Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại chi nhánh xăng dầu Hải Dương (Trang 80 - 82)

DẦU HẢI DƯƠNG 3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh

3.4.2.2 Nội dung thực hiện

Để giảm lượng hàng tồn kho hay tăng lượng hàng hoá tiêu thụ ta cần tiến hành các bước:

- Nghiên cứu thị trường, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, tivi, webside công ty

- Chi nhánh phải có chiến sản phẩm hợp lý, tổ chức tốt công tác bán hàng. Điều này nghĩa là chi nhánh cần phải có phương án sản phẩm trong từng giai đoạn đảm bảo kinh doanh theo phương châm đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng. Nói cách khác chi nhánh phải xuất phát từ nhu cầu thị trường và tính cạnh tranh trên thị trường để quyết định quy mô, chủng loại mẫu mã, chất lượng và giá cả sản phẩm

- Nâng cao năng lực bán hàng của đội ngũ nhân viên

- Bán với giá ưu đãi cho khách hàng truyền thống và nội bộ công ty giảm thiểu các chi phí và tránh tổn thất phát sinh

Trong hàng tồn kho có một khối lượng sản phẩm là hàng kém phẩm chất và hàng ứ đọng không tiêu thụ được. Hàng kém phẩm chất và hàng lỗi mốt ứ đọng không bán được tuy giá trị không nhiều sấp xỉ 190.000.000 VND tuy nhiên nó cũng khiến cho lượng vốn tại đây không được giải phóng. Do lượng hàng ứ đọng kém phẩm chất này chủ yếu là sản phẩm dầu mỡ nhờn nhập từ Liên Bang Nga trước năm 1999 và một phần là bếp gas giá nhập ngày đó cao hơn gấp hai lần giá tại thời điểm hiện tại nên rất khó tiêu thụ. Hàng hoá tồn kho này không những gây ứ đọng vốn kinh doanh làm giảm vòng quay hàng tồn kho mà còn tăng chi phí lưu trữ chiếm diện tích của kho. Giải pháp cho vấn đề này chỉ có cách là bán dưới giá vốn loại hàng này. Mặt hàng này hiện nay ở các tỉnh, thành phố không còn dùng nhưng nếu đưa vào nông thôn với giá cả thấp thì có khả năng thu hồi được vốn.

Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp thì hàng tồn kho và nguyên vật liệu giảm được 15%

Vậy số tiền chi nhánh sẽ tiết kiệm được là: Hàng tồn kho 190.000.000 * 15% = 28.500.000 Bảng dự kiến lợi ích của biện pháp

Chỉ tiêu Số tiền

1. Giá trị hàng tồn kho 5.863.306.634

2. Giá trị hàng hoá sau khi thực hiện biện pháp 58.500.000 3. Lợi ích của biện pháp

Hàng tồn kho giảm 5.804.806.634

3.4.1.3 Dự tính kết quả đạt được

Giả sử chúng ta đồng ý bán hàng bằng 60 % giá vốn ban đầu tức là thu về 114.000.000 VND đem gửi ngân hàng với lãi suất VND là khoảng 0,87% /tháng làm bài toán tài chính sẽ thấy thời gian thu hồi vốn của chi nhánh là

C = C0 (1 + r)n

Trong đó

C0 : giá trị ban đầu r : lãi suất

C : giá trị hiện tại sau n năm

190.000.000 = 114.000.000 x (1 + 0,87% x 12)n

Hiệu quả đạt được

Kết quả cho thấy sau khoảng gần 5 năm chi nhánh sẽ thu hồi được vốn vào các năm tiếp theo chi nhánh sẽ có lãi. Tuỳ theo giá trị ban đầu ta có thể bán được bao nhiêu mà thời hạn thu hồi vốn được xác định. Như vậy so với việc để tồn hàng trong kho khiến hàng ngày càng bị hư hỏng kém phẩm chất ta đã giải phóng được lượng hàng cung cấp thêm vốn kinh doanh cho các chiến lược mới của chi nhánh.

Ước tính hàng tồn kho sau khi thực hiện biện pháp

Đơn vị tính: đồng

Khoản mục Trước khi

thực hiện

Sạu khi

thực hiện Chênh lệch

Nguyên vật liệu 1.202.895.471 1.202.895.471 Chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang

2.915.410.809 2.915.410.809

Hàng hoá tồn kho 1.745.000.354 1.686.500.354 58.500.000 Tổng 5.863.306.634 5.804.806.634 58.500.000

Như vậy sau khi thực hiện biện pháp hàng tồn kho giảm 58.500.000 đồng. Chi nhánh nên gắng giảm lượng hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy nhanh việc bán hàng, nới lỏng điều kiện trả chậm của khách hàng. Cân đối giữa giảm lượng hàng tồn kho mà không làm tăng các khoản phải thu là mong muốn của mọi doanh nghiệp.

3.4.3 Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực3.4.3.1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại chi nhánh xăng dầu Hải Dương (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w