Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 48 - 52)

2.2.5.1.Hiệu quả của việc tổ chức sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả của việc tổ chức sử dụng vốn lưu động được thể hiện thông qua tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ giúp công ty tiết kiệm vốn, tăng lợi nhuận, giảm được những chi phí gián tiếp, chi phí khấu hao… vì thế đối với mọi công ty đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động luôn là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị vốn lưu động.

Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức, sử dụnh vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá:

Bảng số 13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thương mại thuốc lá.

Nhìn chung các chỉ tiêu trong bảng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp qua 2 năm cụ thể như sau:

Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu thuần tăng 29,42% trong khi đó vốn lưu động bình quân giảm 1,43% do đó nếu trong năm 2006 vốn lưu động chỉ quay được 8,95 vòng thì sang năm 2007 con số đó đã tăng lên thành 11,76 vòng (tăng 2,8 vòng với tỷ lệ tăng 31,3%). Số vòng quay vốn lưu động tăng khiến số ngày để vốn lưu động hoàn thành một vòng quay giảm; nếu năm 2006 phải mất 40,21 ngày vốn lưu động mới hoàn thành 1 vòng quay thì sang năm 2007 chỉ mất có 30,62 ngày để làm được điều đó (giảm 9,59 ngày với tỷ lệ giảm 23,84%). Bên cạnh đó, hàm lượng vốn lưu động cũng giảm 0,02 ở mức 0,09 tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2007 công ty cần 0,09 đồng vốn lưu động trong khi con số đó ở năm 2006 là 0,11 đồng.

Như vậy, do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên công ty đã tiết liệm được một số vốn lưu động đáng kể, cụ thể là:

Số vốn lưu động tiết kiệm được =

Mức luân chuyển bình quân ngày x

Số ngày giảm của 1 vòng quay vốn lưu động Vậy: số vốn lưu động tiết kiệm được trong năm 2007 là;

3.535.102.873.784 x (9,59) = (94.130.791.871)đ 360

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cũng tăng lên, 1 đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất tạo ra 4,94 đồng lợi nhuận trước thuế và 3,55 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2006; đến năm 2007, 1 đồng vốn lưu động đã tạo ra được 5,33 đồng lợi nhuận trước thuế và 3,83 đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này có được là do trong năm 2007 tuy vốn lưu động sử dụng bình quân giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tiếp tục tăng lên. Đây là một thành tích đáng khích lệ đối với công ty.

Tóm lại trong năm qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đều thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp, cho thấy vốn lưu động của công ty được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2006. Đó là kết quả của việc quản lý sử dụng tốt vốn lưu động trong các khâu. Vì lợi ích của chính mình

trong thời gian tới công ty cần tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được để hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng được nâng cao.

2.2.5.2.Một số thành tích của công ty thương mại thuốc lá trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:

Qua phân tích nhìn chung công tác quản lý vốn lưu động của công ty trong năm 2007 có nhiều thành tích

- Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức tương đối cao.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động đều cho kết quả cao hơn năm 2006, vốn lưu động được sử dụng tiết kiệm hơn mà đem lại hiệu quả cao hơn.

- Vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động đều tăng so với năm 2006, từ đó làm giảm số ngày hoàn thành 1 vòng quay .

- Lượng vốn mà công ty đi chiếm dụng lớn thừa khả năng bù đắp cho lượng vốn bị chiếm dụng nhưng công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ này.

- Công ty đã sử dụng khá tốt nguồn tiền nhàn rỗi bằng cách tăng các khoản đầu tư dài hạn và việc đầu tư này đã khiến công ty thu thêm được một khoản thu nhập khá cao.

2.2.5.3.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở công ty thương mại thuốc lá:

Những kết quả đã đạt được trong năm 2007 chứng tỏ công ty đã cố gắng nỗ lực trong công tác kinh doanh nói chung và công tác quản lý vốn lưu động nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

- Hệ số nợ của công ty còn khá cao; điều này tuy giúp công ty tận dụng được công cụ đòn bẩy tài chính nhưng tạo ấn tượng không tốt với nhà cung cấp, với ngưới cho vay vì thế công ty sẽ gặp phải khó khăn khi huy động vốn vì các ngân hàng không thể cho công ty vay số tiền lớn hơn số vốn kinh doanh tự có của công ty.

- Công ty chưa có lĩnh vực tài chính ngắn hạn – một khoản đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng mà có thời hạn thu hồi vốn ngắn.

- Công ty chưa chủ động trong việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động.

- Công tác quản lý các khoản phải thu còn nhiều hạn chế. Chính sách tín dụng thương mại là một con dao hai lưỡi: một mặt nó là vũ khí sắc bén giúp công ty đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhưng mặt khác nó khiến cho đồng vốn của công ty bị ứ đọng trong khi khả năng tài chính của công ty chỉ có hạn. Và trên thực tế chính sách tín dụng thương mại của công ty chưa thực sự chặt chẽ, chẳng hạn như: chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiến sớm và ngay khi giao hàng, trong hợp đồng mua bán chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, số tiền ứng trước thường là rất nhỏ…

- Việc xác định mức dự trữ hàng tồn kho còn chưa thực sự hợp lý.

- Công ty chưa có khoản dự phòng nào từ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi đến dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Dù rằng hiện nay các khoản trên chưa xuất hiện nguy cơ rủi ro nhưng trong nền kinh tế thị trường luôn xuất hiện những biến cố không ngờ vì vậy việc lập các quỹ dự phòng sẽ giúp công ty có một quỹ tiền tệ đủ để khắc phục những tác động xấu, những thiệt hại có thể xảy ra trong kinh doanh.

Nói tóm lại, trong năm 2007, đứng trước nhiều thách thức và khó khăn công ty đã nỗ lực phấn đấu tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn vượt qua thách thức. Vì vậy, công việc kinh doanh của công ty nói chung và công tác quản lý vốn lưu động nói riêng nói chung đạt được nhiều thành tựu. Nhưng tất nhiên cũng không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy công ty cần nhìn nhận lại tình hình kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng vốn lưu động nói riêng để nhanh chóng đưa ra các giải pháp hữu hiệu khắc phục những tồn tại trên, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước và mức tích luỹ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 48 - 52)