Biện pháp tu từ so sánh

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 96 - 104)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “So sánh là một phƣơng pháp nghệ thuật độc đáo của tục ngữ, ca dao dân ca, là phƣơng pháp chủ yếu trong sự diễn đạt tƣ tƣởng tình cảm, so sánh cũng là một lối cụ thể hoá những hình tƣợng làm cho lời thêm ý nhị tình tứ và thắm thiết”.

Chúng ta biết rằng nghệ thuật so sánh là phƣơng thức nghệ thuật chủ yếu của con ngƣời để nhận thức và phản ánh thế giới. So sánh tu từ cũng là một trong những công cụ đắc lực giúp chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về thế giới tình cảm đa sắc màu của cuộc sống, đặc biệt là sắc màu trong thế giới của tình yêu đôi lứa. Trong bộ phận văn học dân gian đa dạng và phong phú của các dân tộc Việt Nam thì dân ca Tày là một trong những loại hình dân ca có cấu trúc so sánh đặc biệt và tạo nên nhiều nét bản sắc riêng.

Theo Giáo sƣ Đinh Trọng Lạc thì: “So sánh tu từ là một iện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó ngƣời ta đối chiếu hai đối tƣợng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tƣợng”[28.Tr.154].

Từ trƣớc tới nay có rất nhiều cách phân loại cấu trúc trong ca dao dân ca, nhƣng nhìn chung có thể phân loại chúng thành hai dạng nhƣ sau:

- So sánh trực tiếp ( so sánh nổi)

- So sánh gián tiếp (so sánh chìm, kết cấu đối ngẫu) 3.2.1.1. So sánh trực tiếp

Hát Iếu đã sử dụng nghệ thuật so sánh trực tiếp nhƣ một biện pháp nghệ thuật đắc lực để thể hiện mọi cung bậc tình cảm đôi lứa thuở ban đầu rất phong phú và đa dạng.

Chúng ta vẫn thƣờng gặp sự hiện diện của các liên từ nhƣ: nhƣ, nhƣ thể, nhƣ là, tựa, tựa nhƣ, giống, giống nhƣ, khác nào...Mức độ sử dụng so sánh tu từ trong Hát Iếu tuy không dày đặc nhƣng qua quá trình khảo sát 426 bài Hát Iếu thì có 20 hình ảnh “anh” (chàng trai), 23 hình ảnh “em” (cô gái) đƣợc so sánh trực tiếp.

Về cấu trúc so sánh, Hát Iếu cũng mang những nét chung của dân ca ngƣời Việt nhƣ một số môtip thƣờng gặp: em nhƣ, anh nhƣ, hai ta nhƣ… hay tất cả trạng thái tình cảm của con ngƣời: yêu thƣơng, giận hờn, nhớ nhung, vui sƣớng, khổ đau…

Trong ca dao ngƣời Việt hình ảnh “em” và “anh” luôn xuất hiện với nhiều sắc thái khác nhau. Chẳng hạn nhƣ cách nói, cách ví von so sánh đối lập đã tạo nên một công thức Folklore quen thuộc của dân ca với cấu trúc câu thơ cân xứng nhằm lột tả tình cảm, tâm lý của nhân vật:

- Em nhƣ chim chích bên đƣờng Mà nhƣ chim phƣợng vẫy vùng là anh. - Phƣợng kia bạn phƣợng mới cân Phƣợng đâu có cần chiền chiện xấu xa

Chiền chiện đậu gốc cỏ gà

Dám đâu cùng phƣợng bạn bè thấp cao.

[54.Tr.245]

Trong Hát Iếu chúng ta gặp cách nói ví von đối lập qua lời hát của chàng trai. Chàng trai ví thân mình tầm thƣờng nhƣ “Nộc chích”, “nộc dùng” làm sao xứng với “Phƣợng vàng”, “én nhạn”…cao quý:

Nộc chích pạu phƣợng vàng lừ đảng Nộc dùng pạu én nhạn mất thân

(Chim ri sao dám bạn với phƣợng hoàng Chim cút sao dám làm bạn chim én đang bay).

