Nguy cơ đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam Threats

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.4. Nguy cơ đối với các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam Threats

- Thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn, tiềm năng nên sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn của các đối thủ tại thị trường và bên cạnh đó ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Vì vậy những nguy cơ từ thị trường Nhật đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam cũng không ít. Theo ông Takashi Nakano, Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh nặng ký của Việt Nam, do bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đồ gỗ nội thất sẽ tràn vào Nhật; thị trường Nhật sẽ xuất hiện thêm các đối thủ cạnh tranh mạnh mới về giá là Campuchia, Myanmar, từ đó dẫn đến việc sản phẩm đồ gỗ nội thất ở Nhật bị rớt giá. Ngoài ra, DN Nhật sản xuất đồ gỗ tại Nhật cũng sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh mạnh không kém lên sản phẩm Việt Nam, vì sản phẩm của họ có chất lượng cao, có khách

hàng truyền thống, hệ thống dịch vụ đáp ứng tốt yêu cầu giao hàng đối với các cửa hàng bán lẻ khắp trong nước...

- Không chỉ cạnh tranh về giá cả hay chất lượng hàng hóa mà các đối thủ trên thị trường còn bắt đầu cạnh tranh về cả các mặt dịch vụ sau bán hàng, đây là một điều mà các doanh nghiệp Việt Nam thường làm rất kém so với các đối thủ khác. Bởi nguồn lực tài chính hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm.

- Bên cạnh đó yêu cầu về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng được áp dụng chặt chẽ đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này.

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA HÀNG ĐỒ GỖ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w