Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 116 - 166)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.2. Không gian nghệ thuật

Cũng nhƣ thời gian nghệ thuật thì không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật vừa là đại lƣợng chỉ địa điểm, vừa gắn với trƣờng nhìn, điểm nhìn, môi trƣờng hoạt động. “Không gian nghệ thuật trở thành phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống, đôi khi mang ý nghĩa biểu tƣợng nghệ thuật. Là một hiện tƣợng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hình tƣợng ƣớc lệ mang ý nghĩa cảm xúc tƣ tƣởng”, [68.Tr.146].

Không gian nghệ thuật trong Hát Iếu cũng đa dạng và phong phú, không gian ấy có lúc là không gian của cuộc sống lao động sinh hoạt gần gũi, đời thƣờng, có lúc là không gian thiên nhiên đa sắc màu phản ánh tâm trạng con ngƣời trong cuộc sống.

3.3.2.1. Không gian sinh hoạt

Không gian sinh hoạt là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của con ngƣời, không gian ấy thƣờng gắn với cảnh vật nơi mà con ngƣời sinh sống. Đó có thể là bến đò, cây đa, mái đình, đồng ruộng…của ngƣời Kinh; Còn trong Hát Iếu không gian hiện lên là tất cả những gì gần gũi thân thuộc với cuộc sống của đồng bào. Không gian ấy gắn liền với địa điểm diễn xƣớng đặc thù của ngƣời dân miền núi nhƣ trên nƣơng rẫy, bên ruộng đồng, bên bờ suối, ven chợ hay trên nhà sàn, bên bếp lửa...:

- Xoè quạt đón lời hay Nâng quạt đón lời đẹp

Lời hay em kkhông cho rơi rát Lời đẹp em không cho qua lòng.

[8.Tr. 37]

- Ra đồng gặp hoa thơm Đi đƣờng thấy gái đẹp Muốn nhặt không chỉ sâu

Trông thấy hoa đƣờng xa muốn nhặt.

[8.Tr.35]

Tất cả những không gian quen thuộc ấy đều trở thành không gian nghệ thuật, nơi nảy sinh bao cảm xúc của các chàng trai, cô gái Tày; trở thành không gian bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng:

Gió thổi lên vƣờn mía Nắng chói khắp chốn quê Mới biết là dạm bạn

Biết là ngƣời trong bản dạm nhau

[40.Tr.6]

Và:

Núi dƣới tựa con thuyền Núi trên tựa bóng cọn

Núi này có rồng thắm lƣợn bay Bay đi đậu cửa mây hứng gió Bản làm ăn giàu có ơn rồng.

[40.Tr.13]

Qua quá trình khảo sát 216 bài ca Iếu trong hai tập thơ Tày Chồm bióoc

mạRa mắt bố mẹ của Hoàng Thị Cấp cùng cuốn Iếu dân ca dân tộc Tày của ông Hoàng Văn Chữ, chúng tôi thấy có sự nổi bật lên trong không gian sinh hoạt của ngƣời Tày Bắc Quang trong Hát Iếu là không gian “bản - mƣờng” đƣợc nhắc tới 84 lần và không gian “nhà” là 63 lần. Bản, mƣờng của ngƣời Tày vốn có qui mô tƣơng đối rộng lớn và trù phú. Nhà ở chủ yếu là nhà sàn dựa lƣng về phía đồi núi cao hay bên suối và hƣớng ra đồng ruộng rộng lớn.Vì đặc điểm ấy mà các bản làng của ngƣời Tày luôn có sự giao lƣu, hoà hợp cùng nhau sinh sống, phát triển cộng đồng. Hát Iếu là làn điệu dân ca đƣợc sinh ra trở thành “món ăn tinh thần”, thành “nguồn vốn tri thức” vô cùng cần thiết trong các cuộc Iếu giao duyên hằng đêm của họ. Đây là lời ca ca ngợi tiếng Iếu của các chàng trai cô gái cất lên trong không gian tĩnh lặng, ấm áp bên bếp lửa nhà sàn ấm nồng:

Đêm xuống khắp làng trên Đêm xuống khắp mƣờng dƣới Đêm xuống có trăng rằm Họ yêu nhau khắp chốn.

