CÓ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRÊN
1. Sự quan tâm của huyện uỷ, các ngành, các cấp đối với sự nghiệp giáo dục Tiên Du. giáo dục Tiên Du.
Sự quan tâm này được thể hiện qua đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện thông qua các chỉ tiêu đầu tư từ ngân sách huyện cho ngành giáo dục. Sự phát triển đồng bộ từ các xã, phường, thị trấn, sự quan tâm ngày càng sâu sắc đến chất lượng giảng dạy ở các trường, mức độ hiệu quả và thành tích của học sinh trong các kỳ thi học sinh giỏi. UBND huyện cần hỏi và tiếp thu ý kiến đóng góp của ngành giáo dục huyện nhằm xây dựng một chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển giáo dục nói riêng sao cho có hiẹu quả
cao nhất. đồng thời thực hiện việc tuyên truyền vận động về vai trò của công tác giáo dục- đào tạo, công tác xã hội hoá giá dục. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục- đào tạo.
2. Các chế độ chính sách ưu đãi giáo dục nhất thiết phải được ban hành kịp thời đảm bảo cho sự phát triển của địa phương.
- Các chính sách ưu đãi đối với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn và giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
- Khuyến khích học sinh giỏi tham gia vào các trường sư phạm để đào tạo giáo viên.
- Qui định mức chi cho các hoạt động như:
+ Phụ cấp giảng bài giảng viên giỏi khi tham gia giảng dạy tại trường. + Chế độ bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh giỏi.
+ Có định mức chi phù hợp.
3. Phải có hướng dẫn nghiêm túc, khoa học về việc thu - chi, hạch toán các khoản kinh phí ngoài ngân sách. toán các khoản kinh phí ngoài ngân sách.
Trên cơ sở quy định của Chính Phủ, Bộ Tài Chính, của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Tài Chính Vật Giá, của UBND huyện Tiên Du.. Phòng Tài Chính- Kế Hoạch huyện Tiên Du cần chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và có các văn bản hướng dẫn quy định về thu, quản lý sử dụng các khoản thu- chi trong các trường học. Đây là căn cứ để các trường học tổ chức, khai thác, sử dụng nguồn thu ngoài ngân sáchnhà nước phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt khi quyết định mức thu tiền học phí, tiền xây dựng và các khoản đóng góp khác.
Giáo dục hiện nay được coi là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng. Vai trò của giáo dục là hết sức to lớn, nó đào tạo ra đội ngũ những người lao động có tri thức, có kỹ năng tay nghề, có sức khoẻ và đặc biệt có đạo đức, tinh thần để hoạt động trong tất cả các ngành nghề, tạo ra của cải cho đất nước. Theo Nghị Quyết II Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định, phát triển giáo dục để đào tạo ra nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà. Để làm được điều này thì hàng năm nhà nước phải đầu tư một nguồn kinh phí không nhỏ từ ngân sách cho giáo dục. Tuy nhiên mọi nguồn lực đều có hạn, nguồn NSNN ta cũng vậy, ngoài nhiệm chi cho giáo dục, NSNN còn phải chi cho nhiều hoạt động kinh tế- chính trị- xã hội khác. Chính vì vậy một trong những giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nayđể góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục là tăng cường quản lý chi NSNN cho giáo dục.
Nhận thức rõ vai trò của sự nghiệp giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch hoá giáo dục là bước khởi đầu và mang tính đi trước so với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Mà đầu tư cho giáo dục lại quyết định sự phát triển của ngành mà trong đó nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Với mục đích là tìm ra biện pháp thích hợp nhằm tăng cường quản lí các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục nhằm tăng tính hiệu quả của vốn đầu tư góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra đối với sự nghiệp kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng. Trong phạm vi hiểu biết hạn chế của bản thân, chuyên đề em nghiên cứu đã đề cập những nội dung và yêu cầu đặt ra:
Về mặt lý luận: Trình bày khái quát các vấn đề về chi Ngân sách Nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục, cơ cấu chi trong ngành giáo dục Tiên Du nhằm tăng hiệu quả của nguồn vốn đầu tư cho giáo dục .
Về mặt thực tế: Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu thực trạng về cơ cấu chi
mỗi đơn vị vốn đầu tư, tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài tốt nghiệp. Em hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc đổi mới các phương thức quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du.
Tuy nhiên, do sự hiểu biết có hạn, thời gian thực tập hạn chế vì vậy chuyên đề này chắc chắn có sự thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô giáo, các bạn để chuyên đề sau này của em được hoàn thiện hơn.