Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trồng rừng không áp dụng theo CDM

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 61 - 67)

HÒA BÌNH 3.1 Khái quát về một số lợi ích do dự án đem lạ

3.2.1Phân tích hiệu quả tài chính của dự án trồng rừng không áp dụng theo CDM

3.2.1.1 Bước 1: Xác định các chi phí và lợi ích của dự án

 Xác định chi phí

Chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí trong quá trình thực thi dự án và các chi phí hành chính, phát sinh khác. Theo tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì - Nghiên cứu năng lực xúc tiến của AR-CDM tại Việt Nam”, dự án có một số loại chi phí sau:

- Chi phí đầu tư ban đầu:

Chi phí trồng rừng: chi phí để mua con giống, mua phân bón và chi phí trả cho lao động.

Chi phí trồng cỏ: chi phí thuê nhân công, chi phí phân bón và chi phí đất đai. - Chi phí khai thác gỗ, chặt cây và chi phí cho Quỹ xã hội:

Khi chặt cây, khai thác và vận chuyển gỗ cũng cần phải có một lượng nhân công làm công việc này, do vậy phải mất một khoản chi phí trả công cho họ. Bên cạnh đó công tác khuyến lâm cũng khá quan trọng, vì vậy cũng phải chi

trả một khoản cho những người thực hiện công việc này.

Dự án cần có một Quỹ xã hội đứng ra để quản lí công việc tài chính của dự án, vì vậy cần phải trả lương cho các nhân viên của Quỹ, đồng thời cũng phải mua trang thiết bị văn phòng - chi phí này được tính là chi phí hàng năm của dự án.

- Cuối cùng là chi phí dự phòng, khoản này là phần tính thêm khi có sự biến động về giá cả hay chi phí phát sinh thêm.

• Chú ý : Để tính được các loại chi phí dưới đây, chúng ta lấy các đơn giá như sau: - Hệ số lương công nhân trung bình là 2,26

- Mức lương cơ bản là : 450.000 đồng/tháng - Một tháng làm việc 26 ngày.

 Như vậy tiền lương một ngày của công nhân là: 450000*2,26/26 = 39.115 đồng/ngày.

Để tính toán được các chi phí này, chúng ta sử dụng phương pháp giá thị trường để tính toán. Số liệu các chi phí dưới đây tác giả được thừa kế từ tài liệu dự án: “Báo cáo giữa kì – Nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam”.

Các chi phí đều được tính cho toàn bộ 16 năm dự án. Chi tiết được thể hiện trong bản dưới đây:

Bảng 3.9: Chi phí dự án khi không áp dụng theo CDM

Kí hiệu Các loại Chi phí Phương pháp tính toán Chi phí C I. Chi phí

1. Chi phí đầu tư ban đầu của dự án

C1C11 C11 C12

 Chi phí trồng rừng - Chi phí nhân công - Chi phí nguyên vật liệu

Giá thị trường 4.706 4.170 536 C2 C21 C22 C23  Chi phí trồng cỏ

- Chi phí lao động và đất đai - Chi phí phân chuồng - Chi phí bón phân Giá thị trường 861 315 180 366 2. Chi phí khai thác, lương trả cho

Ban quản lí Quỹ xã hội

C3

C31C32 C32 C34

 Chi phí khai thác, chi phí khuyến lâm:

- Chi phí khai thác. - Chi phí khuyến lâm  Chi phí quản lí quỹ xã hội:

Giá thị trường 6.986 4.834 80 2.072 C4  Chi phí dự phòng (5% cho tất cả các mục) Giá thị trường 350

Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam:

 Xác định lợi ích của dự án

− Lợi ích này gồm có lợi nhuận từ việc bán lâm sản, doanh thu này được tính theo giá dự kiến tuỳ thuộc đường kính của mỗi loại gỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10: Đơn giá lâm sản

Kích thước, chu vi gỗ Đơn giá (VND/m3)

Đường kính <15cm 240.000

40cm 500.000 50cm 600.000 60cm 700.000

Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam:

− Việc thực hiện dự án sẽ dựa vào nguồn tài trợ của một công ty Nhật Bản. Ước tính tổng số tiến mà dự án cần là 3,5 tỷ đồng. Số tiền này được chi dần trong bốn năm nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà tài trợ. Trong khi đó, sự hỗ trợ của JICA cho công tác phê chuẩn, dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2009 là 15.000$. Số tiền này sẽ được tính là thu nhập của dự án cho mục đích phân tích tài chính của dự án. Tiền lãi của ngân hàng cũng được tính đến là một nguồn thu của dự án. Khi dự án không áp dụng theo CDM thì không có lợi ích thu được từ bán CER. Chi tiết thể hiện dưới bảng:

