Chất lượng của sản phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 54 - 58)

- Sản phẩm cao cấp: Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và cồi điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ khá cao Từ năm 2003 đến 2005 thì sản

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty Cafate

3.1. Chất lượng của sản phẩm

Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là có chất lượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, đối với mặt hàng thủy sản của công ty Cafatex thì chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều được xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, do đó, những sản phẩm này phải đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Hiện nay, tình hình xuất khẩu thủy sản dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ cao nhưng chất lượng thủy sản của Công ty được đánh giá cao ở các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU,… do nguồn thủy sản của Công ty chủ yếu được khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm nên sản phẩm thủy sản của Công ty có tính bổ dưỡng cao. Chất lượng sản phẩm thủy sản của Công ty được người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ, Bangladesh. Vì vậy, Công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ - khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng nên tính cạnh tranh thủy sản xuất khẩu Công ty ngày càng được nâng cao. Cụ thể yêu cầu về chất lượng ở một vài thị trường đặc trưng sau:

Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp của Nhật Bản chỉ đặt hàng chế biến đơn giản ở công ty Cafatex và sau này khi đã tin tưởng thì Nhật bắt đầu đặt các mặt hàng chế biến phức tạp. Và các sản phẩm đều được Nhật thừa nhận, hầu như không có trường hợp nào bị trả về, Nhật cũng không đòi hỏi các nhà sản xuất chế biến thủy sản phải có CODE hoặc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn HACCP như thị trường EU và Mỹ.

Ngoài ra, Nhật cũng chấp nhận các giải pháp xử lý thủy sản với hóa chất như Chlorine, Sodium Tripoly Phosphste và một số hợp chất khử trùng khác. Nếu không sử dụng các chất khử trùng thì khó có thể đảm bảo điều kiện vô trùng cho các loại thủy sản được nuôi trồng và khai thác tại các nước nhiệt đới hoặc các loại thủy sản chế biến thủ công, đòi hỏi nhiều lao động chân tay.

Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trong nước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm thủy sản như:

+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật. + Kiểm tra nguyênliệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu. + Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm. + Kiểm tra phong bì và đóng gói hàng hóa.

Hiện nay, thì sản phẩm thủy sản của Công ty (bao gồm tôm đông block truyền thống và sản phảm cao cấp) được tiêu thụ mạnh ở thị trường này. Vì Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn mà Nhật Bản đã đặt ra và đáp ứng được phần chất lượng mà người Nhật đã yêu cầu.

Thị trường EU: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị trường khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm mà thị trường EU đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản. Các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức nhiễm vi tối đa, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng hóa chất, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.

Ngoài ra, tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính bắt buộc đối với

ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát các mối nguy cơ trước khi xảy ra. Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến, xử lý đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp này buộc phải hiểu rõ những nguy cơ về măt vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất từ việc nuôi lớn, chế biến, sản xuất thành phẩm và phân phối cho đến tận nơi người tiêu dùng. Những nguy cơ có thể do những sinh vật như chuột, sâu, bọ gây ra; do vi sinh vật như virut, vi khuẩn, mốc meo; do chất độc như nhiễm hóa chất diệt các loại có hại; hoặc do vật chất tự nhiên như gỗ, kim loại, thủy tinh, vải sợi gây ra.

Hệ thống HACCP rất quan trọng đối với Công ty, vì Công ty phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của hệ thống đối với tất cả các dây chuyền sản xuất. Nếu Công ty vì một sơ sót nhỏ không thể hiện đã đáp ứng đầy đủ quy định của cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhà nhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của Công ty nữa.

Để một sản phẩm thủy sản đông lạnh có chất lượng thì khâu đóng gói bao bì đóng vai trò không kém phầm quan trọng. Bao bì được xem như là yếu tố cần thiết để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản phẩm được bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại điểm bán lẻ.

Bên cạnh vấn đề vận chuyển, vấn đề môi trường cũng có vai trò đáng kể trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trường, việc tái sử dụng và tái sinh các chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi trường phải hoàn toàn liên quan đến chất liệu bao bì. Bao bì nhựa đóng bên trong thùng carton phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, yêu cầu đóng gói bao bì các loại thủy sản như trọng lượng của sản phẩm, kích cỡ của sản phẩm, số sản phẩm được đóng gói trong một thùng, mùi của sản phẩm, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng,… Nếu như Công ty muốn mở rộng thêm thị trường các nước thành viên của EU cũng cần biết đến các quy định của EU về chất thải bao bì, để theo đó Công ty có những biện pháp thực hiện mới mong duy trì được mối quan hệ với các nước EU.

Đồng thời, trong thời gian qua công ty Cafatex đã thường xuyên cập nhật thông tin, cải tiến công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu kỷ thuật khắc khe của thị trường thủy sản EU. Và SGS (tập đoàn chứg nhận tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu của Thụy Sĩ) cũng đã cấp giấy chứng nhận ISO 9002, HACCP cho Công ty. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thêm thị trường các nước thành viên EU vào những năm tới.

Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường… cho thấy EU là thị trường nghiêm khác và khó tính nhất hiện nay. Đây là mối đe dọa đối với công ty, nếu Công ty không nghiên cứu kỹ về thị trường này và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu của Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm là trở ngại đối với Công ty , do đó, đòi hỏi Công ty phải kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để bất cứ sai sót nào có thể xảy ra. Nếu ta không cẩn thận mà để phạm sai lầm sẽ ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng nhãn hiệu của Công ty.

Thị trường Mỹ: So với hai thị trường Nhật Bản và EU thì thị trường Mỹ là một thị trường cũng nghiêm khắc và khó khăn không kém. Đối với Mỹ thì chất lượng đóng vai trò quan trọng vì chất lượng của sản phẩm cũng chính là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh trên thị trường Mỹ. Mỹ là một thị trường lớn với khoảng 270 triệu người tiêu dùng, tổng giá trị hàng hoá lên tới 1.200 tỷ USD/năm. Đây là một thị trường rất minh bạch và cởi mở, tuy nhiên thị trường này đòi hỏi hàng hoá khi nhập vào thị trường phải có chất lượng cao. Chính vì vậy mà đặc điểm nổi bật của thị trường này là yêu cầu rất cao về chất lượng, đơn đặt hàng của thị trường Mỹ thường có số lượng lớn và thời gian giao hàng lại ngắn. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Mỹ lại dễ dàng dịch chuyển đơn đặt hàng sang các nhà cung cấp khác nếu phía đối tác của nước ngoài không đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng mà họ đặt ra.

Thị trường Mỹ đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khoẻ của người lao động,… Khi đã ký hợp đồng làm ăn với phía đối tác Mỹ thì nhà xuất khẩu nước ngoài cần thực hiện nghiêm túc nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ tranh chấp phức tạp. Do đó, cũng như những công ty khác thì công ty Cafatex khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này thì cần

lưu ý đến những yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm mà nước Mỹ đặt ra để nhằm hạn chế tối đa lượng sản phẩm không đủ chất lượng bị trả về, từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Mặt khác, mặt hàng thủy sản đông lạnh của Công ty rất cần đến sự bảo quản kỹ lưỡng để giữ chất lượng của sản phẩm lúc nào cũng phải tươi sống và đạt chất lượng tốt nhất. Nếu làm được tất cả những điều đó thì lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn và uy tín của Công ty cũng sẽ nâng cao cùng với lượng sản phẩm xuất khẩu.

 Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh đối với tình hình tiêu thụ của Công ty, Công ty muốn xuất khẩu càng nhiều thì yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng, chất lượng sản phẩm góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Do đó, chất lượng sản phẩm là nhân tố mà Công ty cần quan tâm nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w