XVIII. VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ THỜI GIAN QUA
2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ.
TRƯỜNG MỸ.
2.1. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý của ngành thuỷ sản, Nhà nước đã cho phép ngành thuỷ sản “tự cân đối, tự trang trải” và được phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Đây chính là sự mở đường cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. Xuất khẩu thuỷ sản trong 10 năm qua đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài.
BẢNG 18 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
Nguồn: Vụ kế hoạch và thống kê - Bộ thương mại.
Trong hai năm 1995 – 1996, giá cả và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu còn đang ở mức cao nên giá trị kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn ở mức cao. Năm 1996, sản lượng thuỷ sản xuất khẩu tăng 17,87% (22.820 tấn) so với năm 1995, giá trị xuất khẩu tăng 21,81% (120 triệu USD) so với năm 1995. Sang năm 1997, sản lượng xuất khẩu tuy tăng 37,12% (55.878 tấn), kim ngạch xuất khẩu tăng 91,46
Năm Sản lượng xuất khẩu (1000tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Mức độ tăng trưởng
Về sản lượng Về giá trị kim ngạch Mức +(-) % Mức +(-) % 1995 127,700 550,12 1996 150,52 670,09 22,82 17,87 120 21,81 1997 206,398 761,46 55,878 37,12 91,46 13,65 1998 200,556 817,99 - 5,842 -2,83 56,53 7,42 1999 229,944 938,87 29,388 14,65 120,88 14,78 2000 291,923 1.478,6 61,979 26,95 539,73 57,49 2001 375,491 1.760,0 83,568 28,63 281,4 19,03 2002 458,658 2.021,82 83,167 22,15 261,82 14,88
triệu USD nhưng tốc độ tăng chỉ đạt 13,65%. Đó là do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á sau đó lan rộng ra toàn cầu, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng là do ta đã bắt đầu mở rộng nhiều thị trường mới như EU, Mỹ… Năm 1998 là năm thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng chậm nhất cả về số lượng và giá trị (kim ngạch thuỷ sản chỉ tăng 7,42%, sản lượng giảm 5,842% so với năm 1997 ). Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng giảm là do giá cả trung bình năm 1998 giảm 1% so với năm 1997, một số thị trường truyền thống bị thu hẹp (ví như thị trường Nhật Bản cũng chỉ bằng 90% so với năm 1997). Trong năm 1999, tình hình có tiến triển hơn. Sản lượng xuất khẩu tuy giảm nhưng kim ngạch tăng 14,78%. Nguyên nhân của sự tăng này là do giá cả có phần ổn định, giá cả xuất khẩu tăng trung bình 1% so với năm 1998, bên cạnh đó là ta đã mở rộng được thị trường và tăng thị phần xuất khẩu sang EU, Mỹ. Năm 2000 và năm 2001, ngành thuỷ sản đã tạo được những bước đột phá mới, kim ngạch xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD và đưa ngành thuỷ sản xếp vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta (chỉ sau dầu thô và dệt may). Tình hình tiêu thụ thuỷ sản trên thế giới trong năm 2002 vẫn ở mức cao nhưng có nhiều diễn biến phức tạp. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chíng năm 1997, thị trường thuỷ sản thế giới đã được khôi phục vào năm 2000, nhưng sự kém ổn định về chính trị và kinh tế của một số nước nhập khẩu thuỷ sản chính như Mỹ, EU, Nhật và sự cung cấp dồi dào lượng hàng thuỷ sản từ các nước xuất khẩu đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt mà cụ thể là các nước nhập khẩu đưa ra một loạt các rào cản về tiêu chuẩn, chất lượng, dư lượng kháng sinh, nhãn mác, chống phá giá…đòi hỏi những nhà xuất khẩu Việt Nam phải phấn đấu giữ vững vị trí thứ 10 của mình. Mặc dù khó khăn như thế, nhưng trong năm 2002, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vượt qua con số 2 tỷ USD (cụ thể là 2.021 triệu USD) tăng 13,31% so với năm 2001 với sản lượng là 459 nghìn tấn. Đây là một kết quả đầy khích lệ trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động theo hướng bất lợi cho ta. Trong năm tháng đầu năm 2003, sản lượng khai thác thuỷ sản của ta đạt 601.930 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 387.440 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ lên 990.370 tấn, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm là 747,355 triệu USD (32,5% kế hoạch và tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2002). Trong giai đoạn 1995 – 2002 tốc độ tăng trung bình hàng năm của kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là 18,63%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu thế giới tăng, đặc biệt là 49 doanh nghiệp Việt Nam được vào danh sách I xuất khẩu thuỷ sản của EU, và 60 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào Bắc Mỹ.
BẢNG 19 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO TỪNG NHÓM MẶT HÀNG
1999 2000 2001 2002 Giá trị tr.USD Tỷ trọng Giá trị tr.USD Tỷ trọng Giá trị tr.USD Tỷ trọng Giá trị tr.USD Tỷ trọng
Tôm đông lạnh 520 55,4 654 44,2 761 43,2 949 46,9 Mực đông lạnh 100 10,6 82 5,5 93 5,3 140 6,93 Cá đông lạnh 150 15,9 166 11,2 185 10,5 362 17,9 Mực khô 80 8,6 211 14,3 274 15,6 109 5,47 Thuỷ sản khác 89 9.5 365 24,8 447 25,4 461 22,8 Tổng 939 100 1478 100 1760 100 2021 100 Nguồn: Bộ thuỷ sản.