Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 80 - 85)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM 1 Vấn đề nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam

5.Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng

5.1 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Những vấn đề nảy sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT là : quyền tác giả và các quyền liên quan (quyền tái bản, quyền công bố, xác định sở hữu quyền tác giả, quyền tác giả đối với chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu); nhãn hiệu hàng hóa; sáng chế; kiểu dáng công nghệ; chỉ dẫn địa lí; bí mật thương mại.

Xuất phát từ bản chất, đặc điểm của TMĐT và thực tiễn đặt ra, vấn đề thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT bao gồm: _Thu thập bằng chứng trong TMĐT_ Xác định hành vi vi phạm trong TMĐT_ Xác định thẩm quyền của các cơ quan xét xử._ Xác định luật áp dụng để xử lí vi phạm trong môi trường TMĐT_ Xác định trách nhiệm của các bên trung gian trong giao dịch._ Xác định thiệt hại và mức độ bồi thường_gặp rất nhiều khó khăn và

cực kì phức tạp, cần phải nhanh chóng tiếp cận, chủ động tháo gỡ, tăng cường hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần phát huy tối đa những cơ mới mà sự bùng nổ của hoạt động TMĐT đưa lại, phát triển TMĐT, khuyến khích hoạt đọng bán hàng bằng hình thức TMĐT.

Vì vậy, các vấn đề cần giải quyết là :

*Điều chỉnh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ

- Vấn đề quyền tác giả và các quyền có liên quan trong môi trường Internet.

- Quy định cơ chế đăng kí tên miền nhằm trành vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, quy định chống đầu cơ tên miền nhằm gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá.

- Vấn đề bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá trên Internet.

- Các quy định nhằm thực thi quyền sở hữu hàng hoá: Thu thập bằng chứng, xác định hành vi vi phạm, xác định thẩm quyền của các cơ quan xét xử, xác định luật áp dụng để xử lí vi phạm trong môi trường, xác định trách nhiệm của các bên trung gian trong giao dịch, xác định thiệt hại và mức độ bồi thường.

*Điều chỉnh cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho phù hợp với sự phát triển của TMĐT.

*Vấn đề kĩ thuật phục vụ công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

*Vấn đề nghiên cứu, đào tạo, phổ biến kiến thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

*Hợp tác quốc tế : phối hợp chặt chẽ với các quốc gia.

5.2. Bảo vệ người tiêu dùng.

Trong quá trình phát triển TMĐT, chúng ta phải tính đến đặc thù của hình thức giao dịch mới này, khả năng hội nhập, mở rộng không giới hạn của nó để người tiêu dùng tham gia TMĐT được hưởng sự bảo vệ như trong các hình thức thương mại truyền thống khác. Để bảo vệ người tiêu dùng, một mặt

Nhà nước cần tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh trên mạng, kiểm tra chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; mặt khác cần tuyên truyền giáo dục cho người tiêu dùng thấy được những ích lợi của TMĐT cũng như những mặt trái của nó: khả năng bị lừa dối, khó khăn trong khiếu nại và bồi thường…

Một số biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT là: - Đưa ra điều kiện và quy định đối với doanh nghiệp được bán hàng trên mạng:

Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật, phải có hệ thống quản lí chất lượng được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam. Trước khi tham gia TMĐT, doanh nghiệp cần tham gia Hiệp hội mã số vật phẩm Việt Nam (EAN_VN) để được cấp mã số doanh nghiệp (mã M) (đây không phải là quy chế pháp lí bắt buộc).

Các doanh nghiệp bán, khuyến mại hoặc tiếp thị hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng không được có hành vi lừa đảo, gian lận, thông tin sai lệch, thanh toán không công bằng không được ký kết hợp đồng.Thông tin về doanh nghiệp hoặc về hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phải rõ ràng, chính xác, dễ thấy và dễ truy nhập. Doanh nghiệp phải làm đúng theo mọi tuyên bố đã đưa ra về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, về giao dịch, thanh toán với người tiêu dùng.

- Điều kiện hàng hoá, dịch vụ buôn bán trên mạng

Doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin dễ truy cập và mô tả chính xác các hàng hoá, dịch vụ đủ để tạo điều kiện cho người tiêu dùngđưa ra quyết địng có mua hay là không mua. Hàng hoá đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế áp dụng tại Việt Nam. Hàng hoá nên có mã số mã vạch trên hàng hoá theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.

- Yêu cầu về giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Doanh nghiệp phải cung cấp thong tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, dễ truy cập về giá cả, các điều khoản, điều kiện và chi phí liên quan tới mõi hàng hoá, dịch vụ để giúp người tiêu dùng có cơ hội xem xét, có căn cứ trước khi đưa ra quyết định là có mua hàng hoá hay sử dụng dịch vụ đó không. Doanh nghiệp phải cung cấp cho người tiêu dùng hợp đồng hoặc văn bản giao dịch ghi đầy đủ và rõ ràng về các điều khoản và điều kiện liên quan trong giao dịch theo phương thức có thể giúp người tiêu dùng truy cập và lưu giữ thành một hồ sơ có thể xem lại sau này.

- Nội dung các thông tin doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng: Giá cả bao gồm tất cả các chi phí người tiêu dùng phải trả. Các điều kiện và phương thức thanh toán, gồm cả các quy định tín dụng cho người mua hàng hoặc người sử dụng dịch vụ. Thời gian giao hàng, phương thức giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ. Hướng dẫn sử dụng, gồm cả thông tin cần chú ý về an toàn và bảo vệ sức khoẻ. Chế độ bảo hành (nếu có), dịch vụ sau bán hàng khác, những chi phí trong thời gian bảo hành. Các điều khoản có liên quan tới việc rút lại cam kết, kết thúc, huỷ bỏ, trả lại hàng, đổi hàng hoặc hoàn tiền. Các khiếu nại sẽ được xử lí thế nào, ở đâu, tên người giải quyết. Thông báo các biện pháp (kể cả biện pháp điện tử) để người tiêu dùng có thể kiểm tra những thông tin mà doanh nghiệp công bố.

KẾT LUẬN

TMĐT - một hiện thực và hình thức trường kinh doanh mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc các hoạt động kinh tế và môi trường xã hội. Thực tế nó đã ảnh hưởng tới các lĩnh vực như truyền thông, tài chính, buôn bán lẻ. Nó đem lại triển vọng trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và quản lí. Và dưới tác động của công nghệ thông tin đi vào giai đoạn phát triển với tốc độ cao trên phạm vi toàn thế giới TMĐT trở thành một công cụ kinh doanh đầy quyền lực khi chúng ta đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba trong xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ.

Ở Việt Nam, mặc dù giao dịch TMĐT đã bắt đầu được áp dụng thử nghiệm ở một số doanh nghiệp nhưng thực tế là, hạ tầng cơ sở cho TMĐT hầu như là còn chưa có nhiều, tất cả còn đang trong giai đoạn xây dựng nền móng ban đầu, chuẩn bị tạo lập những môi trường kinh doanh mới, đặc biệt là đang trong quá trình nhận thức vấn đề. Chính vì thế, việc thực hiện đề tài này mới chỉ dừng ở mức độ nhận thức vấn đề, xây dựng bước đầu hệ thống quan điểm về hoạt động trong môi trường TMĐT, và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển TMĐT ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 80 - 85)