Nguồn gốc của Hát Iếu

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 26 - 30)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu

Từ xa xƣa tới nay Hát Iếu đã tồn tại, lƣu truyền ở Bắc Quang - Hà Giang và một số vùng khác, từ ngƣời già tới lớp trẻ chúng tôi không ai biết nguồn gốc của Hát Iếu ra đời từ khi nào. Tôi có hỏi một số nghệ nhân cao tuổi về sự ra đời của Hát Iếu, họ trả lời : Thủa còn nhỏ đã đƣợc nghe các ông, các bà, các mẹ, các anh, các chị hát; Những lời hát đó đã cùng họ lớn lên và để lại dấu ấn trong lòng là tiếng nhớ thƣơng, lƣu luyến, day dứt khôn nguôi; Và có lẽ Hát Iếu có từ rất lâu rồi. Hiện nay chúng ta cũng ta chƣa thể biết chính xác Hát Iếu xuất hiện vào thời kỳ nào. Nhƣng qua nội dung và hình thức các bài hát, chúng ta có thể phỏng đoán Hát Iếu chỉ có thể xuất hiện vào thời kỳ chế độ kinh tế cá thể đã phát triển khá cao và chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã thịnh hành trong xã hội. Từ trƣớc tới nay một số nghệ nhân vẫn thƣờng hát bài “gốc Cọi” để trao gửi tâm tình:

Cốc cọi dú mƣờng Mú Mú cọi dú mƣờng mƣời

Cốc cọi dú Lƣơng nhan Thƣợng Đế A loàn dú nƣa pế lƣơng đông

Chắng au băƣ mạy mà nhặp che thân chang thửa Mơ xít nhằng ngộ páy minh

Chắng tặt tàng nhình chài thao báo Nhình chài nhằng hổn hao pay thông Cốc cọi dú lƣơng đông tạo óc

Chắng lồng lot thế gian Chắng pân tính cấp đàn lí lọi

Chắng tặt hặt câu cốc cọi than thƣơng Páo hăử pi táng mƣờng rụ chắc

Tạm dịch:

Mú cọi về mƣờng mƣời

Gốc cọi giữa dƣơng gian Thƣợng Đế Rồng phƣợng trên bể Lƣơng Đông Mới lấy lá cây về khâu áo che thân Ngày xƣa còn ngây thơ chƣa biết gì Mới đặt nên đƣờng tình trai gái Trai gái chƣa biết làm sao

Gốc cọi trên Lƣơng Đông tạo tiếng Mới lọt xuống thế gian

Mới thành đàn tính, đàn tình Mới đặt gốc cọi than thƣơng

Bảo cho anh khác Mƣờng cùng biết.[40.Tr 57,58] Trong dân gian có lƣu truyền câu chuyện: Ngày xƣa, với ngƣời Tày ở vùng sông Chảy Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), ở vùng sông Lô Bắc Quang (Hà Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang) đều cùng có một làn điệu hát Khắp (có nơi gọi là Hát Iếu và làn điệu Hát Cọi ). Cứ mùa xuân, đến tháng Giêng, tháng Hai, anh em tổ chức đi thăm nhau, con cháu có dịp đi theo cha theo mẹ hoặc cô, bác, chú, dì… Những nam thanh nữ tú đã đƣợc học sẵn Iếu, Cọi, đi đến đâu là sẵn sàng đối chọi dân ca, giao lƣu học hỏi, tìm hiểu lứa đôi rồi nên vợ nên chồng hạnh phúc trăm năm. Mỗi lần cất tiếng Khắp tiếng Cọi, thƣờng thì cô gái thẹn thùng cất tiếng trƣớc, hỏi gốc Khắp gốc Cọi để cho ngƣời con trai trả lời:

Củ pác tham minh láy, Ngoáy nả tham minh quan, Khình bang tham minh pi. Cốc khắp dú hăƣ oóc, Cốc cọi dú hăƣ mà.

Lang đạng noọng tờ tham sắc nọi. Thinh hăƣ tặt tiểng hội dƣơng gian.

Thinh hăƣ tặt chiêng nhị lỉn xuân, Ngoác nả tham lƣờng quân hăƣ minh. Páo hẳƣ noọng khình bang chắc đởi.

