Kháng chiến chín năm

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Kháng chiến chín năm

Cuộc kháng chiến chống Pháp đã tỏ rõ sức mạnh và sức sáng tạo lớn lao của quần chúng- cái sức mạnh trước kia còn ẩn tàng, mai phục, chưa có dịp bộc lộ hết thì nay đã trở thành sự thật hiển nhiên, hàng ngày, đập vào tai mắt, vào suy nghĩ và tưởng tượng của mỗi người. Với Việt Bắc, thơ Tố Hữu đã thực sự chín và ngang tầm với đề tài như được thể hiện qua bốn câu thơ đề từ:

Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Thuyền xô sóng dậy Sóng đẩy thuyền lên

Cái bể nhân dân được cách mạng lay dậy tự đáy sâu, dâng lên cuồn cuộn đã đẩy sáng tác thơ ca lên một trình độ cao. Có một sự chuyển hướng rõ rệt trong sáng tác của Tố Hữu. Cuộc kháng chiến bùng nổ, bài thơ xuất sắc đầu tiên trong giai đoạn này của Tố Hữu là bài Cá nước không còn những câu thơ trực tiếp trình bày ý nghĩ của tác giả mà là sự thâm nhập tự nhiên vào những suy tư, cảm nghĩ của quần chúng:

Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.

(Cá nước, 1947)

Không cần giảng giải, thuyết lý, bài thơ có sự thuyết phục của cái hiện thực trực tiếp, như thể tai nghe mắt thấy. Với Việt Bắc, nhà thơ không còn tự nói về mình, việc tự biểu hiện trực tiếp hầu như không còn nữa, thay vào những trữ tình riêng tư là sự thể hiện trực tiếp cảm nghĩ của quần chúng cách mạng. Anh Vệ quốc quân lần đầu xuất hiện trong thơ dễ thương đến lạ lùng; tiếp xúc với anh ai mà không cùng đồng lòng thốt lên như Tố Hữu:

Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

(Cá nước, 1947)

Cuộc kháng chiến ở hậu phương được tái hiện qua hình ảnh những người nông dân bình dị. Đó là bà mẹ Việt Nam; bà mẹ đẻ những người Vệ quốc quân, bà mẹ nuôi các anh cán bộ. Tố Hữu đã ca ngợi bà mẹ đó trong hình ảnh bà bủ Việt Bắc ngồi kể" chuyện nhà chuyện cửa" bên bếp lửa, trên nhà sàn; trong hình ảnh "bà bủ nằm ổ chuối khô" nhớ con đi bộ đội; bà bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng. Là chị nông dân con mọn vượt lên những gian khổ thiếu thốn hăng hái tham gia công tác kháng chiến. Tố Hữu đã tạo ra điển hình chú Lượm tượng trưng cho các cháu bé nhỏ và anh dũng của Bác Hồ.

Tố Hữu là nhà thơ của thời đại, hành trình thơ Tố Hữu luôn là sự vận động không ngừng, phát triển. Tác giả nhìn theo con mắt sử thi để thấy được tầm vóc to lớn, trách nhiệm nặng nề của con người thời đại. Do đó việc chuyển sang thể tài sử thi đánh dấu một bước tiến trong tư duy nghệ thuật và tiếng thơ Tố Hữu. Mặc dù ở Từ ấy đã có yếu tố sử thi, như trong hình ảnh Mã Chiếm Sơn" buông cương và ngẫm nghĩ", như hình ảnh" Những người không chết", nhưng sang Việt Bắc thì chất liệu này mới chiếm địa vị chủ đạo. Các vấn đề của thơ Tố Hữu thời kỳ này bao giờ chủ yếu cũng là các vấn đề đặt ra giữa "ta" và "nó","chúng ta" và"chúng nó"...chứ không còn là vấn đề giữa" anh" và" em", giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nếu có khi nhà thơ nêu vấn đề giữa" mình" và "ta" thì đó là"mình" và"ta" với tầm vóc dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)