Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 29 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc bùng nổ long trời lở đất, chấm dứt ách đô hộ tám mười năm của thực dân Pháp, mở ra một thời đại vẻ vang cho dân tộc: thời đại Hồ Chí Minh, thời đại của độc lập, tự do, và chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Tám đã đáp ứng nguyện vọng sâu xa của toàn thể dân tộc, mở ra trước mắt mọi người những chân trời bao la, niềm phấn khởi dâng trào, khí thế của quần chúng thật là hào hùng quyết liệt khi nước nhà dành được chính quyền.

Từ những bài thơ ra đời ngay sau ngày Cách mạng thành công cho đến bài thơ cuối cùng: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chào đón hoà bình, từ biệt Việt Bắc về xuôi, có thể nói Tố Hữu đã giương cao lá cờ chiến đấu của thơ, tô thắm cho nó và giữ thắm cho nó trong suốt chín năm, để nói lên những tình cảm lớn của con người cách mạng và kháng chiến; là tiếng thơ sớm nhất và lớn nhất nói lên thấm thía những sự đổi đời của dân tộc.

Một số bài thơ tiếp nối Từ ấyViệt Bắc như: Huế tháng Tám (1945),

Xuân nhân loại (1946), Vui bất tuyệt (1946) là những bài được Tố Hữu viết trong niềm vui chiến thắng khi nước nhà giành được chủ quyền dân tộc. Sự ra đời của tập thơ Việt Bắc tiếp nối cảm hứng giải phóng dân tộc của tập thơ Từ ấy. Cái vui của thơ Tố Hữu trong những ngày Tháng Tám vẫn lôi cuốn chúng ta rất mãnh liệt, và cảm hứng giải phóng khi nước nhà độc lập được ghi lại sâu đậm trong những vần thơ mới:

Đi, đi, đi ! ôi nhịp đời phơi phới Trăng sáng, đường dài

Ta đều ca Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt Yêu dấu Ngàn năm… (Đêm xanh, 1946)

Đó cũng là lời thiêng, là tình cảm kết đọng trong bản nhạc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi - "Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm".

Tiếp đó là những ngày toàn dân tộc hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh chống ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ở khắp mọi nơi, toàn dân sôi nổi tham gia phong trào tăng gia sản xuất, những ngày khoai sắn mọc xanh khắp mọi nơi, con người vui say trong công việc, với tinh thần đoàn kết, thi đua lao động không biết mệt mỏi:

Rồi từ hôm đó, bọc hoàng cung Lớp lớp khoai xanh mượt vạn vồng Lòng đất kiêu kiêu nghe nặng củ

Khách dừng âu yếm, ngẩn ngơ trông…

(Tình khoai sắn, 1946)

Sau chống đói là chống dốt với phong trào Bình dân học vụ, mà tất cả các tầng lớp quần chúng nhân dân đều tích cực hưởng ứng:

Nghiêng đầu trên tấm bảng chung Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh Này em, này chị, này anh

Chen vai mà học, rách lành sao đâu !

(Trường tôi, 1946)

Không đầy một tháng sau, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Kháng chiến Nam Bộ, rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch

vang dậy thấm sâu vào trái tim của mỗi người dân Việt Nam.“Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta”.

Trong những ngày đầu phòng ngự với chủ trương tiêu thổ những thành phố, thị trấn, phá cầu đường để cản bước tiến công của giặc, một bài thơ được truyền tụng đến thuộc lòng, là bài Phá đường ghi tạc không phai công sức của nhân dân vào lịch sử:

Đêm nay gió rét trăng lu

Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường...

( Phá đường, 1948)

Vậy, chúng ta có thể nhận thấy đây là chặng đường đầu tiên, những ngày đầu phòng ngự của của cuộc kháng chiến đã được Tố Hữu ghi lại bằng những vần thơ hết sức chân thực. Cùng với diễn biến lịch sử của dân tộc, thơ Tố Hữu luôn theo sát cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn: GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ TẬP THƠ "VIỆT BẮC" TRONG HÀNH TRÌNH THƠ TỐ HỮU pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)