[40.Tr.4]

Không gian bản mƣờng hiện lên trong tiếng ca Iếu với hình ảnh khang trang, rộng lớn, bề thế. Đó là vẻ đẹp của những cánh đồng bao la, là con đƣờng hoa rải khắp mặt đƣờng, là không khí sôi nổi, háo hức trong mỗi ngày hội Lồng

Tồng xuân đến…Không gian bản làng đã đi vào từng câu hát giao duyên, từng nhịp đập trái tim của biết bao chàng trai cô gái chập chững bƣớc vào buổi ban đầu yêu thƣơng. Không những thế bản làng còn là những nét đẹp trong sắc thái văn hoá truyền thống của ngƣời Tày. Ở đó còn là không gian sinh hoạt gần gũi thân thuộc gắn kết mỗi cá nhân với gia đình, với dòng họ, với cả bản mƣờng mà đứng đầu là các già làng, trƣởng bản, sinh sống theo phƣơng thức tự quản rất đặc thù. Đây là lời ngợi ca của chàng trai làm khách khi đến mƣờng bạn:

Bản ngƣời lớn thật lớn

Mƣờng ngƣời rộng thật rộng Mƣờng ngƣời sinh đất đai trù phú

[4.Tr.15]

Trong bƣớc chân ngỡ ngàng của chàng trai khi tới mƣờng bạn, một không gian rộng lớn, không gian bốn chiều mở ra trƣớc mắt chàng trai vừa thực vừa mộng. Đó là không gian của “bổn phƣơng” có rồng chầu uốn khúc, có bách hổ chầu phục, đặc biệt là có bách hoa nở lai láng, có núi kéo bốn phía xung

quanh…: Tốc tông pi chầm tông bổn phƣơng

Tốc mƣờng pi chầm mƣờng bản ta Mƣờng cần rộc au nhan thổ đa Tứ phƣơng luồng chàu mà uổn khúc Hựu bạch hổ chàu phục bằng chăng Mƣờng cần phoa trải thơn quảng đạng Bách va nở lai cáng bằng an

Van vụ tập hai hàng lao sao

Pù thung kẻo xung quanh bách vận Tử bức tông nặm phuân tốc lồng Mƣờng cần mì luồng va uẩn khúc Đông kéng tây bấu thiểu sắc tàng ỷ nhƣ boóc tàng an thinh trự

Rơi xuống mƣờng anh ngắm mƣờng bản lạ Mƣờng ngƣời rộng bao la

Tứ phƣơng rồng về chầu uốn khúc Có Bách Hổ chầu phục về mƣờng Mƣờng ngƣời về rải thơm quảng đại Bách hoa nở lai láng bằng an

Vạn vật tụ hai hàng lao xao

Núi cao kéo xung quanh bách vận Bốn phƣơng mƣa thuận gió hoà Mƣờng ngƣời có cầu vồng uốn khúc Đông và tây rất nhiều đƣờng đi Y nhƣ hoa rải khắp mặt đƣờng). [40.Tr.45]

Bên cạnh không gian “bản mƣờng”, không gian gia đình với những ngôi nhà cũng xuất hiện nhiều trong Hát Iếu, đây có lẽ là ngôi nhà mơ ƣớc trong lời ca của nhân vật trữ tình:

Nhà nhỏ nhà bốn bức Nhà to nhà giàu sang

Nhà rồng nhà chính chuyên Mƣời hai gian nhà đều rải khắp Bậc cửa sổ bọc vàng

Cột nhà vẽ nhiều chữ

Xà nhà vẽ rồng phƣợng vảy vàng Mái nhà khéo lợp ngói

Hai bên mới nối nhiều tiền bạc Trƣớc nhà có vƣờn hoa

Nút lạt buộc tựa cầu vồng Nút mây buộc tựa rồng cuốn.

