Chiến thắng Điện Biên phủ

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 33 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Chiến thắng Điện Biên phủ

Với chiến thắng Điện Biên phủ, hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng, vươn xa trong cảm hứng sử thi hào hùng và tầm khái quát lịch sử. Bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên mang đậm tính thời sự, ghi lại một cách đậm nét khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sử dân tộc.

Kế tiếp, Tố Hữu viết Ta đi tới với khí thơ hùng mạnh, tương ứng với bước đi không có gì ngăn nổi của dân tộc. Những bước đi hào hùng từ “ Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên”, những chặng đường dài chín năm vượt mọi gian khổ hy sinh để hôm nay đến được niềm vui lớn:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước

Đường ta rộng thênh thang tám thước…

(Ta đi tới, 1954)

Trong không khí náo nức, hào hùng, càng tự hào về Tổ quốc và nhân dân, ta càng yêu quê hương, đất nước:

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca.

(Ta đi tới, 1954 )

Bài Việt Bắc mang tên chung của tập thơ là thi phẩm xuất sắc nhất của thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca hiện đại. Bài thơ là cuộc đối thoai giữa mình ta, tamình, giữa người cán bộ về xuôi với Việt Bắc ở lại:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

(Việt Bắc, 1954)

Mười lăm năm ấy với biết bao sự kiện, biết bao cảm xúc, bao kỷ niệm dạt dào tình nghĩa. Việt Bắc với sinh hoạt ở chiến khu, thời kỳ Việt Minh, kháng Nhật, với mái đình HồngThái, cây đa Tân Trào, với biết bao địa danh không thể nào quên. Dưới ngòi bút của Tố Hữu, Việt Bắc hiện lên rất chân thực và xúc động cùng với niềm tự hào đã chiến thắng kẻ thù xâm lược khép lại một trang sử vẻ vang. Đúng như Xuân Diệu nhận định:" Đến bài Việt Bắc, lại là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. Với bài này, hồn thơ cũng như nghề thơ của Tố Hữu chín rộ (...), không phải một cây bút trong tay Tố Hữu nữa, mà nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ, nên nhạc.[33]

Nếu như ở phần đầu Việt Bắc cái"tôi" trữ tình của nhà thơ thường nhập vai nhân vật quần chúng hoặc trực tiếp làm nổi bật những con người quần chúng, thì ở những bài thơ viết vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến lại nổi bật cái "tôi" sử thi, mang tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng; đi liền với cái "tôi' sử thi ấy là giọng hào sảng, kiêu hãnh và đầy tin tưởng.

Như vây, trên hành trình lịch sử của cách mạng, của dân tộc, hồn thơ của Tố Hữu đều có những tiếng ngân vang xứng đáng, có sự vận động không ngừng và luôn phát triển theo đà đi lên của cách mạng. Đọc tập thơ Việt Bắc người đọc

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)