Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về CDM trong lâm nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 79 - 80)

HÒA BÌNH 3.1 Khái quát về một số lợi ích do dự án đem lạ

3.3.1 Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về CDM trong lâm nghiệp tại Việt Nam

nghiệp tại Việt Nam

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo, xem xét, phê duyệt và thu hút những chương trình dự án thực hiện CDM từ bên ngoài. Do vậy, phía nhà nước và Chính phủ cần:

• Phải có những chính sách cụ thể, xây dựng kế hoạch cụ thể trong lĩnh vực lâm nghiệp để thực hiện nghị định thư và CDM trong từng giai đoạn cụ thể để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trong việc thực hiện các dự án đầu tư của các nước công nghiệp phát triển.

• Khuyến khích việc phát triển các mô hình thân thiện với môi trường, các mô hình nông lâm kết hợp hiệu qủa, các chương trình nâng cao năng suất và sinh trưởng của rừng. Áp dụng các công nghệ sạch, tiến bộ trong quá trình sản xuất.

• Có các chương trình thực hiện trong lâm nghiệp nhằm xây dựng được các bể chứa các-bon thông qua các chương trình như: trồng rừng, bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học.

• Phát triển mạnh các chương trình nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm phi gỗ cho việc phát triển sinh kế đối với người dân sống gần rừng và dựa vào rừng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc phá rừng.

• Có các hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng và áp dụng CDM một cách sâu rộng.

• Lồng ghép các hoạt động thực hiện CDM vào trong các chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, chính quyền địa phương các cấp.

• Có các chương trình chính sách, cơ chế thu hút vốn đầu tư đối với các nước, các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài.

• Thực hiện tốt chính sách lượng hoá giá những giá trị môi trường của rừng.

• Tăng cường hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w