Ngay từ khi mới gặp nhau chàng trai ngƣời Tày đã gửi lời tỏ tình mơ ƣớc đƣợc gắn bó nhƣ con chim chích bay về “năng táng kíc rƣờn nàng”, “chắp pioai giàn” và mong muốn lớn nhất là đƣợc bay vào ngồi “ năng giƣờng chang rƣờn noọng”:

Lừ đảy thêm lừ đáy

Nộc chích la mƣa chắp pioai thích

Ƣớc lừ đảy mừa năng táng kích rƣờn nàng Chíp la mừa chắp pioai giàn

Ƣớc lừa vằn pi đảy mừa năng giƣờng chang rƣờn nọng. Làm sao đƣợc làm sao

Làm sao đƣợc nhƣ con chim chích Bay về đậu cuối “thích” nhà em Chim chích đậu cuối giàn

Ƣớc sao bay vào nhà em đƣợc).

[8.Tr.56]

Có thể nói qua lời ca của chàng trai ta thấy không gian sinh hoạt quen thuộc đối với ngƣời Tày là không gian của nhà sàn, mà “Táng kích” hay “Thích ma” là nơi gẫn gũi nhất trong cuộc sống sinh hoạt thƣờng nhật của họ. “Táng kích” là nơi trang trọng ở gian trên cùng, gần cửa sổ của nhà sàn có thể nhìn ngắm ra không gian rộng lớn ở phía trƣớc. Đó là nơi chỉ có khách quý, những ngƣời cao tuổi, đàn ông mới đƣợc ngồi trên đó.

Đặc biệt hơn trong lời tỏ tình khéo léo của chàng trai ví “nọng” nhƣ chính ngôi nhà của mình nên chàng muốn gắn bó suốt đời và không muốn đi tìm ai hơn nữa. Ngôi nhà hiện lên vừa cao, vừa xa vừa gần và dƣờng nhƣ đã trở thành biểu tƣợng trong tâm thức của ngƣời Tày:

Nhà anh ở trên trời Vợ anh ở trên mây

Nhà anh tựa thân em Vợ anh tựa bóng em

Cho anh đi tìm ai hơn nữa. [8.Tr.50]

Cũng trong ngôi nhà, tình yêu chân chính mới đƣợc khẳng định và đón nhận:

Áo chàm tay xanh thắm

Anh đứng trƣớc bàn tổ nhà em, Cha mẹ em mới gọi anh là rể Áo chàm xen lụa vàng

Anh đứng giữa nhà em,

Thì em mới gọi anh là ngƣời chung thuỷ.

[8.Tr.56]

Ngoài ra chúng tôi còn tập hợp đƣợc thêm hình ảnh về con đƣờng (76/ 216) bài sử dụng hình ảnh “con đƣờng”. Đó là một không gian vừa rộng mở vừa khái quát, rộng mở vì ta bắt gặp trên con đƣờng sinh hoạt quen thuộc đó là những ngả đƣờng trải rộng, quanh co, lắt léo nhƣng cuối cùng mọi ngả đƣờng đều hội tụ, trở về lối đi chính duy nhất để vào đƣợc bản. Nhân vật “pi” (chàng trai) muốn đi vòng qua quãng đƣờng vừa xa xôi vừa cách trở ấy đế bày tỏ nỗi lòng của mình. Anh mƣợn không gian rộng lớn của con đƣờng để cho anh đƣợc: “Phác tôi én nhạn mừa nòn”, “Tôi luồng mừa tó nả chảu”, anh muốn qua những con đƣờng dài, quanh co ấy để thành đôi én nhạn, đôi rồng cùng em sánh bƣớc:

Tham thíp qué tàng tạu, cảu thíp qué tàng tom Tham thíp thong tàng ngạ ba mà cáp

Tàng hăƣ tàng mừa me, qué hăƣ qué mừa tiên Tàng hăƣ tàng chính tuyên khảu bản

Hẳƣ pi phác tôi luồng còn mừa tó nả chảu”…

(Ba mƣơi ngả đƣờn vòng, chín mƣơi ngả đƣờng quanh Ba mƣơi hai ngã ba đƣờng gặp nhau

Đƣờng nào về quê mẹ, đƣờng nào đƣờng lên tiên Đƣờng nào là đƣờng chính nhất vào bản

Cho anh gửi đôi nhạn về cùng Cho anh gửi đôi rồng về ở).

