ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN TIÊN DU.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du (Trang 68 - 71)

DỤC Ở HUYỆN TIÊN DU.

1. Thành tựu đạt được.

Việc xây dựng kế hoạch hằng năm, hằng quý được thực hiện từ các đơn vị cơ sở đảm bảo đầy đủ, đúng theo chế độ chính sách, định mức chi tiêu, biểu mẫu hướng dẫn và thời gian quy định.

Sau khi được UBND tỉnh giao chỉ tiêu dự toán ngân sách cho ngành giáo dục- đào tạo, Phòng Tài chính- kế hoạch đã phối hợp với phòng giáo dục- đào tạo phân khai dự toán tới từng đơn vị, trình HĐND huyện. Sau khi dự toán được HĐND huyện phê chuẩn, Phàng Tài chính- kế hoạch cùng Phòng Giáo dục- Đào tạo soạn thảo văn bản hướng dẫn chỉ đạo cho các đơn vị phân khai ssố dự toán đã được giao của đơn vị mình theo đúng mục lục ngân sách.

Căn cứ vào đự toán được giao và nhiệm vụ cụ thể của đợn vị mình, đơn vị lập dự toán năm có chia ra từng quý, lập dự toán quý có chia ra từng tháng để làm cơ sở cho Phòng Tài chính- kế hoạch cấp phát kinh phí.

Trong năm đầu thực hiện cấp phát kinh phí trực tiếp đến đơn vị sử dụng NSNN đã có một số thành tựu nhất định trong việc quản lý, sử dụng ngân sách giáo dục, cụ thể như sau:

- Các đợn vị sử dụng nguồn ngân sách theo đúng dự toán đã được duyệt, chi tiêu đúng mục đích.

- Việc thanh toán, chi trả chế độ cho cán bộ, giáo viên đảm bảo đúng theo chế độ chính sách của nhà nước quy định.

- Các đơn vị đã trú trọng đến việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động trọng điểm như bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, mua sắm đồ dùng dạy học, sách thư viện. Đã có sự đầu tư cho các trường trọngđiểm trong huyện để phụcvụ tốt cho công tác giảng dạy và học.

2. Hạn chế và nguyên nhân.

Năm 2002 là năm đầu tiên thực hiện cấp phát trực tiếp ngân sách huyện tới các trường tiểu học và trung học cơ sở, các trường không còn thực hiện hình thức báo sổ lên phòng giáo dục như các năm trước mà phải thực hiện, làm những công việc như một đơn vị dự toán nênkế toán và chủ tài khoản còn nhiều bỡ ngỡ còn có những thiếu sót nhất định.

- Việc lập dự toán chi quý ở một số trường làm còn chậm, chưa sát với nhu cầu chi khác thực tế ở đơn vị.

- Việc nộp báo cáo hàng tháng, hàng quý nhiều trường nộp chậm, chất lượng báo cáo chưa đáp ứng đúng yêu cầu, còn phải làm lại.

- Việc thực hiện chi và quyết toán cuối năm của một ssố đơn vị còn nhầm lẫn chưa đúng với mục lục ngân sách.

- Việc sử dụng nguồn thu học phí chưa đúng theo tỷ lệ quy định, còn nhiều trường phải điều chỉnh từ 35% chi mua sắm sửa chưa sang chi cho hoạt động chung.

- Một số trường có khoản thu ngoài quy định như thu tiền điện chiếu sáng, tiền bảo vệ, tiền trực.

- Sổ TSCĐ một số đơn vị không trích khấu hao tài sản hàng năm hoặc có trích khấu hao nhưng không đúng tỷ lệ quy định.

- Một số đơn vị được tài trợ bằng tài sản chỉ báo tăng tài sản nhưng không hách toán vào vào sổ cái và lên bảng cân đối tài khoản.

- Có đơn vi nhầm lẫn giữa TSCĐ với vật rẻ tiền mau hỏng.

- Nhiều khoản tiền các trường nộp cho Phòng Giáo dục không có phiều thu của phòng.

- Khi mua tài sản một số trương không có đủ chứng từ như hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp dồng, biên bản giao nhận tài sản.

- Khi báo giảm tài sản không lập biên bản thanh lý tài sản.

- Một số trường theo dõi việc chi trả tiền lương cán bộ chưa chặt chẽ dẫn đến hết ngày 31/12 còn thừa tiền lương trong quỹ phải thu hồi vào ngân sách.

- Trong quản lý ngân sách cho xây dựng còn nhiều bất cập. Thông thường ngân sách chi cho đầu tư xây dựng cơ bản do phải hoàn tất các thủ tục theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nên chậm hơn so với kế hoạch. Bên cạnh đó việc giải ngân không đúng thời hạn, trình độ quản lý về đầu tư xây dựng của cán bộ tài chính còn thấp gây ra nhiều thất thoát. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản quá eo hẹp lại không tập trung mà dàn đều.

- Khâu quản lý mang tính quan liêu kế hoạch hoá tập trung bao cấp về vấn đề bố trí chi, thiếu phát huy vai trò tự chủ của người sử dụng.

PHẦN THỨ BA

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TIÊN DU SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TIÊN DU

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước cho ngành giáo dục ở huyện Tiên Du (Trang 68 - 71)