TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ TRONG NĂM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 48)

TY THƯƠNG MẠI THUỐC LÁ TRONG NĂM 2007

2.2.1.Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối đến công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động:

- Công ty thương mại thuốc lá là một công ty thương mại, quá trình mua hàng - dự trữ - bán hàng diễn ra thường xuyên và liên tục, để quá trình này không bị gián đoạn, đảm bảo đủ hàng hoá giao cho khách hàng theo đúng hợp đồng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Nhưng dự trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn, tốn kém nhiều chi phí vì vậy công ty cần xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hoá hợp lý đồng thời đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn vật tư hàng hoá.

Ngoài ra, đặc điểm này còn chi phối đến cơ cấu vốn kinh doanh của công ty: Vốn lưu động thường chiếm 90% - 97% tổng vốn kinh doanh. Tài sản cố định của công ty chủ yếu phục vụ cho hoạt động quản lý và bán hàng nên vốn cố định của công ty là không lớn. Chính vì thế nên nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động là rất nặng nề bởi hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.

- Thị trường thuốc lá đang có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các hãng thuốc lá trong khi đó lượng cầu tăng rất ít do thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ vì vậy một trong những giải pháp để công ty tiếp tục duy trì doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh là mớ rộng chính sách bán chịu, do đó các khoản phải thu có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu vốn lưu động.

- Vốn bằng tiền của công ty gồm tiền mặt và tiền gứi ngân hàng mà việc thanh toán của công ty được thực hiện chủ yếu dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng nên tiền gửi ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền mặt tại quỹ.

2.2.2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty

2.2.2.1.Thuận lợi

- Sản phẩm Vinataba có uy tín trên thị trường nhiều năm chiếm phần lớn thị phần các tỉnh phía Bắc.

- Dù thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ nhưng hiện nay nhu cầu tiêu dùng thuốc lá cao cấp vẫn khá lớn.

- Hệ thống mạng lưới phân phối mạnh mẽ về khả năng bán hàng.

- Sản phẩm Vinataba là sản phẩm độc quyền phân phối đáp ứng đủ nhu cầu thị trường về sản phẩm

- Được sự quan tâm và chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Viềt Nam, đặc biệt là sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình của công ty thuốc lá Singapore (STC) tronh lĩnh vực Marketing tạo điều kiện cho công ty tiếp tục chiếm lĩnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Vinataba ở phía Bắc.

- Đặc biệt với việc Việt Nam gia nhập WTO, công ty đang đứng trước những cơ hội lớn để đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế giới.

2.2.2.2.Khó khăn

- Thuốc lá là mặt hàng Nhà nước hạn chế sản xuất và tiêu dùng, cấm quảng cáo nên gặp nhiều khó khăn trong khâu giới thiệu, tiếp thị, khuyến mãi.

- Tình hình tiêu thụ Vinataba của công ty phụ thuộc cơ bản vào nhu cầu thị trường trong khi các nhà máy lại sản xuất theo kế hoạch Tổng công ty giao nên cung cầu mất cân đối tại một số thời điểm làm ảnh hưởng đến khâu điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

- Nhiều sản phẩm thuốc lá cao cấp tiếp tục cạnh tranh gay gắt với sản phẩm Vinataba trên thị trường cả nước.

- Tại thị trường phía Bắc sản phẩm White Horse tiếp tục tăng trưởng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Thái Nguyên và một số tỉnh vùng biên giới.

- Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO và theo lộ trình cắt giảm thuế thuế nhập khẩu thuốc lá điếu xì sẽ giảm từ 150% xuống 135% vào năm 2012 - một mức khá cao. Tuy nhiên việc thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng thống nhất một mức thuế suất 55% đã thực sự tác động mạnh làm tăng giá bán sản phẩm thuốc lá phổ thông tiêu thụ nội địa chủ yếu đang chịu mức thuế suất 25% hoặc 45%, gây nên sự gia tăng tình trạng nhập lậu qua biên giới các loại thuốc lá trung cao cấp giá rẻ. Kết quả một số cuộc điều tra cho thấy trong năm 2007, có trên 600 triệu bao thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam và dự đoán trong năm 2008 con số này sẽ là khoảng 731 triệu bao và điều này sẽ khiến sức tiêu thụ của thị trường nội địa giảm 230 triệu bao. Ngoài ra cùng với thuốc lá nhập lậu là tình trạng thuốc lá giả, nhái nhãn hiệu quốc tế từ các nước lân cận và sản xuất lậu trong nước.

2.2.3.Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động của công ty

2.2.3.1.Vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty cho ta biết được cơ cấu vốn hiện tại và nguồn hình thành vốn của công ty qua đó biết được cơ cấu vốn của công ty hiện nay có hợp lý không? Mức độ tự chủ về tài chính như thế nào? Để từ đó có được đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của công ty.

