Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾTOÁN TẠI CƠ SỞ HƯNG QUANG (Trang 27)

- Bộ máy kế toán đơn giản đã tiết kiệm được chi phí thuê thủ kho, thủ quỹ và người quản lý chung. Tuy nhiên, khi Cơ sở mở rộng quy mô thì việc thuê thêm các nhân viên này là thật sự cần thiết.

- Việc chấm công và tính tiền lương của công nhân viên không tuân theo một khuôn khổ nhất định, có những trường hợp công nhân nghỉ nửa ngày vì có việc riêng mà vẫn được chủ cơ sở xem xét cho hưởng trọn ngày lương, điều này đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp, giúp cho công nhân viên gắn bó lâu năm với Cơ sở và làm việc tích cực hơn.

3.4.2 Điểm yếu

- Hưng Quang không thực hiện công tác kế toán chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm, đồng thời giá bán không dựa trên giá thành mà chỉ dựa vào giá thị trường và việc ước lượng chi phí sản xuất theo cách tính thủ công của chủ cơ sở. Điều này dẫn đến giá bán cao hơn đối thủ cạnh tranh 20–30%, khó cạnh tranh đối với những máy bơm có công suất nhỏ, vì nhóm khách hàng của loại sản phẩm này nhạy cảm với giá hơn.

- Một hạn chế lớn trong công tác kế toán của Hưng Quang là Cơ sở không quản lý và kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho nên dễ dẫn đến thất thoát do mất cắp hoặc sử dụng lãng phí. Mặt khác, Cơ sở cũng không xác định được giá trị hàng tồn kho để cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho việc nhập, xuất hàng tồn kho và xác định chi phí sản xuất.

- Kế toán chưa cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời về tình hình công nợ và số dư của các khoản phải thu, phải trả, đồng thời những thông tin có được cũng chưa đáng tin cậy.

3.4.3 Giải pháp

Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán, đề tài đã nhận biết được nhiều điểm yếu trong công tác kế toán tại Cơ sở Hưng Quang, đối với một hộ kinh doanh thì những điểm yếu kể trên cũng chưa thể cho rằng Cơ sở quá yếu kém trong công tác kế toán. Tuy nhiên, chủ cơ sở Hưng Quang đang lập kế hoạch mở rộng quy mô và phát triển Cơ sở lên thành doanh nghiệp tư nhân trong thời gian sắp tới, vì vậy, ngay từ bây giờ, Hưng Quang cần có những giải pháp khắc phục các mặt hạn chế của công tác kế toán để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Trước hết, Cơ sở cần xây dựng cho mình một hệ thống kế toán phù hợp, đảm bảo những vai trò sau:

- Cung cấp tài liệu hữu ích cho mục đích kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị, giúp Hưng Quang hoạch định công tác kế toán kịp thời và có hiệu quả hơn, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Quan sát, thu thập và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày của Cơ sở với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác. - Ghi nhận các khoản phải thu khách hàng và tổng hợp trên bảng báo cáo tài chính,

phân tích tuổi nợ của từng khách hàng để cảnh báo các khoản nợ quá hạn.

- Kiểm soát chi phí sản xuất và quản lý hàng tồn kho hiệu quả nhằm hạn chế thất thoát, hao phí.

- Cung cấp những thông tin phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế của Nhà nước, nhất là khi Hưng Quang chuyển thành Doanh nghiệp tư nhân.

Tóm tắt

Ngành chế tạo máy bơm là một ngành phức tạp và rất quan trọng trong lĩnh vực chế tạo máy. Có thể nói, đây là ngành gắn liền với ngành nông nghiệp, vì máy bơm là thiết bị cần thiết cho lĩnh vực này và khi nông nghiệp phát triển cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành sản xuất máy bơm. Khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng, các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều, máy bơm nước không chỉ cần thiết cho việc tưới tiêu nữa mà nó còn là công cụ cần thiết cho việc nuôi trồng thủy sản, do đó, môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn, nhiều cơ sở và công ty sản xuất máy bơm ra đời. Tiềm năng của ngành sản xuất này còn rất lớn nên đối thủ cạnh tranh của Cơ sở ngày càng nhiều, Cơ sở cần mở rộng quy mô và có những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp, nhất là phải hoàn thiện công tác kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp của Hưng Quang trong thời gian sắp tới.

