Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 34 - 39)

b. Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh nội địa

3.1.2 Đánh giá kết quả

Những thành tựu

Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được sự phát triển hơn cả mong đợi, ngành đã có bước nhảy ngoạn mục cả về lượng và về chất, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam tăng trưởng không ngừng. Vào thời điểm đầu năm 2006, ngành dệt may lúc đó chỉ đứng thứ 16 trong tổng số 152 nước sản xuất và xuất khẩu dệt may trên thế giới thì chỉ trong vòng chưa đầy hai năm đến tháng 9 năm 2007 , ngành dệt may Việt Nam đã lọt vào tốp 10 thế giới

các nước xuất khẩu dệt may hàng đầu sau: Trung Quốc, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…, và cũng trong năm 2007 , lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu dệt may chính thức vượt dầu thô để trở thành mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu của cả nước. Hiện nay sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt hầu hết tại các nước trên thế giới , được người tiêu dùng tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản … tín nhiệm.

Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam không ngừng phát triển trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may thuộc mọi thành phần kinh tế tăng lên nhanh chóng.Đến nay, ngành dệt may đã có trên 2000 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh , thu hút trên 2 triệu lao động làm việc , góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , góp phần tạo ổn định xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng những trang thiết bị hiện đại. Lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt, có kỷ luật, chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước. Có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khác hàng khó tính chấp nhận Để đạt được những thành tích trên, bên cạnh nỗ lục của chính ngành dệt may , phải kể đến vai trò của nhà nước với một loạt các chính sách, cùng với cơ chế quản lý ngày càng thuận lợi tập trung thu hút mọi nguồn lực trong và ngòai nước đầu tư vào ngành Trong thời gian qua , tại các thị trường chính như Mỹ, EU, .. do sản phẩm dệt may Việt Nam ngày càng được ưa chuộng nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam liên tục khó khăn vì các rào cản thương mại , cùng với các vụ điều tra về việc chống bán phá giá cản trở hàng dệt may Việt Nam .Nhưng với sự tích cực chuẩn bị nhiều doanh nghiệp trong ngành may được tổ chức tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường và xã hội khắt khe do các nước nhập khẩu đặt ra ,vượt qua các đợt kiểm tra chống bán phá giá từ Mỹ. Đồng thời xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, bán lẻ nước ngoài. Góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh sản phẩm dệt may Việt Nam trên trường quốc tế

Đầu năm 2009 , thế giới đã trải qua đợt suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Người dân các nước nhập khẩu cắt giảm nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp khó khăn , thậm chí có nguy cơ bị phá sản , cắt giảm lao động do lượng đơn đạt hàng từ các thị trường trọng điểm đều sụt giảm trầm trọng . Các doanh nghiệp đã tháo gỡ những khó khăn bằng các cố gắng chia sẻ cùng các nhà nhập khẩu trong việc xác định lại cơ cấu giá cả hợp lý trên cơ sở vẫn giữ vững chất lượng sản phẩm và dịch vụ đồng thời nỗ lực để xúc tiến các thị trường mới với tinh thần “năng nhặt chặt bị” . Trong 9 tháng qua, về cơ bản sản xuất tương đối ổn định, công nhân đủ việc làm, tiêu thụ nội địa tăng trưởng trên 18%. Kim ngạch xuất khẩu tuy có giảm nhẹ 1% so với năm trước nhưng với kim ngạch 6,7 tỉ USD trong 9 tháng và dự kiến 9,2 tỉ USD năm nay, dệt may đã trở thành ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước. Nhờ những nỗ lực có tính chiến lược của các doanh nghiệp trong ngành, dệt may đã đứng vững trong cơn bão suy thoái toàn cầu.

Dệt may là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu nước ngoài . Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, số lao động trong ngành may là gần 2 triệu lao động . Tuy ngành may đã thu hút được nhiều lao động , nhưng tính ổn định của nguốn lao động trong ngành lại không cao .Nguyên nhân chính là mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với các ngành khác, phúc lợi không bảo đảm, chủ nhân người nước ngoài cư xử không tình cảm. Hàng ngàn vụ đình công từng xảy ra liên quan tới bữa ăn không đủ dinh dưỡng, hoặc chủ nhân muốn năng suất cao giới hạn cả chuyện đi vệ sinh của công nhân. Do đó, người lao động không thấy mặn mà với ngành này .Họ sẵn sàng

chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn .Mặc dù gần đây , nhiều doanh nghiệp dệt may đã có những thay đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới .

Đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Năng lực sản xuất của các doanh nghệp dệt may việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp kéo sợi cho thấy, chỉ có 10% thiết bị được đầu tư từ các nước tiên tiến và sử dụng trong vòng 5 năm trở lại đây còn lại trình độ công nghệ đều ở mức trung bình và lạc hậu. Đây là một thiệt thòi lớn cho ngành may mặc của Việt Nam .Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu tư cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm , tiết kiệm chi phí , từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Sự phát triển không đồng đều giữa ngành dệt và ngành may kìm hãm sự phát triển ngành dệt may cả nước. Sự không đồng đều này thể hiện rõ trong sự phát triển của ngành dệt và ngành may , cụ thể. Nguyên nhân do máy móc thiết bị của ngành dệt nước ta cũ kỹ, lạc hậu , trong khi điều kiện đầu tư vào ngành dệt của nước ta chưa được chú trọng đúng mức. Các doanh nghiệp , nhất là doanh nghiệp tư nhân chỉ chú trọng đầu tư ngành may là do đầu tư vào ngành dệt đòi hỏi vốn lớn , đặc biệt là khâu in nhuộm của sản xuất dệt thoi, vì thời gian thu hồi vốn chậm và hiệu quả kinh tế không bằng ngành may..Chưa kể yêu cầu cung cấp dịch vụ trong ngành dệt rất khắt khe, phải đáp ứng được các điều kiện của bên đặt hàng như :giao hàng đúng tiến độ, đúng chủng loại, khi xảy ra sự cố về mặt kỹ thuật phải xử lý ngay. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được các yêu cầu này.

Do thiếu công nghiệp hỗ trợ nên ngành dệt may Việt Nam gần như phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đều gặp khó khăn trong việc mua nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Hiện các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ cung ứng được các loại vải căn bản, trong khi ngành may mặc thời trang rất cần nguồn nguyên phụ liệu đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó còn chưa kể giá bán nguyên phụ liệu trong nước thường cao hơn hàng nhập khẩu ít nhất 5%, kèm theo đó là nguồn cung cấp lẫn chất lượng không ổn định. Có những doanh nghiệp khi mua vải sản xuất trong nước để may hàng xuất

khẩu, màu vải không đồng đều. Đây là một trong những điển yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam so với các cường quốc xuất khẩu dệt may như Trung Quốc , Ấn Độ , Pakistan... Ngoài lợi thế lao động ra ,còn lại đều phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn như : 100% máy móc thiết bị , phụ tùng , 100% xơ sợi hóa học , 90% bông xơ thiên nhiên chủ yếu nhập từ Mỹ , 70% vải các loại , 67 % sợi dệt . Nhập khẩu các loại phụ liệu như chỉ may , khóa kéo…cũng chiếm từ 30 đến 70% tổng nhu cầu. Trong 5 năm giai đoạn 2003-2008 , năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may tăng gấp đôi , chỉ có năng lực sản xuất vải chậm, 5 năm mới tăng được 20 %. Sản xuất vải phát triển chậm nên không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho ngành may , trong khi nhu cầu vải rất lớn năm 2003 nhập 1.5 tỷ USD , năm 2008 nhập 4.2 tỷ USD vải dệt thoi. Tuy nhiên , vải dệt kim thì tăng mạnh , đã có nhiều nhà máy dệt kim của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo được 50% nhu cầu

Đối với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thì những khó khăn về giống, năng suất cây trồng, phương thức thu mua hay tình trạng giá thu mua bông lên xuống thất thường đã khiến cho bà con nông dân không mặn mà phát triển rộng cây bông so với những cây trồng khác. Vì vậy đa phần các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Trung Quốc , Đài Loan làm hàng dệt may xuất khẩu đều về “quê” để mua nguyên phụ liệu chứ không mua hay phát triển doanh nghiệp sản xuất phụ liệu ở Việt Nam

Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phí nước ngoài .Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa có nhiều .Do đó, giá trị gia tăng trong các sản phẩm dệt may của Việt Nam còn thấp , dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua . Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với dân số đông đảo hiện nay .Chính vì thế , hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại nước ngoài thì lại không được coi trọng ở trong nước . Quẩn áo của Trung Quốc với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể tìm thấy ở khắp các cửa hàng ,siêu thị , chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như vắng bóng .Gần đây , hàng may mặc của Việt Nam với một số thương hiệu như May 10 , Việt Tiến, Ninomax ,v..v.. đã dần được người tiêu dùng Việt Nam chú ý hơn . Tuy nhiên, ở phân khúc thị trường hàng may mặc giá rẻ thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc ngay trên sân nhà.