[40.Tr.26]

Cũng có lúc không gian của con đƣờng hiện lên là không gian thực gần gũi, song con đƣờng cũng chứa đựng tâm trạng, cảm nhận, sự đánh giá của con ngƣời:

Đƣờng ngƣời rải cây nứa ống dài Đƣờng ngƣời rải cây piao ống đẹp Đƣờng ngƣời rải cây gai chọc chân Đƣờng ngƣời rải đá đi bị vấp.

[4: 68]

Từ không gian sinh hoạt trong lời ca Iếu, ít nhiều chúng ta hiểu thêm đƣợc phần nào về phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống và quan niệm về cuộc sống của ngƣời Tày nơi đây. Họ luôn gắn bó thân thiết với bản làng, gia đình, dòng tộc, yêu quý nếp sống, sinh hoạt văn hoá cộng đồng, Cuộc sống của họ cũng chân chất, thực tế không hề triết lí, suy tƣởng cao xa. Họ vui với cảnh nghèo nàn, những thành quả mình tạo lập và mơ ƣớc cảnh thanh bình, cốt sao có thể yêu thƣơng gắn bó, đoàn kết. Tâm hồn họ sáng lên vẻ đẹp chân thực, mộc mạc, bình dị nhƣ cuộc sống trong lành mà họ vốn có.

3.3.2.2. Không gian thiên nhiên

Thiên nhiên rộng lớn, gần gũi với cuộc sống của đồng bào miền núi là không gian của cảnh vật ven rừng, bờ suối, núi đồi rộng lớn đến không gian của sinh sống của tự nhiên là bƣớm, là chim, là hoa…Những không gian ấy đã trở nên thân thiết và quen thuộc từ bao đời nay. Mang trong mình vẻ đẹp của tự

nhiên phong phú và đa dạng, không gian thiên nhiên đã trở thành đối tƣợng để con ngƣời đối chiếu, bộc lộ tâm trạng trong những bài Hát Iếu. Và xuyên suốt trong những lời ca ấy là không gian thiên nhiên gần gũi với đồng bào, đậm chất trữ tình sâu sắc:

Bƣớm trắng ơi bƣớm trắng Bay về đậu cây đào phía trên Cành chuyền cành đi mãi

Đôi bƣớm bay mãi về phía trƣớc Hàng năm xuống thiên hạ chơi hoa Mọi thứ hoa rừng bƣớm đều đến

Cùng nhau chơi hoa khắp bốn phƣơng.

[4.Tr.52]

Hát Iếu cũng nhƣ các làn điệu dân ca khác đều mang trong mình vẻ đẹp

của thiên nhiên - thiên nhiên hiện lên với đủ màu sắc chân thật nhƣ nó vốn có. Song đằng sau vẻ đẹp ấy thƣờng là nơi gửi gắm, chứa đựng tâm trạng con ngƣời, gắn với chức năng giao duyên, thổ lộ, bày tỏ tình cảm, đặc biệt là tình

cảm đôi lứa: Hoa phặc phiền nở mặt đá cuống đen

Chiều đến có đôi ƣơng vỗ cánh Hai tin ngƣời mặt đá mong mỏi Hai hồn ƣớc lấy nhau chẳng đƣợc.

[4.Tr.120]

Thiên nhiên luôn đồng hành cùng con ngƣời những nỗi nhớ niềm thƣơng tha thiết: Hoa bƣởi nở trong vƣờn trắng xoá

Hoa nở còn có chủ đứng trông Muốn bẻ cũng lo gai

Muốn chặt cũng lo chủ nhà mắng Cúi mặt dƣớc gốc hoa về không Tới nhà nghĩ tới hoa càng nhớ.

Không chỉ vậy, con ngƣời khi đứng trƣớc thiên nhiên hùng vĩ dù nhỏ bé, yếu đuối nhƣng họ vẫn vững vàng cùng nhau vƣợt qua nhƣ cuộc sống hạnh phúc trắc trở gian nan qua cơn bão táp rồi lại bình yên:

Ngắm đến dốc to đại ngàn

Hai bên núi đá nghiêng xuống che Đôi ta cùng đi qua không đƣợc Dốc nhỏ đi quanh về co

Dốc này đi uốn về khúc

Hai tay níu gốc cây to lên dốc Leo dốc không kêu nặng kêu mệt Dốc này leo cả đời thêm sức Leo dốc không kêu ca

Dốc này lên bình an thiên hạ.