Chương 4

XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CƠ SỞ HƯNG QUANG

Chương 3 đã giới thiệu khái quát về quá trình hình thành phát triển của Cơ sở Hưng Quang và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơ sở những năm gần đây, nhất là đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Cơ sở. Chương 4 này sẽ trình bày các mục tiêu xây dựng hệ thống kế toán, định hướng xây dựng một cách chi tiết và đề xuất một số giải pháp để hệ thống kế toán vận hành tốt hơn.

4.1 Xây dựng các mục tiêu 4.1.1 Mục tiêu tổng quát 4.1.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng hệ thống kế toán tại Cơ sở Hưng Quang là cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời cho chủ doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả quản lý và đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.

4.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Kiểm soát chi phí.

- Kiểm soát việc thu, trả công nợ.

- Kiểm soát hàng tồn kho, tài sản cố định và nguồn tiền chặt chẽ.

- Cung cấp thông tin kịp thời để có thể phân tích tình hình kinh doanh hiệu quả.

4.2 Xây dựng Hệ thống kế toán

Sau khi xác định mục tiêu, đề tài đi vào phần xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với Cơ sở Hưng Quang, bao gồm 5 thành phần chính:

− Hệ thống báo cáo kế toán.

− Các danh mục đối tượng kế toán.

− Hệ thống tài khoản kế toán.

− Hệ thống chứng từ kế toán.

− Hệ thống sổ kế toán.

Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được trình bày trong báo cáo nghiên cứu cả nội dung và hình thức. Mỗi loại báo cáo tài chính, chứng từ hay sổ kế toán hợp pháp, hợp lệ đều phải có tên đơn vị và địa chỉ bên trái phía trên tiêu đề, nội dung và cuối cùng là họ tên chữ ký của những người liên quan.

Trong phần “Xây dựng hệ thống kế toán”, đề tài chủ yếu trình bày những nội dung sau đây:

- Thiết kế các loại báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, bảng hệ thống tài khoản, các danh mục, chứng từ và sổ kế toán cần thiết sao cho phù hợp với Cơ sở Hưng Quang mà vẫn đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ (thiết kế dựa theo các mẫu bảng, biểu dùng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC).

- Nêu đặc điểm, nội dung của các loại báo cáo, chứng từ, sổ sách kế toán, đồng thời trình bày phương pháp lập các chỉ tiêu trong đó.

- Cho ví dụ minh họa cách ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán.

4.2.1 Hệ thống Báo cáo kế toán

Hệ thống báo cáo kế toán được xây dựng trong đề tài bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.

Báo cáo tài chính được xây dựng dựa theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Do Hưng Quang là một doanh nghiệp nhỏ, chưa cần đến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nên đề tài xây dựng hệ thống báo cáo tài chính chỉ bao gồm 3 loại báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Báo cáo kế toán quản trị được lập để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm và tình hình thu, trả công nợ.

4.2.1.1Bảng Cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính rất quan trọng, được lập để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Cơ sở. Đề tài xây dựng Bảng cân đối kế toán với các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:

Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG Địa chỉ: Tp. Long Xuyên

Tỉnh An Giang

Mẫu số B 01 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ti Ngày ... tháng ... năm ...

Đơn vị tính: Triệu đồng

TÀI SẢN

số

Thuyết

minh Số cuối năm Số đầu năm

A B C 1 2

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100 = 110 + 130 + 140) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110

1. Tiền mặt

2. Tiền gửi ngân hàng

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1. Phải thu của khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132

III. Hàng tồn kho 140

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200

I. Tài sản cố định 210 III.02

1. Nguyên giá 211

2. Giá trị hao mòn lũy kế 212 (...) (...)

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay ngắn hạn 311

2. Phải trả cho người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 III.03 5. Phải trả người lao động 315

6. Chi phí phải trả 316 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318

II. Nợ dài hạn 320

1. Vay và nợ dài hạn 321 2. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410) 400

I. Vốn chủ sở hữu 410 III.04

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400)

440

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm

1- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 2- Nợ khó đòi đã xử lý

Lập, ngày ... tháng ... năm...

Kế toán

Phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán

- Ct B: các chỉ tiêu nào không có số liệu thì không báo cáo nhưng không được

đánh lại cột “Mã số” này.

