Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu đề tài

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất về sản phẩm đồ gỗ cho các thị trường nhập khẩu, các sản phẩm đồ gỗ của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh lớn. Đây là kết quả điều chỉnh của Chính phủ Trung Quốc mang lại nhằm nâng

cao khả năng cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc trên thị trường thế giới.

Trung Quốc hầu như đã giải quyết được vấn đề đảm bảo nguyên liệu gỗ, do tận dụng nguồn tài nguyên rừng phong phú sẵn có. Một trong những biện pháp quan trọng nhất mà Chính phủ Trung Quốc đã làm thành công là:

- Không ngừng khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nguyên liệu (trồng rừng, mua rừng ở cả trong nước và nước ngoài). Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp như:

+ Cấp vốn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để phát triển trồng rừng.

+ Cho phép các doanh nghiệp đựoc mua rừng với mục đích sử dụng để sản xuất nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu...

Hiện nay, nguồn nguyên liệu trong nước đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu gỗ nguyên liệu của Trung Quốc.

Bên cạnh với việc đảm bảo nguồn nguyên liệu, việc tận dụng nguồn nhân công rẻ dồi dào cũng là một bước đi quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm gỗ nội thất trên thị trường thế giới. Trung Quốc là quốc gia có tới hơn một tỷ dân, và hầu như có thể đáp ứng mọi nhu cầu về nguồn nhân công cho các ngành nghề.

- Để tận dụng lợi thế, Trung Quốc đã chủ động xây dựng các doanh nghiệp đồ gỗ lớn mạnh. Như viêc:

+ Mở các truờng chuyên đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nguời lao động + Khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích tốt trong các nghành có thành tích hoạt động xuất khẩu đạt kết quả cao qua các năm.

+ Thành lập cơ quan tại các nuớc xuất khẩu trực tiếp và tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng chuyên cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc

- Tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng đổi mới công nghệ để có thể sử dụng các máy móc hiện đại, nó cho phép các doanh nghiệp chế biến Trung Quốc có thể tiến hành sản xuất hàng loạt. Thông qua việc:

+ Tạo điều kiện thuận cho các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào các ngành chế biến xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như hàng đồ gỗ xuất khẩu, qua việc ưu đãi về thuế quan, cho vay vốn ưu đãi...

+ Thu hút các nhà đầu tư nuớc ngoài bằng cách tiến hành cải cách hệ thống pháp luật thông thoáng, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, xây dựng các nhà máy chế biến gần các vùng nguyên liệu...

Đây có lẽ là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nên học tập Trung Quốc. Có thể nói việc Trung Quốc có được vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đồ gỗ đó là do, Trung Quốc đã tận dụng được các lợi thế so sánh như về: nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú...và đã biến các lợi thế so sánh đó thành lợi thế cạnh tranh, Trung Quốc bên cạnh việc có nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động, bên cạnh việc khai thác nguồn tài nguyên rừng phong phú đồng thời tiến hành việc sản xuất vùng nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu sản xuất, cắt giảm được chi phí mua nguyên liệu từ bên ngoai. Bởi vậy hàng hóa trung Quốc có giá thưởng rẻ hơn các sản phẩm khác cùng loại mà chất lượng lại cao, nên các đối thủ khác rất khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc về giá.

Một trong những thành công của việc hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh cao đó là việc, Trung Quốc xây dựng được các mối quan hệ quan trọng với các đối tác trên thị trường từ đó thiết lập được các hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường. Đó là kết quả của việc hình thành các cục xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm gỗ, cung cấp thông tin thường xuyên tại các thị trường này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w