Bảng 3.11: Lợi ích của dự án khi không áp dụng CDM

Đơn vị: Triệu đồng

B II. Lợi ích Phương pháp tính Lợi ích

B1 1. Tiền thu từ bán lâm sản Giá thị trường 22.535

B4 3. Vốn/tài trợ Giá thị trường 3.500

B5 4. Trợ cấp/ hỗ trợ Giá thị trường 240

B6 5. Lãi ngân hàng Ngân hàng Vietcom Bank 394

Tổng 26.669

Nguồn: Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam 3.2.1.2 Bước 2: Đánh giá và tổng hợp chi phí và lợi ích

Ta có bảng chi phí và lợi ích khi dự án không triển khai theo CDM từng năm như sau:

Bảng 3.12: Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án khi không thực hiện theo CDM

Năm thứ Năm thực hiện

0 2008 123 7401 2009 1.618 1.018 1 2009 1.618 1.018 2 2010 2.082 1.031 3 2011 735 1.027 4 2012 552 55 5 2013 340 42 6 2014 209 20 7 2015 209 18 8 2016 209 12 9 2017 730 1.196 10 2018 748 1.249 11 2019 209 10 12 2020 209 19 13 2021 209 13 14 2022 269 145 15 2023 209 2 16 2024 1.946 9.093 17 2025 2.297 10.980 Tổng 12.903 26.670

Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán từ Báo cáo giữa kì – nghiên cứu năng lực xúc tiến AR-CDM tại Việt Nam

Dựa theo chi phí và lợi ích khi dự án không thực hiện theo CDM, dưới đây là biểu đồ cột minh họa sự biến động hàng năm của lợi ích ròng với tỉ lệ chiết khấu r = 10%.

Hình 3.2: Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền khi không áp dụng CDM (đã tính chiết khấu : r=10%)

Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo số liệu ở bảng trên (chi tiết xem ở Phụ lục 3)

Nhìn vào biểu đồ biểu diễn lợi ích ròng của dự án, ta thấy lợi ích ròng hàng năm của dự án (đã tính chiết khấu r = 10%) không được ổn định. Lợi ích ròng hàng năm của dự án mang giá trị dương trong năm đầu tiên (đây là năm dự án được nhận hỗ trợ từ phía chính phủ và các nguồn khác). Tiếp đến trong hai năm tiếp theo của dự án, lợi ích ròng mang giá trị âm do trong hai năm này phải đầu tư cho nguyên vật liệu ban đầu để trồng rừng và thức ăn cho gia súc. Năm thứ 4 (2011), lợi ích ròng dương, nhưng không ổn định và tiếp tục mang giá trị âm cho đến năm thứ 9 (2017) và năm thứ 10 (2018) thì lợi ích ròng bắt đầu tăng lên và mang giá trị dương. Sở dĩ như vậy là vì hai năm này là bắt đầu thu được nguồn lợi từ bán lâm sản. Các năm sau đó, lợi ích ròng tiếp tục giảm xuống mang giá trị âm do không có nguồn thu từ lâm sản mặc dù chi phí vẫn như các năm trước đó. Nhưng đến hai năm kết thúc dự án (2024 và 2025), do có lại có nguồn thu từ lâm sản nên lợi ích ròng của dự án mang giá trị dương và đạt giá trị rất cao. Đến lúc này nguồn thu từ lâm sản là lớn nhất, vì cây rừng có được mức tăng trưởng lớn nhất.

3.2.1.3 Bước 3: Tính toán các chỉ tiêu:

Bảng 3.13: Bảng kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án nền

IRR 19%

BCR 1,3036 lần

Nguồn: Tác giả tính toán

Từ kết quả trên, cho thấy dự án khi không áp dụng CDM khả thi về mặt tài chính do có lợi nhuận ròng NPV >0, IRR>r; BCR>1. Đây là dự án nền có tính khả thi cao, mang lại lợi nhuận. Khi dự án bổ sung đầu tư áp dụng CDM thì lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn so với dự án nền khi bán được CERs. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: ”Trồng rừng theo cơ chế sạch tại Cao Phong – Hòa Bình (Trang 61 - 67)