Xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 74 - 77)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM 1 Vấn đề nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam

3.Xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ

Hiện nay, CNTT đã trở thành một lĩnh vực thiết yếu của đời sống kinh tế - xã hội Việt nam. Nhưng khi CNTT trở nên phổ biến đất nước ta lại đứng trước những thách thức mới của TMĐT nhiều vấn đề khác có liên quan đến nền kinh tế số. Vậy làm thế nào để ứng dụng CNTT - một lĩnh vực đang tiến bộ hết sức nhanh chóng - một cách hiệu quả vào hoạt động của các doanh nghiệp trên một môi trường kinh doanh cũng luôn thay đổi, luôn xuất hiện những nhu cầu mới...?

3.1. Đối với Chính phủ

Trước hết, các nhà quản lý cần thấy rõ môi trường pháp lý của chúng ta chưa thực sự khuyến khích cho việc ứng dụng và phát triển CNTT. Thiếu những chính sách hoặc luật mới cho các giao dịch trên mạng. Hạ tầng viễn thông cho việc ứng dụng và phát triển CNTT còn nhiều bất cập... Để giải quyết những vấn đề trên có hiệu quả Nhà nước cần ban hành những chính sách, qui định cụ thể để tạo môi trường và các điều kiện thuận lợi cho việc

ứng dụng CNTT vào hoạt động của các doanh nghiệp . Cần chú ý thích đáng các vấn đề như: thuế đối với CNTT (như thuế nhập khẩu phần cứng và phần mềm...), giảm phí dịch vụ (như phí truyền dữ liệu, phí truy cập Internet...), chính sách khuyến khích, ưu tiên việc phát triển các phần mềm tin học trong nước (chẳng hạn khuyến khích việc xây dựng các phần mềm ứng dụng trong nước dành cho các doanh nghiệp, không áp dụng bất kỳ loại thuế nào đối với các sản phẩm phần mềm tin học trong nước ...), qui định rõ các chế độ khấu hao tài sản thiết bị tin học và viễn thông (bởi trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật và công nghệ các máy móc thiết bị này rất nhanh chóng bị lạc hậu và giảm giá trên thị trường ...), nghiên cứu và đưa ra các chuẩn mực kỹ thuật về thông tin và nghiệp vụ ( như chuẩn tiếng Việt dùng cho tin học, chuẩn kế toán , chứng từ ....). Ngoài ra cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện mạng thông tin Quốc gia vững mạnh, tạo điều kiện cho ngành CNTT nói riêng và các ngành khác phát triển nhanh chóng. Hoạt động của các doanh nghiệp, các liên kết kinh tế, liên kết cộng đồng sẽ được cải thiện thông qua một hạ tầng cơ sở viễn thông hiện đại. Những giải pháp đó đang được Nhà nước tiến hành có hiệu quả.

3.2. Đối với doanh nghiệp

Ở nước ta việc ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế không còn là một điều mới mẻ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật máy tính và môi trường truyền thông cũng như thị trường tin học trong nước, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động doanh nghiệp ngày càng sôi động. Nhưng tồn tại một tình trạng khá phổ biến là các doanh nghiệp Việt nam chưa chú ý đầu tư thích đáng cho phần mềm nhất là các phần mềm ứng dụng, dẫn đến việc mặc dù đã trang bị hệ thống máy tính, thậm chí cả hệ thống mạng nhưng cũng không cải thiện được hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các ứng dụng CNTT mới chỉ tập trung vào lĩnh vực kế toán và văn phòng.

Một thực tế khác là mặc dù hầu hết các nhà doanh nghiệp đều hiểu lợi ích của việc ứng dụng CNTT nhưng không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong triển khai. Có lẽ một phần là do nhà nước chưa có đủ các chính sách, qui định để hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Một lý do cũng rất quan trọng là các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu áp dụng tin học, chưa có thói quen quản lý điều hành bằng thông tin, chưa có kế hoạch đầu tư vốn và đào tạo cán bộ, nhân viên tương xứng.

Trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đổi mới phong cách hoạt động kinh doanh, quản lý điều hành phù hợp với xu thế của thời đại CNTT. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra chiến lược, kế hoạch triển khai thích hợp, vận dụng hài hoà chiến lược về CNTT trong chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư thích đáng vào trang bị hợp lý hệ thống tin học (phần cứng, phần mềm, truyền thông...) cần chú trọng vấn đề đào tạo để có được đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ trình độ để sử dụng, khai khác hiệu quả hệ thống tin học của doanh nghiệp.

Để thành công công ty phải có những chuyên gia về mạng (để giải quyết được mọi yêu cầu phát sinh từ khách hàng và đối tác) và chọn các ứng dụng Internet cho hiệu quả cao nhất vào đúng thời điểm.

Tiếp theo là việc doanh nghiệp cần phải để hết tâm trí cho Web site sẽ được dựng lên. Sự thành công của TMĐT vào thời điểm hiện nay không còn nằm ở trong yếu tố công nghệ mà ở khả năng ứng dụng công nghệ để vượt qua các trở ngại trong việc mua sắm trên mạng. Đó chính là cách thức để đem lại tỷ lệ cao cho những người đến thăm trang Web trở thành những người mua sắm, và giữ vững sự trung thành của khách hàng đó. Hãy cố gắng làm nổi bật địa chỉ của công ty hơn một chút so với các trang khác (thông qua chế độ màu sắc, phông chữ hiển thị, hay một số kỹ thuật tạo hiệu ứng chữ ẩn hiện chẳng hạn). Nhiều công ty Việt nam đã sai lầm khi đơn giản chỉ lập các trang Web

theo kiểu tờ giới thiệu sản phẩm, mà không tích hợp các khả năng bán hàng với thư điện tử tự động hoá, các loại công nghệ gây ấn tượng (wow- technology).

Trước khi tham gia TMĐT doanh nghiệp rất nên xây dựng mạng nội bộ của doanh nghiệp mình (mạng Intranet). Thay vì cung cấp thông tin cho hết thảy mọi người, Intranet chỉ mang thông tin đến với những người trong phạm vi công ty bạn, bất kể nó nằm trong cùng một toà nhà hay rải rác trên một vài thành phố khác nhau. Mạng Intranet có chi phí không cao, nó cung cấp nhiều ứng dụng tiết kiệm có thể ảnh hưởng tích cực tới kết quả kinh doanh cuối cùng. Đặc biệt hơn nó giúp cho doanh nghiệp làm quen với cách thức điều hành hoạt động kinh doanh qua mạng. Nó giúp các nhân viên làm quen với các ứng dụng cơ bản của Web và thư điện tử. Nếu vận hành mạng Intranet có hiệu quả, công ty sẽ nhận thấy thư điện tử (E-mail) không chỉ cung cấp giải pháp truyền thông tin rẻ tiền giữa các nhân viên, điều hành viên, khách hàng và người mua mà nó còn cung cấp hệ thống sắp xếp hồ sơ tự động và giảm ghê gớm việc phải đánh máy lại và tăng khả năng tái sử dụng các tài liệu của công ty. E-mail có thể tiết kiệm tiền đáng kể cho công ty so với Fax dùng giấy và có người điều khiển.

Một điều nên làm là doanh nghiệp hãy dành thời gian để làm quen với Internet và World Wide Web. Hãy chú ý thăm càng nhiều Web site TMĐT càng tốt . Khi có điều kiện hãy tham gia vào các diễn đàn thảo luận về TMĐT và đăng ký các tạp chí E-mail về lĩnh vực TMĐT. Khi mọi người trong công ty đã trở nên thật thoải mái với Internet và học hỏi được kinh nghiệm sử dụng Internet của các doanh nghiệp khác, thì các quản trị gia sẽ có thể bắt đầu suy ngẫm nhiều lý do hơn nữa tại sao công ty của mình cần phải tham gia mạng. Một khi các quản trị gia có thể xác định được điều này và chuẩn bị kế hoạch chiến lược có cấu trúc tốt, công ty hãy bắt đầu lên đường.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 74 - 77)