Lợi ích môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 54 - 59)

HÒA BÌNH 3.1 Khái quát về một số lợi ích do dự án đem lạ

3.1.2. Lợi ích môi trường

3.1.2.1 Cải thiện độ màu mỡ của đất (cải thiện độ phì của đất): theo nghiên cứu của trung tâm sinh thái và môi trường, đối với rừng trồng keo lai từ 7-8 năm, lượng mùn khoảng 16-17 tấn/ha, tăng gấp đôi so với lúc đầu (từ 2,31% lên 4,72%). Lượng Nitơ cũng tăng gấp đôi (từ 0,11 % lên 0,26 %). Thành phần các chất dinh dưỡng khác trong đất cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt là độ ẩm của đất và không khí được giữ ổn định trong suốt cả năm, tạo ra môi trường rừng trong lành hơn so với các loại rừng trồng khác. Dưới đây sẽ là phương pháp để lượng hóa giá trị lợi ích này.

a) Phương pháp lượng giá

Sử dụng phương pháp chi phí thay thế: Lượng lá cây rụng xuống dưới gốc sau một thời gian sẽ phân hủy thành mùn, các chất hữu cơ,… đó sẽ là nguồn phân bón tự nhiên cho cây, là lượng chất dinh dưỡng rừng trả lại cho đất thông qua lượng rơi rụng. Từ đó giá trị cải thiện độ phì đất/cung cấp phân bón của rừng được tính thông qua việc quy đổi lượng dinh dưỡng trong thảm mục thành các loại phân như ure, supe lân, kali và hữu cơ được tính dựa trên giá bán của các loại phân này trên thị trường.

b) Các bước thực hiện

Bước 1: Sử dụng phương pháp phân tích đất hiện hành để xác định hàm lượng N, P, K, chất hữu cơ trong đất và trong thảm mục ở khu vực dự án và khu vực không có rừng

Bước 2: Sử dụng phương pháp đối chứng: xác định sự chênh lệch về hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) ở khu vực dự án và khu không có rừng – QN, QP, QK, QHC.

Trong đó:

QN: Lượng Nito chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QP: Lượng Photpho chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QK: Lượng Kali chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha) QHC: Lượng hữu cơ chênh lệch nơi có dự án và nơi không có rừng (kg/ha)

Bước 2: Tính khối lượng loại phân bón tương ứng mà rừng trả lại cho đất theo % chất dinh dưỡng trong phân là: Ure (46%N), Supe Lân (16%P2O5)và Kali(40% K2O)

QUrê = QN / 46% QSupe = 2 * QP / 16% QKali = 2 * QK / 40%

Trong đó

QUrê: Lượng phân Ure nơi thực hiện dự án (kg/ha)

QSupe: Lượng phân Supe Lân nơi thực hiện dự án (kg/ha)

QKali : Lượng phân kali nơi thực hiện dự án (kg/ha)

Bước 3: Tính toán các giá trị các loại phân bón sau khi quy đổi bằng cách nhân khối lượng các loại phân bón đó với giá của chúng trên thị trường: Giá của chúng trên thị trường lần lượt là: 6.300đồng/kg Ure, 1.500đồng/ kg Supelân; 4.000đồng/ kg Kali chất hữu cơ : 200 đồng/kg (công ty Đạm Phú Mỹ - 19/4/2010):

GUrê = QN x 6.300 GSupe = QP x 1.500 GKali = QK x 4.000 GHC = QHC x 200

GUrê: Giá trị dinh dưỡng của phân Urê (đồng/ha) GSupe: Giá trị dinh dưỡng của phân Supe Lân (đồng/ha) GKali: Giá trị dinh dưỡng của phân Kali (đồng/ha) GHC: Giá trị dinh dưỡng của chất hữu cơ (đồng/ha) Bước 4: Tính tổng giá trị cải thiện độ phì của đất – B6

B6 = GUrê + GSupe + GKali + GHC

Ngoài giá trị cung cấp nguồn dinh dưỡng, rừng còn có tác dụng cải thiện các tính chất hóa lí của đất tại khu vực dự án. Tuy nhiên các giá trị đó không được tính trong phần này.

3.1.2.2. Lượng giá giá trị điều tiết nước/ tăng lưu lượng nước mưa

Phương pháp chi phí thay thế: Giá trị điều tiết nước của rừng trong nghiên cứu này được tính thông qua lượng nước tăng thêm vào mùa kiệt (tăng dòng chảy mùa kiệt). Đây chính là dòng chảy kiệt tăng thêm do có rừng. Giá trị của rừng trong việc tăng dòng chảy mùa kiệt được tính theo giá nước để sử dụng vào thủy điện và sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (thủy lợi)

a) Xác định lưu lượng nước tăng thêm do có rừng so với nơi đất trống không có rừng, công thức:

Qi=QrQb

Trong đó:

Qi là lượng nước chênh lệnh trong mùa kiệt (lượng nước tăng thêm) khi có rừng so với đất trống (m3/ha/năm) tại khu vực dự án;

Qr là lưu lượng nước mùa kiệt tại khu vực dự án khi có rừng (m3/ha/năm);

Qb là lưu lượng dòng chảy kiệt tại khu vực khi đất trống (chưa có rừng) (m3/ha/năm);

b) Để tính giá trị của rừng thông qua việc xác định giá trị lượng nước tăng thêm tính theo phương án sử dụng nước làm thủy điện hoặc tưới tiêu trong nông nghiệp. Công thức tính như sau:

Ni=Qi*Ctd+Qi*Cnn

Ni là giá trị tăng dòng chảy kiệt (tăng nguồn nước) khi có rừng tính bằng đồng/ha/năm;

Qi là lượng nước tăng thêm khi có rừng và được xác định theo công thức trên;

Ctd là giá nguyên liệu (đồng) cho 1m3 nước (tính theo phương pháp trừ lùi từ giá thành bán điện);

Cnn là giá nguyên liệu (đồng) cho 1m3 nước sử dụng cho nông nghiệp (tính theo phương pháp trừ lùi từ thuỷ lợi phí).