[40.Tr. 5]

Về phƣơng diện hình ảnh so sánh, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều hình ảnh đƣợc so sánh trực tiếp trong Hát Iếu. Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu mà chúng tôi tiến hành thống kê đƣợc nhƣ sau:

Nói về thân phận của ngƣời con gái trong ca dao chúng ta thƣờng thấy “thân em” đƣợc so sánh với những hình ảnh đẹp và mang tính chất ƣớc lệ nhƣ:

Thân em nhƣ tấm lụa đào, nhƣ hạt mƣa sa, nhƣ cây quế giữa rừng…nhƣng thƣờng là không có quyền quyết định cho số phận của mình.

Còn với “Thân noọng” trong Hát Iếu cũng không kém phần. “Thân noọng” đƣợc ví nhƣ: “Đuông bióoc cài khe nhả”- bông hoa lài trên cỏ, bông hoa rặm vƣơng trên áo anh, là bông hoa hẩm hiu chứ không phải là bông hoa đẹp, hoa thơm anh muốn:

Thân noọng pân đuông bióoc cài khe nhả Bióoc may là phống lả chắng nhằng Mí thúc đuông bióoc khằm pi lọi Mí thúc đuông bióoc thỏi pi chƣơng

Pi mừa chƣơng co bióoc cuông rƣờn hẳƣ lung. (Thân em tựa hoa lài trên dặm cỏ

Hoa nở rồi chắc nở đƣợc không Hoa này là nở muộn mới còn

Không phải bông hoa thơm anh nhớ Không phải bông hoa thắm anh chăm Anh về chăm bông hoa nhà cho đẹp)

[40.Tr.50]

Đôi khi “Thân noọng” trong lời ca Iếu đƣợc đem so sánh với những hình ảnh chân thật nhƣng có phần cứng rắn, tự quyết hơn:

Thân noọng pân co làng chắng piúc Tơn thâng đạo phua luc noọng puồn Thân noọng pân co phúc chắng ƣơng Tơn thâng đạo giảo lƣờn chắng nái

Nghĩa là:

Thân em nhƣ cây cau mới trồng Nói đến chuyện chồng con em ngại Thân em nhƣ cây san là mới ƣơm

Nói đến chuyện cửa nhà em chán

[8.Tr.18]

So sánh vốn là kết quả của phép đối chiếu vì vậy mà chúng thƣờng thấy hình ảnh so sánh là những hình ảnh gần gũi, thân thƣơng, quen thuộc nhất; Trong tình yêu cũng vậy, chàng trai khi gặp đƣợc ngƣời tâm đầu ý hợp với mình thì tất cả đều thật gắn bó sâu sắc, chàng coi “noọng” chính là “rƣờn” của mình: Rƣờn pi là noọng á

Mả pi là noọng mằƣ

Hẳƣ pi kết cần hăƣ tay noọng (Nhà anh tựa thân em

Vợ anh tựa bóng em

Cho anh đi tìm ai hơn nữa)

[8.tr.18]

Trong tình cảm lứa đôi, những hình ảnh so sánh biểu hiện nỗi nhớ mong cũng để lại dấu ấn lẻ bạn. Nhân vật trữ tình so sánh nỗi nhớ mong của mình nhƣ mong “Hai thíp hả”- trăng tròn giữa tháng, và nỗi lòng trơ trọi nhƣ “Tôi thú thiểu kha”- chiếc đũa lẻ đôi.

Bƣơn hăn nả chụ cáu bƣơn đai Tông bạn mọ tông hai thíp hả Tông bạn mà hăn nả khào bang Cổm hua lồng giƣờng chang là dú Lọi lọi mọ tôi thú thiểu kha

Tôi thú thiểu kha cụng mọ thoong thinh là thiếu bạn (Thoáng thấy mặt bạn thoáng không

Mong bạn nhƣ mong trăng giữa tháng Ngóng bạn chẳng thấy bạn xinh tƣơi Cúi mặt xuống giữa giƣờng ta ở Trơ trọi nhƣ chiếc đũa lẻ đôi

Chiếc đũa lẻ đôi nhƣ đôi ta lẻ bạn).