Bảng số 2 : Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty thưong mại thuốc lá:

Về tài sản :

Trong cơ cấu tài sản của công ty tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Vào thời điểm 31/12/2006 tỷ trọng TSLĐ và ĐTNH là 96,46% tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2007 tỷ trọng này tuy giảm xuống còn 89,8% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn so với tỷ trọng 10,2% của TSCĐ và ĐTDH. Đó là điều hoàn toàn hợp lý đối với một công ty thương mại như công ty thương mại thuốc lá.

Ta thấy trong năm quy mô tài sản của công ty có xu hướng giảm: từ 325.701.541.764 đồng ở thời điểm 31/12/2006 xuống còn 319.869.149.972 đồng ở thời điểm 31/12/2007 (giảm 5.832.391.792 đồng tương ứng với 1,79%). Đó là do trong năm tài sản lưu động của công ty đã giảm từ 314.161.384.298 đồng xuống còn 287.240.481.266 đồng (giảm 26.920.903.032 đồng tương ứng với 8,57%) trong đó chủ yếu là do công ty đã giảm dự trữ hàng tồn kho và giảm dự trữ vốn bằng tiền. Cụ thể là hàng tồn kho đã giảm 37.338.418.216 đồng (giảm 22,34%) còn vốn bằng tiền giảm 4.671.872.127 đồng (giảm 10,11%). Trong khi đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại có xu hướng tăng lên: từ 11.540.157.466 đồng với tỷ trọng 3,54% ở thời điểm 31/12/2006 lên 32.628.668.706 đồng với tỷ trọng 10,2% ở thời điểm 31/12/2007 (tăng 182,74%). Nguyên nhân là do trong năm 2007, công ty đã đẩy mạnh việc đầu tư tài chính dài hạn, nếu ở thời điểm 31/12/2006 các khoản ĐTDH của công ty chỉ là 3.280.000.000 đồng chiếm 28,42 % tổng tài sản dài hạn thì đến 31/12/2007 trị giá của các khoản ĐTDH đã lên đến 25.250.000.000 đồng chiếm 77,39% tổng tài sản dài hạn của công ty, cụ thể là công ty đã góp vốn mua cổ phiếu của ngân hàng OCB 20 tỷ đồng, của ngân hàng Vietcombank 3 với số vốn góp 5 tỷ đồng…Như vậy, ngoài việc kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: thuốc lá, nước Vinawa…công ty đã đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động của mình nhằm tìm kiếm thêm nhiều lợi nhuận trong những lĩnh vực mới khi mà thị trường thuốc lá ngày nay đang có sự cạnh tranh gay gắt và khó có thêm khách hàng mới. Và trên thực tế việc đầu tư của công ty tỏ ra khá hiệu quả vì dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty đã tăng từ 1.054.702.771 đồng lên 2.404.802.489 đồng. Đó có thể coi là một trong những thành công trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận của công ty.

Nhìn từ góc độ khác ta thấy tuy quy mô vốn của công ty giảm nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2007 vẫn cao hơn năm 2006. Điều đó chứng tỏ công ty đã quản lý tốt đồng vốn của mình và sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Về nguồn vốn:

Năm 2007, tương ứng với việc thu hẹp quy mô vốn, nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng giảm 5.832.391.792 đồng tương đương với tỷ lệ 1,79% trong đó nợ phải trả giảm 11.041.554.793 đồng tương ứng với 4,3% còn vốn chủ sở hữu tăng 5.209.163.001 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,55%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nợ phải trả của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn, trong cả 2 năm công ty không có khoản nợ dài hạn nào.

- Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng là do việc trích lập các quỹ của công ty tăng: quỹ đầu tư phát triển tăng 2.967.190.224 đồng, quỹ dự phòng tài chính tăng 1.091.107.491 đồng, quỹ khen thưởng tăng 198.334.633 đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn:

*Theo quan hệ sở hữu về vốn:

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu: ở thời điểm 31/12/2006 tỷ trọng nợ phải trả là 78,81% còn tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 21,19% đến 31/12/2007 tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 76,8%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên thành 23,2%. Như vậy, đến cuối năm công ty đã tự chủ hơn về mặt tài chính nhưng vẫn còn ở mức độ thấp. Ta có thể đánh giá kỹ hơn mức độ tự chủ về tài chính của công ty qua bảng sau:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

Hệ số nợ 0,7881 0,768 (0,0201)

Hệ số vốn chủ sở hữu 0,2119 0,232 0,0201

Hệ số đảm bảo nợ 0,2689 0,3022 0,3333

Hệ số đảm bảo nợ thể hiện cứ 1 đồng vốn vay có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo, thông thường hệ sơ này không nên nhỏ hơn 1. Song nếu hệ số này bằng 1 tức là hệ số nợ bằng hệ số vốn chủ sở hữu thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại thấp trong khi đó không phải lúc nào công ty cũng phải thanh toán ngay các khoản nợ. Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp mình song cũng giới hạn trong một mức độ nào đó để vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Với công ty thương mại thuốc lá ở thời điểm 31/12/2007, hệ số

