Phân tích về phương thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 44 - 49)

Trên thực tế có nhiều phương thức khác nhau để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, xuât khẩu trực tiếp , xuất khẩu gián tiếp , nhận gia công (nhận gia công trực tiếp hoặc nhận gia công gián tiếp ). Mỗi phương thức xuất khẩu thể hiện trình độ phát triển mặt hàng đó ở mỗi cấp độ khác nhau.

Sau đây là khái quát chung về các loại hình xuất khẩu mà các doanh nghiệp Viêt Nam đã và đang sử dụng khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU

Gia công hàng xuất khẩu/CMT

CMT(viết tắt của Cut – Make – Trim) là một phương thức xuất khẩu , theo đó các khách mua , các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng ở Châu Á cung cấp cho Việt Nam toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế , nguyên liệu , vận chuyển và các nhà sản xuất Việt Nam chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.CMT là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất và chỉ đòi hỏi doanh nghiệp cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm .

FOB

FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc mua nguyên liệu . Thuật ngữ “FOB” được hiểu ở đây là hình thức sản xuất và phân phối hàng dệt may và thực tế không có liên quan đến định nghĩa của Incoterm . Các hoạt động theo phương thức FOB thay đổi dựa theo các hình thức quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam với khách mua nước ngoài và được chia thành 3 loại dưới đây :

FOB loại 1 . theo đó các doanh nghiệp Việt Nam thu mua nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp do khách mua nước ngoài chỉ định. Phương thức xuất khẩu này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may phải chịu thêm trách nhiệm về tài chính để thu mua nguyên liệu và vận chuyển. Việc xuất khẩu theo phương thức FOB loại 1 phù hợp cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính cho việc thu mua nguyên liệu và vận chuyển , có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác nhưng chưa có nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy

FOB loại 2 , theo đó các doanh nghiệp Việt Nam nhận mẫu hàng từ các khách mua nước ngòai . Theo phương thức này , các doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp mẫu thiết kế và chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu , sản xuất và vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm tới cảng của khách mua. Để xuất khẩu theo phương thức này, ngoài việc doanh nghiệp có khả năng thực hiện đầy đủ các yêu cầu của CMT và FOB loại 1 thì còn cần thêm yêu cầu nữa là có khả năng tìm được nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy

FOB loại 3, theo đó các doanh nghiệp Việt Nam tự thực hiện sản xuất hàng may mặc theo thiết kế riêng của mình và không phải chịu ràng buộc bởi bất kỳ cam kết trước nào với các khách mua nước ngoài. Để có thể thực hiện thành công việc xuất khẩu phương thức này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có khả năng thiết kế, marketing và hậu cần .Ngoài ra, các doanh nghiệp phải biết cách nghiên cứu xu hướng thời trang và thị hiếu của thị trường , phải có đội ngũ thiết kế riêng và có kinh nghiệm trong việc thiết kế thời trang.

Theo khảo sát gần đây của Hiệp hội Dệt may Việt Nam , phương thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp ta đối với mặt hàng dệt may sang EU là phương thức gia công (CMT) chiếm khoảng 70 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, FOB loại 1 và FOB loại 2 chiếm tỷ lệ nhỏ , còn lại là các doanh nghiệp có thể thực hiện FOB lọai 3 rất it .

Phương thức gia công xuất khẩu (CMT) này phù hợp với trình độ phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( hơn 80% tổng doanh nghiệp dệt may của Việt Nam ), tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để tự cung ứng nguyên phụ liệu cho việc sản xuất và chưa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đối tác, khách hàng của EU . Do hình thức gia công xuất khẩu các doanh nghiệp chỉ thực hiện duy nhất công đoạn sản xuất còn lại là các công đoạn khác là hoàn toàn do các đối tác đặt gia công chịu trách nhiệm nên hình thức này là tương đối an toàn giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro trong quá trình trình nghiên cứu thiết kế cũng như phân phối sản phẩm .

Bên cạnh những lợi thế trên, mặt trái của việc xuất khẩu bằng hình thức gia công xuất khẩu là các doanh nghiệp dệt may mới chỉ khai thác được lợi thế chi phí nhân công thấp, các doanh nghiệp Việt Nam không có vai trò lớn trong quá trình hình thành và phân phối các sản phẩm dệt may vào thị trường EU .Sự xuất khẩu dệt may bằng con đường gia công làm các doanh nghiệp Việt Nam không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trên thị trường EU. Cho nên không có khả năng dự đóan nắm bắt được nhu cầu để chuẩn bị kế hoạch sản xuất dẫn đến bị động khi có sự thay đổi nhu cầu , làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác đặt hàng gia công.

Khi lợi thế về chi phí gia công không còn thì các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể tự xuất khẩu vào thị trường này. Vì khi chúng ta gia công cho nước ngoài hàng hóa đó không được gán nhãn mác của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà chúng mang nhãn mác của các nhà phân phối . Hiện nay các doanh nghiệp Đài Loan, Malaysia, Indonesia đã mua rất nhiều hàng dệt may này của Việt Nam mang về nước, bỏ nhãn mác Việt Nam và dán nhãn mác của họ, sau đó tái xuất sang thị trường EU. Giá bán của họ cho đối tác EU cao hơn nhiều lần so với giá mua của Việt Nam, thường gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí có những loại hàng bán được giá gấp 3 đến 5 lần. Như vậy với phương thức xuất khẩu này khiến cho ngành dệt may Việt Nam chỉ có tiếng là “ đi làm thuê “ , không có được một thương hiệu nổi tiếng nào cho riêng mình

Khó khăn ở chỗ là các doanh nghiệp Việt Nam đã quen phương pháp gia công xuất khẩu nên muốn chuyển sang xuất khẩu bằng FOB vào thị trường EU đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay là rất khó .Do vậy ,nhà nước cũng cần phải hỗ trợ , tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vón để chủ động việc thu mua nguyên liệu , các doanh nghiệp cũng cần phải học hỏi từ các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc xuất hàng bằng FOB .