- Ct C: số hiệu ghi ở cột này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo

cáo tài chính nhằm thể hiện số liệu chi tiết hoặc thuyết minh bổ sung cho Bảng cân đối kế toán.

- Ct 1: ghi số dư cuối kỳ của từng chỉ tiêu từ Bảng cân đối tài khoản13 đã lập trước đó, một chỉ tiêu có thể bao gồm nhiều tài khoản hoặc một chỉ tiêu lớn là tổng của các chỉ tiêu thành phần. Bảng cân đối kế toán được lập phải luôn đảm bảo tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, biểu hiện:

Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản” = Chỉ tiêu “Tổng cộng nguồn vốn”

- Ct 2: số liệu ghi vào cột “Số đầu năm” năm nay được căn cứ vào số liệu ghi

ở cột “Số cuối năm” (cột 1) của bảng cân đối kế toán năm trước.

Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài Bảng cân đối kế toán

- Ct “S đầu năm”: số liệu ghi vào cột này được lấy từ cột “Số cuối năm”

tương ứng của từng chỉ tiêu năm trước.

- Ct “S cui năm”: số liệu để ghi vào các chỉ tiêu của cột này lấy từ số dư Nợ

cuối kỳ của tài khoản tương ứng với từng chỉ tiêu.

4.2.1.2Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo thu nhập được lập nhằm phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của Cơ sở với các chỉ tiêu được trình bày ở bảng sau đây:

Đơn vị: CƠ SỞ HƯNG QUANG Địa chỉ: Tp. Long Xuyên

Tỉnh An Giang

Mẫu số B 02 – DNN

(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm ...

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay trước Năm

A B C 1 2

1. Doanh thu bán hàng 01

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3. Doanh thu thuần về bán hàng (10 = 01 - 02) 10

4. Giá vốn hàng bán 11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21

7. Chi phí tài chính 22

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí quản lý kinh doanh 24

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30

10. Thu nhập khác 31

11. Chi phí khác 32

12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.05

14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60 = 50 - 51)

60

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Kế toán

Phương pháp lập các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Ct C: số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu

này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Ct 2: số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo này được căn cứ vào số

liệu ghi ở cột “Năm nay” (cột 1) theo từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo thu nhập năm trước.

- Ct 1: nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu của cột “Năm nay” như sau:

+ Việc ghi nhận các khoản doanh thu và chi phí: báo cáo thu nhập phản ánh kết quả kinh doanh trên cơ sở dồn tích, do đó, Cơ sở phải ghi nhận doanh thu ở kỳ kế toán mà thành phẩm đã được bán, không kể số tiền đã thu được ở kỳ đó. Chi phí được ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng được sử dụng để tạo ra doanh thu ở kỳ đó, không kể số tiền đã chi ra trong kỳ đó.

+ Việc tính chỉ tiêu “Lợi nhuận gộp về bán hàng”: lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn. Ở doanh nghiệp sản xuất như Hưng Quang, giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất sản phẩm đã bán trong kỳ (gồm những giá trị của nguyên vật liệu, nhân công và những nguồn lực khác đã được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó).

+ Tính chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”: để tính được chỉ tiêu này Cơ sở cần xác định doanh thu, chi phí tài chính và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn như: lương cho nhân viên kế toán, tiền vận chuyển sản phẩm bán ra trong kỳ, chi phí vật dụng văn phòng... Chỉ tiêu “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” sẽ giúp ta đánh giá xem Cơ sở đã đạt được lợi nhuận là bao nhiêu từ việc bán sản phẩm trong quá trình hoạt động chính của mình.

+ Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế”: chỉ tiêu này là tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

+ Chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này được tính dựa trên thuế suất và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kế toán. Trước khi chuyển thành doanh nghiệp tư nhân, Cơ sở Hưng Quang vẫn sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán (tính trên doanh thu trong kỳ), vì vậy, chỉ tiêu này được tính toán chỉ nhằm mục đích so sánh lợi ích giữa cách tính thuế thu nhập theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa với chế độ kế toán hộ kinh doanh.

+ Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp”: chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ thuần) sau thuế từ các hoạt động của Hưng Quang phát sinh trong kỳ kế toán.

4.2.1.3Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để trình bày những thông tin về đặc điểm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾTOÁN TẠI CƠ SỞ HƯNG QUANG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)