3.1.2.3 Lượng giá giá trị giảm độ xói mòn đất

Bằng phương pháp chi phí phòng ngừa, giá trị về bảo vệ đất trống xói mòn được tính qua giá trị của lượng N, P, K và hữu cơ (HC) trong đất không bị mất nếu còn rừng. Các giá trị này lại được tính thông qua giá thị trường.

a) Xác định lượng đất không bị xói mòn do có rừng theo công thức: Ai=RiTi

Trong đó:

Ai là chênh lệch về lượng đất mất (tấn/ha/năm) trước khi và sau khi có rừng Ri là lượng đất mất khi có rừng (tấn/ha/năm);

Ti là lượng đất mất khi không có rừng (tấn/ha/năm) b) Xác định lượng dinh dưỡng mất đi do xói mòn

Fi=10Ai(Hi+Ni+Pi+Ki) Trong đó:

Fi là lượng dinh dưỡng đất không bị mất khi có rừng (kg/ha/năm); Pi là lượng đất không bị mất khi có rừng (tấn/ha/năm);

Hi là hàm lượng mùn trung bình (%) của đất khi có rừng; Ni là hàm lượng đạm tổng số (%) trong đất khi có rừng; Pi là hàm lượng lân tổng số (%) trong đất khi có rừng; và Ki là hàm lượng kali tổng số (%) trong đất khi có rừng;

Hấp thụ một lượng đáng kể cacbon. Điều này sẽ giảm nồng độ khí CO2 trong khí quyển – tác nhân chủ yếu gây hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chính vì vậy quá trình biến đổi khí hậu diễn ra chậm hơn. Đồng thời, việc làm giảm lượng CO2 cũng là mục tiêu chính của dự án: CO2 trong không khí sẽ bị hấp thụ bởi rừng trồng thông qua cơ chế quang hợp của cây. Trữ lượng cacbon hấp thụ phụ thuộc vào sinh khối và trữ lượng rừng. Quần thể rừng càng nhiều thì bể chứa cacbon càng lớn. Ước tính rằng lượng tích tụ cacbon được hấp thụ trong khu vực trồng trọt của dự án là khoảng 19 tấn/hecta/năm. Điều nay có nghĩa là với khu vực trồng trọt 4000 hecta của dự án, lượng cacbon được hấp thụ là khoảng 1,064,000 tấn CO2 quay vòng trong 14 năm.

Lợi ích này có thể được tính thông qua lượng CO2 mà rừng hấp thụ trong 16 năm dự án. Như vậy có thể coi lợi ích này chính là lợi ích kinh tế - B2 (lợi ích thu từ bán CERs) đã được tính toán ở phần trên.

Ngoài ra, lợi ích môi trường của dự án còn một số lợi ích như:

Tăng đa dạng sinh học: Biến đổi đất trống và đất có cây bụi thành rừng. Rừng sẽ là nơi sinh sống cho một số loài động vật: chim,.. từ đó góp phần vào sự đa dạng sinh học của khu vực. khi địa bàn dự án được phủ xanh bởi cây keo tai tượng và keo lá chàm thì chắc chắn xuất hiện nhiều loài động, thực vật. Nhưng số lượng sẽ là không đáng kể, vì đây là loại hình rừng trồng, sự đa dạng sinh học không cao, vì vậy cũng rất khó để lượng hóa được lợi ích này. Thay đổi cảnh quan khu vực dự án: Phong cảnh của khu vực dự án sẽ thay đổi

với việc trồng rừng lên các khu vực đất trống. Do đây là một dự án AR-CDM, vì vậy khu vực sau khi dự án không có hoạt động kinh doanh cho việc thăm quan. Do đó, chúng ta không lượng hóa lợi ích môi trường này.

Tăng độ che phủ rừng: theo thống kê của dự án, rừng trồng làm tăng độ che phủ khu vực của dự án. Hiện tại diện tích che phủ của huyện Cao Phong là 33%, sau khi tiến hành dự án thì diện tích tăng lên là 38%. Điều đó có nghĩa là diện tích che phủ hàng năm tăng khoảng 6 %.

Chế độ thủy văn ổn định: Làm ổn định tình hình thuỷ văn tại vùng hạ nguồn của vùng dự án. Khi rừng được phủ xanh, rừng sẽ điều hòa khí hậu tại khu vực này, nhờ thế mà tình hình hạn hán, lũ lụt sẽ được hạn chế. Đồng thời chế độ nước tại khu vực này cũng được điều tiết và ổn định hơn.

Đối với hai lợi ích trên, do trình độ hạn hẹp nên tác giả chưa tìm ra được phương pháp thích hợp để lượng giá.

Như vậy, tất cả các lợi ích môi trường ở trên, tác giả mới chỉ đưa ra phương hướng cùng công thức tính toán và phân tích định tính. Do hạn chế về tài chính, thời gian cũng như khả năng nên tác giả chưa thể lượng hóa cụ thể ra giá trị tiền tệ được.

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w