Các doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 57 - 58)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong phạm vi trong nước mà ngày nay còn diễn ra thế giới . Khi tham gia sân chơi quốc tế giống như vượt sóng đại dương, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn ra biển lớn phải dùng tàu to, không thể dùng xuồng, bè mà vượt đại dương được. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết nhau thành những hiệp hội, tập đoàn lớn để cùng nhau chiếm giữ thị trường nội địa và vươn ra thị trường nước ngoài. Để cùng nhau kinh doanh thành công trên thị trường EU , các doanh nghiệp dệt may phải tạo dựng được các mối liên kết chặt chẽ với nhau :trong quá trình sản xuất lẫn trong kinh doanh

Liên kết trong sản xuất có nhiều hình thức liên kết nhưng quan trọng nhất vẫn là liên kết dọc trong ngành dệt may :

Liên kết các doanh nghiệp dêt may thành chuỗi liên kết dệt may , hình thành những mô hình liên hoàn tương đối khép kín để chủ động từ khâu cung cấp nguyên phụ liệu , sản xuất và chào hàng, mang lại giá trị gia tăng cao nhất., qua đó các doanh nghiệp dệt sẽ cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may tiến hành sản xuất và bán hàng . Việc hình thành chuỗi liên kết này sẽ là động lực phát triển cho cả doanh nghiệp dêt và doanh nghiệp may cùng phát triển vì :

Liên kết dệt may góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu. Đặc biệt là góp phần vào định hướng cho ngành dệt may Việt Nam chuyển dần từ phương thức xuất khẩu gia công sang xuất khẩu FOB. Ngành may mặc , dù có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh , song muốn tránh khỏi tình trạng gia công thì cần chú trọng đến sự phát triển của ngành dệt

Tăng cường liên kết dệt may sẽ tạo điều kiện giảm chi ph1i trung gian , hạ giá thành sản phẩm may, tăng sức cạnh tranh cho hàng may mặc do tỷ lệ nội địa hóa được năng cao .Đồng thời giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguey6n liệu từ nước ngoài , làm giảm nhập siêu cho quốc gia

Tăng cường liên kết dệt may làm cho việc cung cấp nguyên phụ liệu cho daonh nghiệp may ổn định và kịp thời , góp phần giúp các daonh nghiệp may chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất kịp tiến độ cho đơn đặt hàng , qua đó giảm bớt rủi ro do giao hàng chạm trễ

Ngoài liên kết trong sản xuất thì liên kết trong kinh doanh cũng đóng vai trò rất quan trọng :

Đối với các doanh nghiệp dệt may lần đầu tiên xuât khẩu sản phẩm của mình vào thị trường EU thì sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình kinh doanh . Vì vậy, các doanh nghiệp mới nên chủ động liên kết , nhờ các doanh nghiệp đi trước giúp đỡ trong việc tìm kiếm bạn hàng , chia sẽ những kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường EU. Qua đó, các doanh nghiệp mới sẽ hạn chế những rủi ro trong việc kinh doanh của mình

Thị trường EU là một thị trường rộng lớn ,và cạnh tranh gay gắt . Phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đó muốn cạnh tranh với các đối thủ thì cần phải liên kết lại để cùng tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái , các doanh nghiệp có thể liên kết lại để chia sẽ những đơn đặt hàng , giúp các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua khó khăn Trong bối cảnh hiện nay, sự nỗ lực của từng doanh nghiệp, tự nguyên tạo các mối liên kết hoặc gia nhập các chuỗi, hội doanh nghiệp lớn là cần thiết để cùng tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w