Thế mạnh của sản phẩm gỗ Việt Nam Strengths

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.1. Thế mạnh của sản phẩm gỗ Việt Nam Strengths

- Thứ nhất, Đảng và Chính phủ đã có những quyết sách chiến lược trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt - Nhật ngày càng phát triển một cách tốt đẹp, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương giữa hai nước, tạo cơ hội tốt cho thương mại giữa hai nước phát triển. Những thành công này của Việt Nam đã mang lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam những lợi thế to lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường đồ gỗ Nhật Bản.

- Thứ hai, Sản phẩm gỗ nội thất của Viêt Nam đã có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Nhật Bản, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ gỗ nội thất lớn thứ 4 của Nhật Bản, chiếm khoảng trên 7,2% thị phần đồ gỗ Nhật Bản năm 2005 và s đạt khoảng 8,75% vào năm 2006. Là thị trường cung cấp đồ gỗ nội thất phòng ngủ lớn thứ 3 của Nhật Bản năm 2006.

- Thứ ba, Việt Nam đã tập trung hình thành các vùng tam giác tp.HCM - Đồng Nai - Bình Dương ở phía Nam ( chiếm ít nhất 60% năng lực chế biến gỗ của cả nước), Bình Định - Gia Lai - Daklak ở miền Trung và Tây Nguyên.

Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp đồ gỗ lớn như: Chẳng hạn như Pisico ở Bình Định có ba nhà máy chế biến gỗ, Công ty TNHH Trường Thành ở Bình Dương có đến bảy nhà máy chế biến gỗ ở Gia Lai, Bình Dương, TPHCM và cả ở Lào với hơn 5.000 công nhân. Năm nay kim ngạch xuất khẩu của Trường Thành chí ít cũng được 30 triệu Đôla Mỹ. Ở Bình Dương có nhóm Công ty TNHH Trần Đức với ba công ty chế biến gỗ có công suất sản xuất 180-200 container sản phẩm gỗ sân vườn mỗi tháng và công ty này thuê hẳn một chuyên gia người New Zealand làm giám đốc tiếp thị. Nhóm năm công ty lấy thương hiệu Scansia của Na Uy, bao gồm hai liên doanh với Scansia là Scansia Pacific, IFC và ba công ty 100% vốn của Scansia là Scanviwood, ScansiaViet và Scansia Sofa.

- Thứ tư, Sản phẩm được làm có độ tinh xảo cao, chất lượng tốt, đa dạng chủng loại và mang phong cách châu âu bởi vậy rất được người Nhật Bản yêu thích.

Có thể nói trên đây là những thành tựu to lớn đáng khích lệ mà ngành sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã đạt được. Sở dĩ Việt Nam đạt được những thành tựu trên là do một số nguyên nhân sau:

- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với diện tích 3/4 là đồi núi, đất đai phì nhiêu là điều kiện tôt để mở rộng diện tích trồng rừng, cung cấp nguyên liệu chế biến gỗ.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng tay nghề ngày được nâng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành.

- Việt Nam vốn là một nước có nhiều làng nghề truyền thống phát triển từ xa xưa với các nghệ nhân, là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dòi hỏi tay nghề cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w