nợ dù giảm nhưng vẫn còn ở mức 0,768 trong khi đó hệ số đảm bảo nợ dù tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 0,3022 tức là 1 đồng vốn bỏ ra chỉ có 0,3022 đồng vốn chủ sở hữu bảo đảm - một tỷ lệ khá thấp. Về mặt lý thuyết, ta thấy hệ số đảm bảo nợ bằng 0,3022 là con số đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Nhưng ta cần so sánh với hệ số trung bình ngành để có đánh giá chính xác hơn. Tuy nhiên, hệ số đảm bảo nợ thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá của các nhà đầu tư, của những chủ thể cấp tín dụng, vì vậy, trong thời gian tới để cơ cấu nguồn vốn của công ty hợp lý hơn, công ty cần thực hiện nhiều hơn các biện pháp để huy động được nhiều hơn nguồn vốn tự có, giảm tỷ trọng nợ vay, có như vậy công ty mới có thể nâng cao sự an toàn và lành mạnh về mặt tài chính. Theo tính ổn định của nguồn tài trợ:

Sơ đồ 1: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm 31/12/ 2006. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

314.161.384.298 Tỷ trọng: 96,46% 57.474.557.230đồng

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 11.540.157.466

Tỷ trọng: 3,54%

Nguồn vốn dài hạn (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu):

69.054.777.836 Tỷ trọng: 21,19%

Sơ đồ 2: Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm 31/12/ 2007 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:

287.240.481.266 Tỷ trọng: 89,8% 41.595.208.991 đồng

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 32.628.668.706

Tỷ trọng: 10,2%

Nguồn vốn dài hạn: 74.263.940.837 Tỷ trọng:23,2%

Hai sơ đồ trên cho thấy cả dù ở thời điểm nào 31/12/2006 hay 31/12/2007 tài sản cố định của công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn dài hạn; tài sản

lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và phần còn lại của nguồn vốn dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2006, số vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn là 57.474.557.230 đồng, đến 31/12/2007 con số này là 41.595.208.991 đồng. Như vậy, về cơ bản khi căn cứ vào tính ổn đình của nguồn vốn tài trợ thì cơ cấu nguồn vốn tài trợ của công ty là hợp lý. Dù ở đầu năm hay cuối năm công ty đều dư thừa nguồn vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với công ty nó cho phép công ty đương đầu được với những rủi ro có thể xảy ra như: việc phá sản của các khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của nhà cung cấp hay kể cả việc thua lỗ nhất thời.

2.2.3.2.Nguồn vốn lưu động của công ty

Để đánh giá hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn lưu động đồng thời đánh giá tính hợp lý trong mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty, ta sẽ phân loại nguồn hình thành vốn lưu động trên cơ sở căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. Với căn cứ này thì vốn lưu động được hình thành từ 2 nguồn là: nguồn vốn lưu động thường xuyên (được lấy từ nguồn vốn dài hạn) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn).

Ta có các công thức: Nhu cầu vốn lưu động

thường xuyên = Mức dự trữ hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn

Sơ đồ3: Sơ đồ tài trợ vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31/12/2006: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VLĐ thường xuyên 80.871.444.280 đ Tỷ trọng: 25,74% NVLĐ thường xuyên 57.474.557.230.230 đ Tỷ trọng: 18,29% 23.296.887.050 đồng VLĐ tạm thời 233.289.940.018 đ Tỷ trọng: 74,26% NVLĐ tạm thời 256.686.827.068 Tỷ trọng: 81,71%

Sơ đồ 4: Sơ đồ tài trợ vốn lưu động của công ty tại thời điểm 31/12/2007

VLĐ thường xuyên 48.656.315.510

NVLĐ thường xuyên 41.595.208.991

Tỷ trọng: 16,94% Tỷ trọng: 14,48% 7.061.106.519 đồng VLĐ tạm thời 238.584.165.756 đồng Tỷ trọng: 83,06% NVLĐ tạm thời 245.645.272.275 đồng Tỷ trọng: 85,52%

Bảng số 03: Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty năm 2007

Nguồn vốn 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch

Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) %

NVLĐ TX 57.474.557.230 18,29 41.595.208.991 14,48 15.879.348.239 27,63

NVLĐ TT 256.686.827.068 81,71 245.645.272.275 85,52 11.041.554.793 4.3

Cộng 314.161.384.298 100 287.240.481.266 100 26.920.903.032 8,57

Ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời là chủ yếu và một phần nhỏ được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn lưu động luôn ở mức cao (đầu kỳ là 81,71% và cuối kỳ là 85,52%). Điều này cho thấy rằng trong năm qua công ty chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Cách làm này giúp công ty giảm chi phí sử dụng các nguồn tài trợ và có thể linh hoạt thay đổi cơ cấu nguồn vốn tuy nhiên mức độ an toàn của việc sử dụng nguồn tài trợ thấp: ta biết rằng vốn lưu động thường xuyên mang tính chất thường xuyên, ổn định trong một thời gian dài và cần thiết phải duy trì liên tục để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, tuy nhiên nguồn vốn ngắn hạn có thời gian hoàn trả ngắn, vì vậy khi tài trợ vốn lưu động thường xuyên bằng nguồn vốn ngắn hạn thì sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng về vốn khi đến thời hạn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 27 - 48)