[40.Tr.47]

Nỗi buồn của cô gái khi chia cách trong tình yêu đƣợc so sánh nhƣ:

Noọng puồn toọng pân ỏi lip thuôn

Noọng puồn giá pân cƣa cuông lừa tan đởi nặm. (Em buồn trơ nhƣ nhánh mía trong vƣờn

Em buồn nhƣ chiếc thuyền muối tan trong nƣớc).

[40.Tr47-48]

Rất nhiều hình ảnh so sánh đƣợc hiện lên trong lời ca Iếu, Dù là hoa, là cây, là chim, là thuyền…Tất cả đều đƣợc đặt trong sự đối lập hay tƣơng đồng để tìm ra nét khác biệt hay tiếng đồng vọng trong tâm hồn con ngƣời mà thôi. Hơn nữa cách so sánh nhƣ vậy cũng phản ánh đƣợc những sắc thái tình cảm, tâm trạng của các cô gái chàng trai Tày đa dạng và phong phú mà chân thực, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thƣờng.

3.2.1.2. So sánh gián tiếp

So sánh gián tiếp là phƣơng thức nghệ thuật chiếm đa số trong những lời hát của dân ca giao duyên nói chung, dân ca Iếu nói riêng. Việc đối chiếu nét tƣơng đồng giữa hiện tƣợng thiên nhiên, cảnh vật với trạng thái tình cảm của con ngƣời, có tác dụng làm nổi bật tâm trạng đa sắc màu khó nắm bắt của tâm hồn ngƣời. Nhƣ vậy nét tƣơng đồng trong bức tranh miêu tả thiên nhiên với các hình ảnh trong đời sống con ngƣời tạo nên sự nhất quán trong tƣ tƣởng cảm xúc và ý đồ nghệ thuật. Trong Hát Iếu, bức tranh thiên nhiên ở đây không đơn thuần là miêu tả vẻ đẹp của nó mà thƣờng là đằng sau đó là biểu tƣợng của những trạng thái, tình cảm con ngƣời với đầy đủ mọi cung bậc đa dạng, phong phú.

Lối nói trong Hát Iếu là lối nói giản dị và thƣờng gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của con ngƣời. Đó là hình ảnh của núi non, đồng ruộng, chim cá, trâu ngựa…ví nhƣ câu hát của chàng trai mƣợn hình ảnh nặm noòng (nƣớc Lũ) để bày tỏ nỗi lòng của mình. Khi mùa xuân đi

qua, vào tháng hai (chiêng thong) thì cũng là lúc ngƣời yêu bỏ đi lấy chồng. Qua cách so sánh giữa hình ảnh của con cá xuôi dòng nƣớc cạn đi ra bể lớn bình yên bỏ lại một mình “Tả điêu” bông hoa tím bơ vơ trơ trọi giữa dòng nƣớc lũ ngập tràn nhƣ chính tâm trạng của chàng trai đang nổi sóng lòng cuộn xoáy:

Chiêng thong nặm noòng ỏi lup thuôn Nặm bốc pioa lồng phoòng đƣởi ngƣơc Tả điêu co bióc lục luôc khác loay Cạy noọng đảy phua mí đay mí chứ (Giêng hai nƣớc lũ nhỏ ngập cồn

Nƣớc cạn cá xuôi dòng đi mất Bỏ mình bông hoa tím khác trôi

Cậy em đƣợc chồng sang không nhớ.)

[8.Tr. 29]

Có thể nói nhiều hình ảnh thiên nhiên đã trở thành biểu tƣợng trong tâm thức của ngƣời Tày nhƣ hình ảnh của bông hoa Phặc phiền (vắc viền), hoa Mạ, hoa gạo, con chim khẳm khắc, chim pắp páng, én ƣơng, loan phƣợng, dòng nƣớc, khe suối, con thuyền, bến nƣớc…

