Dự báo tình hình trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị bán lẻ hàng điện máy gia dụng tại website www.hienquan.com của công ty TNHH Điện tử Hiền Quân (Trang 42 - 44)

4 Trích “Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008” Bộ Công Thương

4.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tớ

Chưa bao giờ thị trường bán lẻ Việt Nam sôi động như hiện nay. Hàng loạt các siêu thị bán lẻ mọc lên, nhiều “đại gia” bán lẻ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Metro, Bourbon, Diary Farm, Parkson….Năm 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam mở cửa hoàn toàn theo lộ trình WTO và cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng thay đổi phương thức kinh doanh để thích ứng với tình hình mới nếu không sẽ phải chịu thua ngay trên sân nhà.

Theo kết quả điều tra của hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vào tháng 10/2007 cho thấy hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam chưa hài lòng về dịch vụ hậu mãi và hầu hết người tiêu dùng không hài lòng với thái độ của người bán hàng.

Khi khách hàng khiếu nại với doanh nghiệp về việc mua phải hàng giả thì có 31% không được giải quyết, 49% được doanh nghiệp cho đổi lại hàng, 20% không được giải quyết dứt khoát để dây dưa kéo dài.

Chuyện bảo hành “hành” khách hàng cũng là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Cuộc điều tra xã hội của Vinastas cho biết, với 94% khách hàng yêu cầu bảo hành, chỉ có 8% doanh nghiệp chu đáo, 36% doanh nghiệp không chịu trách nhiệm bảo hành.

Về thái độ giải quyết của nhân viên, chỉ có 24% vui vẻ, 42% khó chịu và 34% không tỏ thái độ. Ngoài ra nhiều nhân viên bán hàng còn tỏ thái độ thách thức, gây ức chế khiến ngừời tiêu dùng nản lòng và bỏ cuộc không muốn kiện cáo.

Xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa đang ngày càng gay gắt trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Một xu hướng cạnh tranh mới đang hình thành trên thị trường bán lẻ Việt Nam là cạnh tranh về dịch vụ. Đã qua rồi thời “ăn no mặc ấm”, người mua hàng chỉ quan tâm đến giá cả, bây giờ “ăn ngon mặc đẹp” thì người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng và hậu mãi5.

Vấn đề dịch vụ trở nên rất quan trọng trong việc thu hút, giữ chân khách hàng khi các đại gia bán lẻ nước ngoài không chỉ mạnh về vốn, trình độ quản lý mà còn rất chuyên nghiệp chu đáo trong cung cách phục vụ và dịch vụ hậu mãi.

Các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá ồ ạt với các mặt hàng kém chất lượng đã không còn là phương thức cạnh tranh hiệu quả trong thời toàn cầu hóa, nhất là khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Với lợi thế về nguồn lực tài chính và kinh nghiệm “chinh chiến”, những nhà bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đang hiện diện ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam. Sự xuất hiện ào ạt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Parkson, Big C, Metro, Dairy Farm...đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt, cuối năm 2008, nhà phân phối và bán lẻ điện tử Best Denki của Nhật Bản thông qua hợp đồng nhượng quyền với Carings, thương hiệu bán lẻ điện máy của công ty Tiếp thị Bến Thành cũng đã đi vào hoạt động với siêu thị điện máy tại tòa nhà Lotte ở quận 7, Tp.HCM.

Mới đây nhất, Lotte Mart - công ty con của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) - cũng đã chính thức công bố gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam qua việc “bắt tay” với một công ty trong nước thành lập công ty liên doanh điều hành siêu thị Lotte tại Việt Nam.

Có thể nói rằng khi đặt chân vào Việt Nam, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đều nuôi tham vọng “bành trướng” quy mô hoạt động, vì vậy ngoài các thành phố có 5 Theo “thị trường bán lẻ và xu hướng toàn cầu hóa” – www.dantri.com số ra ngày 25/04/2008

sức mua lớn như Tp.HCM, Hà Nội, các nhà bán lẻ này còn đang mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành tại miền Trung, miền Tây...

Đến đầu năm 2009, Tập đoàn Metro (Đức) đã có 8 trung tâm phân phối hàng hóa hoạt động tại các thành phố lớn trên cả nước. Trong tháng 4 này, UBND tỉnh An Giang sẽ bàn giao mặt bằng khu bến xe Long Xuyên cho Metro để xây dựng siêu thị phân phối hàng hóa tại tỉnh này, nâng mạng lưới Metro tại Việt Nam thành 9 điểm trong thời gian tới.

Tương tự, Big C cũng đang chuẩn bị đón siêu thị thứ 9 đi vào hoạt động. Thông tin từ BigC, đơn vị này đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Big C Huế. Lotte Mart cũng dự tính mở tiếp siêu thị thứ 2 tại Tp.HCM trong thời gian sớm nhất.

Những tập đoàn nước ngoài đã mang phương thức cạnh tranh về dịch vụ đến Việt Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng ủng hộ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì không thể ở bên ngoài quy luật cạnh tranh này.

Nhiều người từng trông đợi một “cuộc cách mạng giá bán” của các mặt hàng điện tử sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhưng thực sự là giá cả chỉ giảm theo tốc độ chậm đều đều. Trước khi đặt những bước rụt rè vào sân chơi toàn cầu, thị trường trong nước đã được thử thách qua bởi những cam kết thuộc AFTA, với những điều khoản về thuế gần như tương tự WTO, thậm chí chặt chẽ hơn (trong ngành hàng điện tử). Tuy nhiên, đến nay, những kỳ vọng về một đợt giảm mạnh trong giá bản không phải là không có lý.

Dẫu vậy, giá cả hàng điện tử trong năm 2009 có thể sẽ vẫn đi theo lối mòn mà nó đã đi suốt năm 2008. Phản ứng của thị trường với chính sách kinh tế thường có độ trễ nhất định, đặc biệt là trong trường hợp phản ứng đó bắt đầu từ các nhân tố nước ngoài, nên dù thuế có giảm, chính sách có thêm ưu đãi, người tiêu dùng nên đợi thêm nhiều tháng hoặc nhiều năm để giá kịp rẻ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình quản trị bán lẻ hàng điện máy gia dụng tại website www.hienquan.com của công ty TNHH Điện tử Hiền Quân (Trang 42 - 44)