Chương 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CÁC KCN TẠI TỈNH ĐỒNG NA
3.3 Một số giải pháp khác
+ Đầu tư phát triển đồng bộ dịch vụ phục vụ KCN : dịch vụ du lịch, vận tải công cộng, cảng kho bãi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, tài chính, tín dụng .
Đối với dịch vụ tài chính, tín dụng: phát triển thị trường dịch vụ tài chính, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực này (bảo hiểm, kế toán – kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế…) để góp phần huy động được nguồn lực tài chính trong và ngoài địa bàn phục vụ được sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và để nâng cao sức cạnh tranh của các mặt bằng, sản phẩm sản xuất trong địa bàn; phát triển hoạt động tín dụng: cần có giải pháp huy động vốn để cho vay như huy động thông qua hoạt động tín dụng, thông qua thị trường chứng khoán bên cạnh phải tạo thuận lợi trong hoạt
+ Xây dựng tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp như: tổ chức
Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên. Có biện pháp tiếp cận hợp lý sẽ thuận lợi trong việc xây dựng các tổ chức chính trị xã hội trong các doanh nghiệp. Bản chất hoạt
động các tổ chức này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả người lao động và chủ doanh nghiệp. Về nguyên tắc, các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước đều khuyến khích xây dựng phát triển trong các doanh nghiệp nhằm tập hợp quần chúng, qua đó nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, cùng góp phần cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: trình độ dân trí và thể chất của người lao động, thông qua phát triển giáo dục phổ thông, cùng với chăm sóc y tế, văn hoá, thể dục thể thao… đây là yếu tố nền tảng đảm bảo chất lượng của người lao động. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao; đào tạo nghề : liên kết giữa người sử dụng lao động với các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề đáp ứng được nhu cầu mà các doanh nghiệp đang cần; thực hiện linh hoạt chính sách tuyển dụng lao động: có chính sách thu hút lao động có trình độ, có tay nghề
cao về làm việc tại Đồng Nai; tăng cường các dịch vụ phục vụ người lao động như
chú trọng các giải pháp giải quyết nơi ăn ở, đi lại… cho công nhân, đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ y tế từ các tổ
chức xã hội và khu vực tư nhân, mở rộng hệ thống các dịch vụ xã hội, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao…; xây dựng đời sống văn hoá cho công nhân các KCN: quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trong KCN, tạo điều kiện cho cá nhân và cộng đồng phát triển tốt nhất về nhân cách, đồng thời phải hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng. Quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN phải kết hợp chặt chẽ ngay từđầu giữa điều
kiện phát triển sản xuất gắn với quy hoạch quốc phòng và các vấn đề văn hoá xã hội, trật tự trị an…
Kết Luận Chương 3
Như vậy theo phân tích trên, các vấn đề liên quan đến phát triển KCN Việt Nam nói chung và KCN Đồng Nai nói riêng được phân thành nhóm vấn đề vĩ mô và nhóm vấn đế vi mô. Vấn đề vĩ mô thuộc cơ chế chính sách và hành lang pháp lý phát triển KCN; quy hoạch dài hạn và trung hạn của KCN; phát triển KCN phù hợp với quy hoạch xây dựng các vùng và đô thị trên phạm vi cả nước. Vấn đề vi mô mang tính hậu quả trực tiếp KCN tới các khu vực xung quanh như vấn đề nhà ở, hạ
tầng cho người lao động; giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường, tranh chấp trong
đền bù giải phóng mặt bằng và giải quyết chổ ở việc làm cho người trong diện di chuyển và một số vấn đề khác.
Hiện tại, các chính sách liên quan tới phát triển KCN đã được thể hiện trong nhiều văn quy phạm pháp luật vềđầu tư, doanh nghiệp, đất đai, lao động, xây dựng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu…, không còn bó hẹp trong Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Trong thời gian tới cần bổ sung và hoàn chỉnh các quy định liên quan đến KCN như chính sách về thuế, đất đai kết hợp với các chính sách về nhà ở, bảo vệ môi trường để tiến tới có một hệ thống quy định pháp luật về KCN hoàn chỉnh.