[4.Tr.70]

Thiên nhiên chở che cho con ngƣời song thiên nhiên cũng dữ dội và đáng sợ, đó là không gian của những con đƣờng sâu hun hút quen thuộc nơi rừng thiêng nƣớc độc “Đông luông thái lẻ”, “Đông ké pù phia”:

Tàng cần lộc đông luong thái lẻ Tàng cần lộc đông ké pù phia Mờ xít én bân mà mí đảy

(Đƣờng ngƣời rậm núi cao vực sâu Đƣờng ngnƣời rậm núi sâu rừng già Thuở xƣa én bay về không đƣợc)

[5.Tr.6,7]

Trong không gian mịt mù của tự nhiên tiếng gió xoáy làn mây, gầm trên

nóc, rít bên tai…tạo cho con ngƣời cảm giác sợ sệt: Tiếng gió xoáy làn mây

Gió mây gầm bến thông Gió rít trên ngọn cây Thứ gì rát bên tai

Thức giấc giữa mịt mùng Tiếng gió gầm trên nóc

[40.Tr.6]

Mặc dù thiên nhiên dữ dội, nhƣng có lúc không gian thiên nhiên trong lời ca Iếu nhƣ có sự hoà hợp tâm trạng con ngƣời:

Buổi sáng trời lất phất sƣơng bay Lòng em muốn bằng nhƣ mặt nƣớc

[40.Tr.48]

Nhƣ vậy, Không gian nghệ thuật trong Hát Iếu luôn có sự đan xen giữa không gian sinh hoạt với không gian thiên nhiên,… nói cách khác đó là không gian vật lý đan xen với không gian tâm lý. Qua không gian nghệ thuật này chúng ta thấy đƣợc tâm trạng con ngƣời đƣợc bộc lộ với nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau tạo nên tính đa dạng, phong phú trong đời sống tình cảm; gián tiếp bày tỏ hoàn cảnh, đời sống riêng tƣ, đời sống gia đình, bản làng và xã hội với phong tục, tập quán, tín ngƣỡng của đồng bào Tày.

Tiểu kết:

Hát Iếu mang những đặc trƣng chung của dân ca trữ tình cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua nghiên cứu một số phƣơng diện nghệ thuật nhƣ thể thơ, các biện pháp tu từ nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật… giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về giá trị Hát Iếu của địa phƣơng Bắc Quang - Hà Giang; Cũng nhƣ đi sâu vào việc khám phá vẻ đẹp riêng của làn điệu dân ca dân tộc Tày.

Thể thơ trong Hát Iếu là sự kế thừa thể thơ thất ngôn có khuôn phép, quy định của dân tộc; lại vừa có sự dung nạp của thể thơ tự do, điều này đã tạo cho lời ca Iếu có thể diễn đạt một cách sinh động và phong phú đời sống, tâm tƣ,

tình cảm của đồng bào Tày. Hơn nữa trong lời ca Iếu có sự đan xen, thâm nhập giữa các yếu tố của lời nói vào lời hát nên gây đƣợc sự chú ý của ngƣời hát cũng nhƣ ngƣời nghe. Họ đắm chìm vào lời ca để cảm nhận, lắng nghe, nắm bắt đƣợc ý tình đƣợc thể hiện qua ngôn từ. Điều này cũng lý giải vì sao trong khúc ca Iếu lại vắng bóng, nghèo nàn những nhạc cụ dân gian. Yếu tố, vai trò của nhạc cụ là hầu nhƣ không có, mà nổi bật lên là vai trò của lời ca Iếu. Qua nghiên cứu một số phƣơng diện nghệ thuật nhƣ các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, không gian và thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu giúp ta có cái nhìn khái quát toàn diện về giá trị của dân ca Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 116 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)