Đầu tư công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 37 - 38)

Kết quả điều tra tổng quan tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN cho thấy tỷ trọng đầu tư cho công nghệ thông tin trên tổng chi phí hoạt động thường niên vẫn còn tương đối thấp: 70% các doanh nghiệp được khảo sát chi dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, bao gồm cả chi phí viễn thông, đầu tư phần mềm, bảo dưỡng hệ thống và đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin. Chỉ có khoảng 6% số doanh nghiệp cho biết đang dành trên 15% chi phí hoạt động để đầu tư cho công nghệ thông tin, tuy nhiên con số này không tăng so với năm 2004. Kết quả phỏng vấn các

doanh nghiệp cho thấy xu hướng trong vòng 1-2 năm tới vẫn chưa thay đổi, đa phần doanh nghiệp chọn phân bổ khoảng trên dưới 5% chi phí hoạt động hàng năm của mình cho đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Phân tích sâu hơn cơ cấu đầu tư cho công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp được khảo sát, có thể thấy tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều so với năm 2003 và 2004. Đầu tư cho phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng lấn át trong tổng đầu tư về công nghệ thông tin của doanh nghiệp, bình quân đạt xấp xỉ 77%, so với 23% dành cho phần mềm và 12,4% dành cho đào tạo. Tỷ trọng đầu tư về phần mềm hiện vẫn rất thấp, nguyên nhân do DN chưa thực sự quan tâm triển khai các ứng dụng chuyên sâu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng phần mềm tác nghiệp được doanh nghiệp đưa vào sử dụng hiện còn rất hạn chế. Phổ biến nhất hiện nay là phần mềm kế toán, với gần 80% DN được hỏi cho biết đã triển khai ứng dụng ở các cấp độ khác nhau. Phần mềm quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và quả lý khách hàng, mặc dù đã bước đầu được các doanh nghiệp quan tâm với trên 20% số doanh nghiệp điều tra cho biết đang nghiên cứu triển khai, nhưng trong đó các phần mềm chuyên dụng không nhiều.

Một phần của tài liệu Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam Thực trạng và định hướng (Trang 37 - 38)