3.3 Đánh giá kết quả xuất khẩu

Trong hơn 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU đã có những bước phát triển vượt bậc, thị trường EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam. Do đó , sự thành công của dệt may Việt Nam trên thế giới có một phần không nhỏ là từ kết quả xuất khẩu vào thị trường EU . Nếu như năm 2000 kim ngach xuất khẩu chỉ dừng lại ở mức 609 triệu USD thì đến năm 2006 đã tăng gấp đôi lên 1,2 tỷ USD và năm 2008 đã đạt 1.7 tỷ USD , tức là kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp ba lần chỉ trong vòng 9 năm , mức độ tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng gần 9% . Kết quả đó có được là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp và chính phủ nhất là việc đạt được thỏa thuận dở bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam vào đầu năm 2005 , đã giúp ngành dệt may Việt Nam có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU

Các doanh nghiệp Việt Nam sau nhiều năm sản xuất kinh doanh hàng dệt may sang EU đã thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu EU. Sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng EU tín nhiệm. Với giá thành rẻ và có chất lượng , hình ảnh sản phẩm dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng trong tâm trí người dân EU. Chính vì thế, các nước Eu đã tìm cách cản trở hàng dệt may Việt Nam bằng cách dựng lên các rào cản kỹ thuật như các tiêu chuẩn môi trường – xã hội , nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nỗ lực từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe mà các nước EU đặt ra . Nhờ đó mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU không ngừng gia tăng

Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái , các thị trường trọng điểm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam bị sụt giảm về đơn hàng, do người dân các nước đó cắt giảm chi tiêu. Tại thị trường EU, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn , nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động và có nguy cơ phá sản, nhưng các doanh nghiệp đã cùng nhau chia sẽ cho nhau các đơn đạt hàng nên hiện nay đã vượt qua được khó khăn trước mắt, tiếp tục sản xuất kinh doanh. Kết quả có được là nhờ tinh thần đoàn kết của các doanh nghiệp cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn nhất

Những tồn tại

Đa số hàng dệt may Việt Nam khi xuất sang EU phần lớn là dưới dạng gia công xuất khẩu, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức FOB chiếm tỉ lệ thấp . Cho nên hàng dêt may Viêt Nam khi xuất vào thị trường EU thì được dán nhãn mác của nhà phân phối của nước thứ ba, điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam không có thương hiệu, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Nguyên nhân là do chúng ta chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mà phần lớn phải đi nhập khẩu từ nước ngoài như Đài Loan , Hàn Quốc , Trung Quốc .. do tốc độ phát triển của ngành dệt trong nước chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành my mặc. Trong các chuỗi sản xuất doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm mỗi công đoạn gia công , giá trị thu được trên thực tế rất ít so với giá bán lẻ sản phẩm đó trên thị trường EU. Nếu chủ động được nguồn cung cấp nguyên phụ liệu thì lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam thu về sẽ có giá trị cao hơn từ đó thoát khỏi tình trạng xuất khẩu gia công

Do thu nhập bình quân đầu người cao nên xu hướng tiêu dùng của người dân EU là tiêu thụ phần lớn các mặt hàng thời trang hơn là các mặt hàng may mặc thông thường. Nhưng phần lớn các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất sang EU chủ yếu à các sản phẩm dễ làm như áo jacket , áo sơ mi , áo thun, quần tây …đơn điệu về chủng loại, còn các sản phẩm đòi hỏi khả năng thiết kế cao thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Nguyên nhân là tay nghề đội ngũ lao động còn yếu và ngành thiết kế thời trang của chúng ta còn non trẻ đang trong giai đoạn phát triển , nhiều kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, chưa nắm bắt được xu hướng thời trang tại các nước EU. Nếu đầu tư sản xuất các mặt hàng thời trang thì các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với việc bán các sản phẩm dệt may thông thường

Chương 4 :Một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2015

4.1 Mục tiêu, quan điểm cơ sở, đề xuất một số giải pháp về hàng dệt may đến năm 2015 năm 2015

Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

_Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội , nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới

Mục tiêu cụ thể

_Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt , ngành dệt may sẽ phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa , nhẳm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Chiến lược này đưa ra mục tiêu cụ thể là doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14.8 tỷ USD , tăng lên 22.5 tỷ USD vào năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020. Giai đoạn 2008 – 2010 , ngành dệt may phấn đấu tăng trưởng sản xuất hàng năm 16 – 18 % , tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm 12 – 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15% Để đảm bảo sự phát triển hiệu quả và bền vững , ngành dệt may đang tập trung vào đầu tư sản xuất các dự án có khả năng thu hút vốn và khả năng phát triển cao. Quyết định nêu rõ trước mắt ngành dệt may tập trung phát triển và nâng cao năng lực về nguồn nhân lực , nguồn nguyên phụ liệu . Đó là các chương trỉnh sản xuất 1 tỷ mét vải phục vụ xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2015 trồng 40000 ha bông tập trung có tưới đạt năng suất cao .Việc đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dệt may trong nước sẽ từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa từ mức 30 % hiện nay lên 50% vào năm 2010 và 60 % vào năm 2020. Bên cạnh đó khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Bảng 24 : Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008 - 2010 Giai đoạn 2011 – 2020

-Tăng trưởng sản xuất hàng năm

16 – 18% 12 – 14%

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w