Đây là hình con chim Pắp Páng. Ngƣời Tày Bắc Quang vẫn kể cho nhau nghe câu chuyện về con chim Pắp Páng hay kêu vào những đêm mùa đông lạnh giá. Ngày xƣa có hai anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ lại rất nghèo đói, mùa đông tới hai anh em chỉ có đúng một tấm chăn nhỏ rách nát, đắp đƣợc cho ngƣời này lại thò ngƣời kia ra. Suốt đêm, hai anh em nhƣờng nhau “ Mằƣ pắc cau páng” - mày che tao đắp. Vì rét quá cả hai anh em đều chết và biến thành con chim “Pắp Páng”. Trong lời ca Iếu chàng trai đã dùng hình ảnh của con chim Pắp Páng để bày tỏ lời nói gián tiếp về thân phận của mình không thể sánh đƣợc với

ngƣời khác: Pắp Páng loọng táng thẳm pích khiêu

Chiêm ỷ pi nòn điêu mại quén

Mí giảm pạu nộc én trang hả trang hao Nộc én bân khảm chào khôn ƣớc

Bióoc đay chào lọn lƣơc chung quanh Nộc chích bân khát mèng ngoại nooc.

(Pắp páng gọi cửa hang cánh xanh Từ nhỏ anh ngủ riêng ngon giấc Không dám bạn chim én trời cao Hoa đẹp ngƣời ta đã rào quanh Chim chích bay liệng ngoài rã cánh).

[8.Tr.22]

Hay: Hoa gạo nở trên cây đỏ thẫm Hoa vông nở trên cành đỏ tƣơi Hoa coóng nở trong khe đỏ thắm Vàng anh đậu ngọn diễn hót thƣơng Vợ anh ngồi đọc thƣ bên cửa

Gối hoa động đến tay không màng Nƣớc cạn bỏ bãi cát bên bờ

Nhớ bạn giữa canh khuya gà gáy Sao khuất làn mây trắng đi nằm Nƣớc mắt rơi gối hoa dàn giụa.

[8.Tr.44]

Thiên nhiên có lúc thật gần gũi, thể hiện đƣợc tâm trạng của bao chàng trai cô gái Tày khi bƣớc vào tuổi yêu đƣơng:

Hoa đất và hoa xuân Không thành thì gần chút Mai sau hoa quá thì Còn đâu yêu đƣợc nữa. Đêm xuống khắp làng trên Đêm xuống khắp mƣờng dƣới Đêm xuống có trăng rằm

Họ yêu nhau khắp chốn.

[40.Tr. 3-4]

Có lúc thiên nhiên diễn đạt lời trách móc thâm thuý của chàng trai:

Trồng chuối sao không chọn đất đen Lấy chồng sao không nhằm trong bụng Bây giờ mới than thở với ta

Bao giờ kết bạn hoa cho khỏi.

[8.Tr. 61]

Hình thức so sánh gián tiếp trên đã làm nổi bật trạng thái tình cảm của con ngƣời trƣớc thiên nhiên. Cảnh vật tạo nên chất thơ mộc mạc, chân thật, giản dị nhƣng lại giàu tính biểu tƣợng. Có thể nói rằng Hát Iếu luôn tràn ngập hình ảnh thiên nhiên tạo nên những công thức dân ca của dân tộc mình, đó là những hoa, những bƣớm, những chim, cây cầu, con đƣờng…và hầu hết hình tƣợng đó đều mang một ý nghĩa nhất định. Nó vừa nhƣ một sự so sánh ngầm, vừa nhƣ một ẩn dụ phù hợp với tâm trạng của nhân vật muốn bày tỏ tƣ tƣởng, tình cảm của mình. Dùng thiên nhiên, cảnh vật để đối chiếu, thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tình cảm của con ngƣời là lối diễn đạt quen thuộc của dân gian. Song với mỗi một dân tộc đều có quan niệm thẩm mĩ thể qua nghệ thuật so sánh khác nhau.Với ngƣời Tày Bắc Quang là tất cả những gì gần gũi, thân thiết, mộc mạc, đơn sơ giữa đại ngàn thiên nhiên sừng sững vốn có.

Qua nghệ thuật so sánh, chúng ta thấy đƣợc vẻ đẹp tâm hồn, trí tƣởng tƣợng đặc biệt sáng tạo cũng nhƣ những nét sinh hoạt văn hoá, phong cách đặc thù rất riêng của dân tộc; Thấy đƣợc những giá trị nhận thức có giá trị mĩ cao trong đời sống tinh thần của đồng bào Tày nơi đây.

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 96 - 104)