Nghĩa là:

Cất tiếng em hỏi anh, Cất lời em hỏi đến. Thƣơng em, anh trả lời. Gốc khắp ở đâu ra? Gốc cọi ở đâu về?

Hàng năm để làng quê mở hội, Đôi ta đƣợc nhộn nhịp vui xuân. Mong anh kể một lần, em biết.

Ngƣời Tày Mƣờng Lai, Lục Yên truyền kể lại rằng: trƣớc đây, cuộc sống con ngƣời lao động lam lũ, vất vả lắm, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn không đủ ăn. Một hôm, ông cụ già làng ra ngồi trên hòn đá bên bờ suối câu cá, suy nghĩ bên thác nƣớc chảy. Bỗng đâu có ngọn gió ào qua bụi tre nơi ông ngồi. Tiếng kẽo kẹt của hai cây tre cọ vào nhau phát ra âm thanh hòa quyện cùng với thác nƣớc chảy, nghe hay làm sao. Thổn thức lòng ngƣời, ông già tự dƣng mở miệng "hới lả" vọng theo, thấy ngƣời thanh thản, nhẹ nhõm, quên hết nỗi u buồn uẩn khuất. Ông già nghĩ rằng: Thiên Nhan Thƣợng đế đã ban thƣởng tiếng hát cho ngƣời Tày mình đây! Thế rồi, ông gọi mọi ngƣời đến truyền dạy lời hát. Lấy da ếch bọc ống nứa, căng 2 sợi dây tơ tằm rồi bện mấy sợi lông đuôi ngựa làm cung để kéo "cò cử", sau này gọi là nhị 2 dây. Lấy ống nứa tép dùi thành 7 lỗ để thổi tạo tiếng nƣớc chảy sau này gọi là sáo. Từ đấy, hát khắp hát cọi có nhị, có sáo đệm theo.

Hàng năm, cứ thu hoạch xong lúa gạo, đƣa vào đầy bồ là mọi ngƣời chuẩn bị cho vui tết đón xuân, mở hội Lồng Tồng thi hát khắp hát cọi. Khi đƣợc hỏi đến gốc Khắp, gốc Cọi, chàng trai bèn lên tiếng trả lời:

Cằm noọng khắm là pi khan, Cằm noọng tham là pi gạ. Mƣa nận là mừa tận mƣa đai. Mì po pú tức bất tềnh hin phjoa, Chắng hăn thoong điếu mạy tẻo ca, Hả điếu mạy tẻo cót.

"Hới lả" pân cằm bióoc cằm va. Mƣa nận vua tạo mà lồng thóa, Chắng tặt Iếu thiên hạ lỉn khua, Cốc khắp pi tờ so kể đoạn. Ngoac nả páo cốc cọi hẳƣ a. Mẹ luc tả bóm nà mí háy. Po luc tả nả ray mí bjoai,

Thao đai tả thuôn mòn rộc nhả. Đếch tả mùn theo háy lầm me. Kế tả tạu theo háy lầm rƣờn.

Mọi cần mọi phai thƣơng đởi "cọi".

Nghĩa là:

Lời em hỏi anh xin thƣa. Ngày xửa tận ngày xƣa.

Có cụ già ngồi đánh câu trên thác đá. Mới thấy điều sự lạ.

Hai cây tre "kẽo két".

Năm cây nứa "ót ét" tiếng xa. "Hới lả" ông thốt lời cùng gió, Từ đấy vua cho mở hội vui,

Đặt "Khắp, Iếu" ngƣời đời làm hội. Còn gốc Cọi anh kể em hay,

Con vội vàng bỏ trốn lên nƣơng Gái dƣới Mƣờng hái dâu thổn thức. Trẻ bú mẹ lập tức lắng nghe

Già bỏ gậy đi về quên lối. Mọi ngƣời vui khắp, cọi từ đây.

Tiếng hát Khắp hát Cọi đã làm vơi đi những nỗi vất vả đêm ngày, tâm hồn thanh thản, trong sáng, tự tin nhƣ hoa mùa xuân đang nở. Nhƣ hoa phặc phiền trên núi đá đã kết nối đôi lứa trăm năm hạnh phúc.[Nguồn: http/www Báo Yên Bái.com.vn].

Một phần của tài liệu Luận văn: HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT pdf (Trang 26 - 30)