Một hạn chế nữa là ngành dệt may Việt Nam vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài , với trị giá nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 70 – 80 % so với giá trị kim ngạch xuât khẩu .Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ , dây chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất trong nước hoặc không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu , hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài .Nhiều đơn đặt hàng , phía nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên liệu sản xuất trong nước với giá

thành rẻ hơn .Như vậy , giá trị thực tế mà ngành may thu được không hề cao so với con số kim ngạch xuất khẩu .Điều này một lần nữa lý giải tại sao tuy gía trị xuất khẩu của ngành may cao nhưng cả chủ và thợ trong ngành lại không mặn mà lắm với công việc. Nhiều doanh nghiệp may đã có sự chuyển hướng sang các ngành nghề lĩnh vực khác như đầu tư và kinh doanh bất động sản , đầu tư tài chính v..v..nhằm tăng thêm thu nhập.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm dệt may thời trang nổi tiếng do công nghệ thiết kế thời trang chưa được quan tâm thỏa đáng. Do đó giá trị thu về thấp và sản phẩm chưa có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Vinatex tính toán, một sản phẩm thời trang cấp thấp có giá bán lẻ 60.000 đồng, giá bán buôn 50.000 đồng thì so với giá thành khoảng 45.000 đồng (bao gồm sản xuất, phân phối), lợi nhuận đạt được chỉ 5.000 đồng/sản phẩm. Trong khi tỉ lệ này ở sản phẩm thời trang trung bình là 150.000 đồng - 115.000 đồng - 85.000 đồng (bao gồm thiết kế, nguyên phụ liệu, sản xuất, phân phối), lợi nhuận là 30.000 đồng/sản phẩm (gấp 6 lần so với sản phẩm cấp thấp). Tỉ lệ ở sản phẩm thời trang cao cấp là 1.000.000 đồng - 800.000 đồng - 550.000 đồng (bao gồm thương hiệu, thiết kế, nguyên phụ liệu, sản xuất, phân phối), lợi nhuận là 250.000 đồng/sản phẩm (gấp 50 lần so với sản phẩm cấp thấp). Điều này chứng minh thương hiệu luôn tạo giá trị gia tăng của sản phẩm và nhiệm vụ sống còn hiện nay của các doanh nghiệp là cần xây dựng thương hiệu cho thị trường nội địa. Mặc dù hiện nay đã có một số nhà sản xuất của Việt Nam cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào sản phẩm xuất khẩu như May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm F-house, May Việt Tiến xuất khẩu Vee-sendy, Công ty thời trang Việt Nam đã xuất khẩu Nino Maxx, Công ty Scavi đã xuất khẩu sản phẩm Corel...vào thị trường nước ngoài nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng mới đang chỉ ở giai đoạn thăm dò thị trường

3.1.3 Phương hướng sản xuất kinh doanh hàng dệt may Việt Nam đến năm 2015 năm 2015

Để ngành dệt may phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo bước nhảy vọt về chất sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, gắn chặt với việc bảo vệ môi trường và phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vừa được thủ tướng chính phủ phê duyệt thì ngành dệt may phải:

Chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất ,ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.

Chú trọng đầu tư cho các ngành phụ trợ bao gồm phát triển ngành bông và dệt nhuộm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành may xuất khẩu : Xây dựng các vùng chuyên canh nguyên bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai thổ

nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng , năng suất và chất lượng bông xơ. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh nguyên phụ liệu tập trung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp với chất lượng cao và giá nhập khẩu hợp lý. Xây dựng các nhà máy kéo sợi, dệt, nhuộm để hình thành chuỗi liên kết dệt may qua đó giảm bớt khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm

Chú trọng phát triển bền vững theo hướng bảo vệ môi trường góp phần phát triển kinh tế xã hội.

+Đối với các doanh nghiệp may : từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w