất đại trà và sản xuất thử nghiệm như: HT152, HT9, HT46 (nhóm quả lớn), HT135 (nhóm quả nhỏ)...
Bên cạnh Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các Viện như Viện nghiên cứu rau quả, Viện cây lương thực và cây thực phẩm cũng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giống cà chua ưu thế lai đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Giống cà chua lai số 1 được chọn từ tổ hợp lai P x HL1 do Đào Xuân Thảng và cộng sự, VCLTCTP lai tạo. Giống được công nhận là giống quốc gia năm 2000 [2]
Nhóm nghiên cứu PGS.TS Trần Văn Lài, KS. Vũ Thị Tình, ThS. Lê Thị Thuỷ, ThS Đặng Hiệp Hoà đã chọn tạo giống cà chua chịu nhiệt XH5 từ CLN 1621 J. Giống cà chua XH 5 đã được Hội đồng Khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống khu vực hoá ngày 9/9/2002.
Đặc biệt là giống cà chua anh đào AHT267 và CHT268 là 2 giống cà chua mini có hàm lượng chất hoà tan cao, hàm lượng đường cao, hương vị ngon và rất ngọt, thích hợp cho ăn tươi. Trong chương trình hợp tác và nghiên cứu và phát triển rau giữa Viện nghiên cứu Rau quả Việt Nam với AVRDC, đã tạo được ra giống CH152 là giống cà chua mini cho năng suất cao, màu sắc đẹp, dùng làm salat hoặc món ăn tươi [22].
Giống cà chua PT18 có năng xuất cao, chất lượng phù hợp cho chế biến công nghiệp và thích hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng trồng cà chua nguyên liệu miền Bắc Việt Nam do PGS.TS. Trần khắc Thi, ThS. Dương Kim Thoa và công sự tại Viện nghiên cứu Rau quả nghiên cứu. Từ dòng cà chua CLN 2026 D có nguồn gốc từ Trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC), băng phương pháp chọn lọc cá thể qua nhiều thế hệ đã chọn ra được dòng PT 18 có nhiều triển vọng, năng suất và chất lượng phù hợp cho chế biến. Giống được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống quốc gia tháng 4 năm 2004 [3].
Từ kết quả nghiên cứu đạt được của các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ trong giai đoạn 2001 - 2005 và giai đoạn tiếp theo 2006 - 2010, VNCRQ đã chọn tạo thành công và giới thiệu cho sản xuất một số giống rau có năng suất cao và chất lượng tốt. Trong đó, một số giống cà chua lai đang được mở rộng diện tích trồng ở một số vùng trồng rau tập trung của các tỉnh phía Bắc:
Giống cà chua Lai số 9: theo kết quả chọn tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến của Dương Kim Thoa, Trần Khắc Thi cho thấy giống cà chua lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt,...Giống được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 [3].
Giống cà chua lai HPT10: giống có dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao ở cả hai thời vụ thu đông và vụ
đông xuân, có khả năng chống chịu bệnh khá. Thời gian sinh trưởng 102-130 ngày, năng suất cao 40-50 tấn/ha vụ thu đông, 60-65 tấn/ha vụ đông xuân, quả có chất lượng cao, Brix 5%, thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến. Giống đã được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng và một số điểm trồng rau an toàn khu vực Hà Nội [3].
Giống cà chua lai FM20: giống có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, thời gian sinh trưởng 110-120 ngày, thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân. Năng suất cao 50- 55 tấn/ha, khả năng chịu bệnh virut khá, thích hợp trồng vụ đông xuân và xuân hè ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bắng sông Hồng. FM20 được công nhận là giống tạm thời năm 2005 [3].
Giống cà chua lai FM29: giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn, thời gian sinh trưởng 130-160 ngày thời thích hợp trồng vụ thu đông và đông xuân, năng suất cao 70-75 tấn/ha, chất lượng quả cao, nhiều bột rất thích hợp cho ăn tươi. FM29 được công nhận là giống tạm thời năm 2005 [3].
Như vậy, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống rau Chất lượng cao – ĐHNNHN là cơ sở hàng đầu của nước ta về nghiên cứu tạo ra các bộ giống cà chua lai có khả năng cạnh tranh với các tập đoàn tư bản về bộ giống cà chua và các công nghệ phát triển giống. Các bộ giống của trung tâm tạo ra ngày càng nhiều và phù hợp với điều kiện thực tế nước ta và có khả năng canh tranh với các giống nhập nội cả về thời gian sinh trưởng, năng suất, sản lượng ,chất lượng cũng như khả năng thâm canh, mở rộng diện tích.
Do nhu cầu về phát triển sản xuất và tiêu dùng cà chua ngày càng cao và tính chất cạnh tranh với các giống ngoại nhập ngày càng khốc liệt, các nghiên cứu về tạo giống cà chua lai trong nước cần được đẩy mạnh để tiếp tục đưa ra các giống mới phục vụ sản xuất.
PHẦN III.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU